CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.1 Tổng quan về làng nghề bún Thanh Lương
“Nằm trong dòng chảy của văn minh sông Hồng, các làng xã đƣợc thành lập rất sớm. Làng Thanh Lƣơng cũng vậy, làng nằm trên những đồi đất cao trong vùng ô trũng. Trong những năm gần đây, các nhà khảo cổ học đã phát hiện đƣợc di chỉ đồ đồng thau ở Thôn Vân Nội xã Phú Lƣơng, thôn Huyền Kỳ xã Thanh Lãm, trống đồng loại một ở xã Bình Minh. Theo thần phả của các xã xung quanh nhƣ Cự Đà, Khê Tang v.v… ở vùng này là những ấp lộc điền của Trần Hƣng Đạo và là những ấp lộc điền của các vƣơng tôn cung tần nhà Mạc, nhà Trịnh. Với những cứ liệu trên nên khẳng định rằng: Làng Thanh Lƣơng đƣợc lập làng từ thế kỷ XI. Lúc đầu là một số nhà thƣa thớt sau đó đƣợc phát triển nhiều lên đến thế kỷ XV thì có làng.
Theo văn bia còn để lại tại đình hiện nay đƣợc làm từ năm Vĩnh Hựu ngũ niên (1739) ghi rằng: Làng Thanh Lƣơng còn có tên là Thôn Hạ, Thạch Bích là thôn Thƣợng, Lõi Bi là thôn Kỳ Thủy. Ba thôn đều thuộc xã Thạch Tuyền, tổng Bảo Đà, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên. Theo văn bia hiện còn lƣu trong nhà thờ họ Bùi lập năm Tự Đức thứ 24 tức năm 1873 đều ghi
nhận rằng: Làng Thanh Lƣơng thuộc về xã Thạch Bích mà ngày nay là xã Bích Hòa.
Làng Thanh Lƣơng thuộc xã Bích Hoà ngày nay nằm phía bắc huyện Thanh Oai có diện tích gần 4km2. Cả xã có 8125 nhân khẩu với 2022 hộ. Xã đƣợc chia làm 6 thôn: Thôn Thƣợng, Trên, Giữa, Mùi, Thanh Lƣơng, Kỳ Thuỷ. Đời sống của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Song những năm gần đây đƣợc nỗ lực phấn đấu của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đã dần dần xây dựng xã Bích Hoà ngày càng phát triển theo hƣớng công nghiệp hoá đại hoá. Với cơ cấu kinh tế: Ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng 35%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng 34%, thƣơng mại dịch vụ chiếm tỷ trọng 31%” - Di tích lịch sử và kiến trúc đình Thanh Kỳ - Thanh Oai, Đại đức Thích Di Sơn, 2010.
Với vị trí đắc địa: Nằm ở phía bắc huyện Thanh Oai nơi có mật độ dân cƣ đông đúc và không xa nội thành Hà Nội, làng Thanh Lƣơng từ lâu đã nổi tiếng là nơi sản xuất và cung cấp bún thuận tiện cho các quận, huyện nội và ngoại thành Hà Nội nhanh chóng từ thời gian sản xuất đến tay ngƣời tiêu dùng.
“Trong những năm gần đây với sự phát triển của công nghiệp hoá, hiện đại hoá các hộ sản xuất bún, bánh cuốn đã biết áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất từ đó đã nâng cao năng xuất lao động và tạo đƣợc nhiều sản phẩm hơn, thu nhập cũng đƣợc tăng lên. Đặc biệt trong thôn có gia đình ông Bùi Đỗ Hậu đã sản xuất ra máy làm bánh cuốn, bánh đa nem, bánh phở … Việc cải thiện quy trình sản xuất từ thủ công sang máy móc tự động đã tạo ra năng suất cao cho hộ sản xuất và chất lƣợng đảm bảo cho ngƣời sử dụng.
Với nhịp độ phát triển kinh tế nhƣ hiện nay, dân làng Thanh Lƣơng đã ổn định đời sống vật chất, dân không còn phải đói nghèo mà đang hƣớng đến
cuộc sống no đủ, vững bền.” Di tích lịch sử và kiến trúc đình Thanh Kỳ - Thanh Oai, Đại đức Thích Di Sơn, 2010.
Theo số liệu UBND Xã Bích Hoà, 2018. “Toàn thôn Thanh Lƣơng có hơn 200 hộ dân thì có tới 80% số hộ tham gia sản xuất, kinh doanh bún. Trong đó hiện nay có 55 cơ sở trực tiếp sản xuất áp dụng máy móc bán công nghiệp, còn lại làm nhiệm vụ phân phối cho các nhà hàng và bán lẻ tại các chợ. Trung bình mỗi ngày làng nghề cung cấp cho thị trƣờng từ 25 – 30 tấn bún, bánh thành phẩm. Nghề đã đem lại thu nhập khá cho ngƣời dân trong làng, với mức bình quân từ 4 - 5 triệu đồng/ngƣời/tháng”.