Các giả thuyết nghiên cứu của mô hình đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của nhân viên kỹ thuật trong một số doanh nghiệp ngành xây dựng tại TP HCM (Trang 30 - 34)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2 Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu về sự hài lòng của nhân viên

2.2.2 Các giả thuyết nghiên cứu của mô hình đề xuất

 Mối quan hệ giữa yếu tố thu nhập có tác động với sự hài lòng của nhân viên

Có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa thu nhập và sự hài lòng của nhân viên. Theo nghiên cứu của Vivian W.Y. Tam S.X. Zeng , (2014) thì yếu tố tiền lương ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên của các công ty kỹ thuật. Ở Việt Nam, Nguyễn Duy Hùng đã thấy rằng sự hài lòng công việc của kỹ sư xây dựng chịu sự tác động lớn yếu tố thu nhập.Theo Trần Kim Dung (2005) thì tiền lương đóng vai trò quan trọng trong việc nhân viên công ty có hài lòng với tổ chức hay không.

Như vậy, giả thuyết được đặt ra là:

H1: Yếu tố thu nhập có tác động với sự hài lòng của nhân viên

 Mối quan hệ giữa yếu tố cơ hội đào tạo thăng tiến có tác động với sự hài lòng của nhân viên.

Theo nghiên cứu của Trần Kim Dung (2003) thỏa mãn nhu cầu đào tạo và phát triển cho nhân viên sẽ kích thích nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đạt được nhiều thành tích tốt hơn, muốn được trao những nhiệm vụ có tính thách thức cao hơn có nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Vì vậy, đào tạo được xem là một yếu tố cơ bản nhằm đáp ứng các mục tiêu chiến lược của tổ chức. Chất lượng nhân viên đã trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp, doanh nghiệp nên chú trọng vào chính sách đào tạo và tạo cơ hội cho nhân viên phát triển bản thân. Theo nghiên cứu của Vivian W.Y. Tam S.X. Zeng , (2014) một trong các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên kỹ thuật tại các doanh nghiệp xây dựng là yếu tố cơ hội đào tạo thăng tiến.

Như vậy, giả thuyết được đặt ra là:

 Mối quan hệ giữa yếu tố cấp trên có tác động với sự hài lòng của nhân viên. Theo Nguyễn Thu Hằng và Nguyễn Khánh Trang (2013) thì lãnh đạo đóng vai trò quan trọng và tác động đến sự hài lòng của nhân viên và đồng thời kéo theo sự trung thành của nhân viên, kết quả này hoàn toàn phù hợp vối nhận định trong nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005). Theo Nguyễn Duy Hùng (2010), yếu tố cấp trên có mối quan hệ cùng chiều và tác động tích cực đến sự hài lòng của các kỹ sư xây dựng ở TP.HCM.

Như vậy, giả thuyết được đặt ra là:

H3: Yếu tố cấp trên có tác động với sự hài lòng của nhân viên.

 Mối quan hệ giữa yếu tố đặc điểm công việc có tác động với sự hài lòng của nhân viên.

Theo Weiss et al., (1967), Bellingham (2004) để có được sự thỏa mãn người nhân viên rất cần được làm công việc phù hợp với năng lực của họ. Có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy nhân tố công việc có ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của người lao động (Luddy,2005; Hà Nam Khánh Giao,2011; Châu Văn Toàn, 2009; Nguyễn Duy Hùng, 2010).

Như vậy, giả thuyết được đặt ra là:

H4: Yếu tố đặc điểm công việc có tác động với sự hài lòng của nhân viên.

 Mối quan hệ giữa yếu tố điều kiện làm việc có tác động với sự hài lòng của nhân viên.

Theo Nguyễn Duy Hùng (2010), các kỹ sư xây dựng được làm việc trong điều kiện làm việc tốt hơn thì họ sẽ thấy hài lòng với công việc hơn, có sự khác biệt về mức độ hài lòng giữa nhóm nhân viên làm việc ở công trường và văn phòng. Theo Brown, Drusilla; Domat George; Veeraragoo, Selven; Dehejia, Rajeev; Robertson, Raymond (2014). Họ nghiên cứu ra rằng người lao động trong các nhà máy có tính tuân thủ nhiều hơn và điều kiện làm việc tốt hơn thì làm việc có năng suất hơn so với những người làm việc tương tự. Và hơn thế nữa, công ty đạt lợi nhuận cao hơn với sự làm việc đạt năng suất của công nhân mà không làm giảm lương từ việc nâng cao điều kiện làm việc.

Như vậy, giả thuyết được đặt ra là:

H5: Yếu tố yếu tố điều kiện làm việc có tác động với sự hài lòng của nhân viên.  Mối quan hệ giữa yếu tố đồng nghiệp có tác động với sự hài lòng của nhân viên.

Một số nghiên cứu có đề cập đến sự hài lòng của nhân viên chịu sự tác động của mối quan hệ với đồng nghiệp (Akman, Ozkan và Pastuszak, 2011), và nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Khánh Trang (2013). Với nghiên cứu của mình, Nguyễn Duy Hùng (2010) tìm ra rằng yếu tố đồng nghiệp có ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên.

Như vậy, giả thuyết được đặt ra là:

H6: Yếu tố đồng nghiệp có tác động với sự hài lòng của nhân viên.

 Mối quan hệ giữa yếu tố phúc lợi công ty có tác động với sự hài lòng của nhân viên

Theo Trần Kim Dung (2003) phúc lợi thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến đời sống của người lao động, có tác dụng kích thích nhân viên hài lòng với công việc, gắn bó với doanh nghiệp. Phúc lợi của doanh nghiệp gồm có: Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế; hưu trí; nghỉ phép, lễ; ăn trưa do doanh nghiệp đài thọ; trợ cấp của doanh nghiệp cho các nhân viên đông con hoặc có hoàn cảnh khó khăn; quà tặng của doanh nghiệp cho nhân viên vào các dịp sinh nhật, cưới hỏi, mừng thọ cha mẹ nhân viên. Theo Nguyễn Duy Hùng (2010) phúc lợi là một trong những yếu tố tác động đến sự hài lòng của kỹ sư xây dựng thại TP. HCM.

Như vậy, giả thuyết được đặt ra là:

Tóm tắt chương 2

Từ các lý thuyết về sự thỏa mãn công việc, các nghiên cứu liên quan đến sự thỏa mãn công việc, mô hình hồi quy tuyến tính ban đầu đã được thiết lập với biến phụ thuộc là sự thỏa mãn công việc của nhân viên kỹ thuật tại một số doanh nghiệp xây dựng ở TP.HCM. Bảy biến độc lập lần lượt là sự thỏa mãn đối với thu nhập, sự thỏa mãn đối với đào tạo thăng tiến, sự thỏa mãn đối với cấp trên, sự thỏa mãn đối với đồng nghiệp, sự thỏa mãn đối với đặc điểm công việc, sự thỏa mãn đối với điều kiện làm việc và sự thỏa mãn đối với phúc lợi công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của nhân viên kỹ thuật trong một số doanh nghiệp ngành xây dựng tại TP HCM (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)