5. Kết cấu của luận văn
1.3. Cơ sở lý luận về chính sách quản lý nợ công
1.3.2. Vai trò của chính sách quản lý nợ công
Những tác động của nợ công và các cuộc khủng hoảng nợ công đến nền kinh tế thế giới cũng nhƣ mỗi quốc gia khiến cho Chính phủ các nƣớc càng phải quan tâm nhiều hơn đến khoản nợ mà họ đang gánh chịu. Chính sách quản lý nợ công ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết đối với bất kỳ quốc gia nào bởi những lý do sau đây:
Thứ nhất, chính sách quản lý nợ công nhằm thiết lập khuôn khổ pháp lý có hiệu lực cao và thống nhất để đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Danh mục nợ của Chính phủ thƣờng lớn và phức tạp, từ đó tiềm ẩn những rủi ro lớn cho bảng cân đối ngân sách nhà nƣớc của Chính phủ. Điều này không chỉ ảnh hƣởng đến khu vực công mà còn dẫn tới tình trạng bất ổn nền kinh tế, tài chính của mỗi quốc gia. Các cuộc khủng hoảng nợ công diễn ra ở các nƣớc châu Mỹ Latinh, các nƣớc liên minh châu Âu… đã cho thấy việc quản lý nợ công lỏng lẻo cùng những sai lầm trong chính sách vĩ mô có
thể khiến quốc gia phải đối mặt với tình trạng khó khăn về tài chính, đối mặt với khủng hoảng kinh tế ở những mức độ khác nhau. Do vậy, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp khó lƣờng, chính sách quản lý nợ công cần phải đƣợc chú trọng nhằm đảm bảo sự ổn định nền kinh tế và an ninh tài chính quốc gia.
Thứ hai, chính sách quản lý nợ công nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng khoản vay. Vay nợ là xu hƣớng tất yếu trong điều kiện phát triển kinh tế đất nƣớc nhƣng vay bao nhiêu, sử dụng nhƣ thế nào để đảm bảo hiệu quả là điều không hề đơn giản. Giải quyết đƣợc vấn đề này đòi hỏi chính sách quản lý nợ công phải chặt chẽ ở mọi khâu từ việc đi vay, sử dụng khoản vay đến trả nợ với bất cứ hình thức vay nào. Chính vì thế, quản lý nợ công trong đó quản lý sử dụng khoản vay là vấn đề cấp thiết mà Chính phủ của các quốc gia đang quan tâm, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển có nhu cầu vay nợ ngày càng gia tăng.
Thứ ba, chính sách quản lý công hợp lý góp phần giảm thiểu chi phí và rủi ro nợ công. Với mục tiêu chính của quản lý nợ công là đảm bảo nhu cầu tài chính và trách nhiệm thanh toán của Chính phủ đƣợc đáp ứng với mức chi phí thấp nhất trong trung và dài hạn, phù hợp với mức độ rủi ro. Những rủi ro thƣờng gặp trong quản lý nợ công cần đƣợc đánh giá và giám sát một cách cẩn trọng sẽ là điều kiện để giảm chi phí đối với khoản vay. Chính sách quản lý nợ công hiệu quả và phù hợp cũng phòng tránh đƣợc những hậu quả nghiêm trọng do không thực hiện nghĩa vụ nợ công. Vì vậy, hiện nay nhiều quốc gia đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp quản lý rủi ro nợ công để góp phần giảm thiểu chi phí, phù hợp với mức độ rủi ro.
Thứ tư, chính sách quản lý nợ công đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch, tạo điều kiện kiểm tra, giám sát của toàn xã hội đối với hoạt động vay, trả nợ. Vay nợ để đầu tƣ cho hiện tại nhằm tăng thu nhập và phúc
lợi nhƣng đồng thời cũng tạo ra nghĩa vụ trả nợ cho các thế hệ tƣơng lai. Vì vậy việc vay nợ và quản lý nợ có hiệu quả kết hợp với sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích là rất quan trọng để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ. Chính sách quản lý nợ công với những quy định rõ ràng về phân công quản lý, trách nhiệm của cơ quan đầu mối cũng nhƣ sự tăng cƣờng phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc báo cáo, công khai thông tin sẽ nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát của toàn xã hội đối với hoạt động vay, trả nợ của chính phủ.
Thứ năm, chính sách quản lý nợ công tạo điều kiện để tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế. Việc ban hành khung pháp lý rõ ràng, chặt chẽ, phù hợp với bối cảnh trong và ngoài nƣớc sẽ giúp nâng cao chất lƣợng môi trƣờng đầu tƣ của bất cứ quốc gia nào. Bởi lẽ, cơ sở hành lang pháp lý cùng với mức độ bền vững của danh mục nợ công là những biến số ổn định kinh tế vĩ mô rất quan trọng mà các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài quan tâm. Việc ban hành chính sách quản lý nợ công cũng sẽ giúp cho quốc gia có cơ sở để đánh giá, so sánh với các quốc gia khác trên thế giới, tạo điều kiện cho hội nhập kinh tế và chia sẻ, học tập có chọn lọc các kinh nghiệm tốt của quốc tế.