CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 Đánh giá thực trạng thông qua điều tra nghiên cứu tại làng nghề, kết hợp
3.3.3 Thực trạng sản xuất tại các hộ sản xuất dựa trên phân tích các thành
tố của phương pháp quản lý trực quan và Kaizen tại làng nghề bún Thanh Lương.
Cải tiến liên tục ( Kaizen):
Việc áp dụng cải tiến liên tục (Kaizen) đƣợc đánh giá dựa trên hai khía cạnh lớn:
Hoạt động Kaizen cá nhân đƣợc đánh giá qua mức độ xây dựng hệ thống đề xuất ý tƣởng Kaizen và hoạt động Kaizen nhóm đƣợc đánh giá thông qua hoạt động QCC (xây dựng nhóm kiểm soát chất lƣợng) ở các hộ sản xuất. Về cả hai khía cạnh qua quá trình quan sát thực tiễn tại các hộ sản xuất vẫn chƣa thực hiện đƣợc. Thông qua phiếu điều tra, câu hỏi liên quan đến thực hiện Kaizen tại các hộ sản xuất ở làng nghề câu trả lời đều là cần thiết phải có biểu mẫu đề xuất ý tƣởng Kaizen, hƣớng dẫn về quy trình đề xuất ý tƣởng và xây dựng tiêu chí đánh giá ý tƣởng Kaizen nhƣng vẫn chƣa thực hiện đƣợc. Nguyên nhân là thuật ngữ Kaizen vẫn còn mới lạ đối với các hộ sản xuất. Tuy nhiên trong quá trình trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất của các hộ gia đình, tác giả thấy đƣợc những cải tiến của ngƣời lao động, các thành viên trong hộ sản xuất một cách bộc phát. Ví dụ nhƣ quá trình ép bột phải lấy bột nƣớc đổ vào khăn để cho lên kích ép thì có hộ đã nghĩ ra cách cho ròng rọc vào nhấc quả bột nƣớc 60kg vào máy giặt lớn để chế độ vắt, sau 5 phút ép
xong bột khô, dùng ròng rọc kéo ra ngoài chỗ máy quấy bột mà không mất nhiều thời gian và mất sức, không cần dùng đến kích bột, không mất thời gian chờ đợi lâu, bê vác quả bột nặng. Vậy là thời gian để lấy bột để quấy và ép đã tiết kiệm thời gian từ 2h xuống còn 20 phút. Đây là một ví dụ điển hình có thể đƣa vào việc thực hiện đào tạo lợi ích của Kaizen cho các hộ sản xuất. Điều đặc biệt ở đây là ngƣời lao động, các thành viên trong hộ sản xuất ý thức đƣợc rằng việc cải tiến đó giúp cho chính bản thân họ và các hộ khác.