1.2 Cơ sở lý luận về quản lý dịch vụ thẻ của ngân hàng thƣơng mại
1.2.4. Tiêu chí đánh giá kết quả quản lý dịch vụ thẻ
1.2.4.1 Sự phù hợp của các kế hoạch và chính sách quản lý
Sự phù hợp của các kế hoạch đã lập so với các chính sách quản lý dịch vụ thẻ đề ra là một trong những chỉ tiêu cần thiết để đánh giá kết quả quản lý dịch vụ thẻ. Trong mỗi giai đoạn lập kế hoạch quản lý dịch vụ thẻ, ban lãnh đạo ngân hàng cũng cần phải đề ra các chính sách quản lý hợp lý, thích hợp để triển khai các kế hoạch quản lý dịch vụ thẻ đã lập để mục tiêu đề ra của công tác lập kế hoạch đạt đƣợc ở mức độ cao nhất. Các kế hoạch về quản lý thẻ đã lập đƣợc triển khai càng thành công đồng nghĩa với mục tiêu đạt đƣợc càng cao chứng tỏ các chính sách quản lý đề ra càng phù hợp với các kế hoạch đã lập. Đối với công tác quản lý thẻ mục tiêu của nó thể hiện ở số lƣợng sản phẩm phát hành, số lƣợng khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ, doanh thu dịch vụ thẻ và những rủi ro trong quá trình sử dụng thẻ kiểm soát đƣợc. Từ những kết quả đạt đƣợc có thể đƣa ra đánh giá về sự phù hợp giữa các kế hoạch quản lý thẻ đã lập so với các chính sách quản lý và từ đó đánh giá đƣợc kết quả quản lý dịch vụ thẻ của các ngân hàng thƣơng mại. Sự phù hợp càng cao thì kết quả quản lý dịch vụ thẻ có hiệu quả càng cao và ngƣợc lại.
1.2.4.2 Chất lượng dịch vụ thẻ
Nâng cao chất lƣợng dịch vụ thẻ đƣợc xem là một việc làm cần thiết đối với mỗi ngân hàng thƣơng mại khi cung cấp sản phẩm dịch vụ. Từ tiêu chí này các ngân hàng thƣơng mại sẽ đánh giá đƣợc chính xác dịch vụ thẻ của mình có đáp ứng đƣợc đầy đủ nhu cầu của khách hàng hay không? Từ đó cỏ thể đánh giá đƣợc hiệu quả của công tác quản lý dịch vụ thẻ. Chất lƣợng dịch vụ thẻ mà khách hàng đánh giá càng cao thì kết quả đạt đƣợc từ công tác quản lý thẻ càng lớn. Từ đây, dựa vào mức độ hài lòng và tin cậy của khách hàng đối với chất lƣợng thẻ mà các ngân hàng thƣơng mại có thể tiếp tục đề ra những chính sách
quản lý dịch vụ thẻ tối ƣu hơn khắc phục các hạn chế tồn tại đồng thời đạt các mục tiêu đã đề ra. Các ngân hàng thƣơng mại có thể đầu tƣ hơn nữa vào công nghệ, con ngƣời, đa dạng hóa các sản phẩm liên quan đến thẻ để nâng cao chất lƣợng dịch vụ thẻ và từ đó nâng cao hiệu quả công tác quản lý thẻ.
1.2.4.3 Quy mô (sự phát triển số lượng), kết quả kinh doanh thẻ
Đây là một trong những tiêu chí chung đƣợc thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
+ Tốc độ tăng doanh số thanh toán thẻ
Doanh số thanh toán thẻ là tổng các giao dịch đƣợc thanh toán bằng thẻ tại các điểm chấp nhận thẻ và số lƣợng tiền mặt đƣợc cung ứng tại các điểm rút tiền mặt. Doanh số cao chứng tỏ số lƣợng khách hàng đặt niềm tin vào dịch vụ thanh toán thẻ và tính tiện íchcũng nhƣ sự an toàn củanó từ đó hiệu quả quản lý dịch vụ thẻ cũng đƣợc đánh giá cao.
+ Số lượng thẻ phát hành và số lượng khách hàng sử dụng thẻ
Số lƣợng khách hàng sử dụng thẻ và số lƣợng thẻ phát hành không phải là một trong xu thế hiện nay, một khách hàng có thể sử dụng nhiều loại thẻ cùng lúc, trong đó có những loại thẻ đƣợc sử dụng với tần suất nhiều hơn, với các loại thẻ này, ngân hàng sẽ có thu nhập lớn hơn. Nếu ngân hàng thu hút đƣợc lƣợng lớn khách hàng sử dụng thẻ tại ngân hàng mình thì có thể đánh giá đƣợc hiệu quả công tác quản lý thẻ của ngân hàng cao và ngƣợc lại.
+ Số lượng thẻ hoạt động trên tổng số lượng thẻ phát hành:
Con số thẻ đƣợc phát hành không đồng nghĩa với việc ngần ấy thẻ hoạt động. Có thể hiểu thẻ không hoạt động hay thẻ “nonactive” là những thẻ đƣợc phát hành nhƣng không có giao dịch rút tiền ra vànạp tiền vào trong một thời gian dài. Vì vậy để đánh giá chính xác kết quả của công tác quản lý thẻ phải tiến hành xem xét trên số lƣợng thẻ hoạt động chứ không phải xem xét trên tổng số thẻ phát hành. Nếu số lƣợng thể hoạt động của ngân hàng thƣơng mại lớn thì có
thể đánh giá hiệu quả quản lý thẻ của ngân hàng cao do thu hút đƣợc nhiều khách hàng và ngƣợc lại.
+ Thị phần dịch vụ thẻ của ngân hàng
Thị phần dịch vụ thẻ của ngân hàng cũng là một trong những chỉ tiêu cần thiết để đánh giá công tác quản lý dịch vụ thẻ, nó đƣợc thể hiện nhƣ sau:
Thị phần dịch vụ thẻ phát triển tƣơng ứng các yếu tố liên quan tăng theo, cụ thể là các yếu tố về doanh số kinh doanh thẻ, lợi nhuận kinh doanh thẻ, số lƣợng khách hàng giao dịch dịch vụ thẻ, số lƣợng thẻ phát hành và số lƣợng thẻ sử dụng…, ngƣợc lại nếu thị phần dịch vụ thẻ giảm sút thì tƣơng ứng các yếu tố này cũng giảm theo.
Mà theo phân tích ở trên các yếu tố về doanh số dịch vụ thẻ, số lƣợng khách hàng, số lƣợng thẻ phát hành… là những yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác quản lý dịch vụ thẻ. Chính vì vậy, thị phần của dịch vụ là tiêu chí cần thiết để đánh giá hiệu quả công tác quản lý dịch vụ thẻ.