Các hàm ý quản trị để tăng sự hài lòng đốivới đào tạo thăng tiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của nhân viên kỹ thuật trong một số doanh nghiệp ngành xây dựng tại TP HCM (Trang 79 - 80)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

5.2 Hàm ý quản trị

5.2.3 Các hàm ý quản trị để tăng sự hài lòng đốivới đào tạo thăng tiến

Điểm trung bình mức độ hài lòng về đào tạo thăng tiến của các nhân viên kỹ thuật thấp hơn so với mức trung bình sự hài lòng chung. Điều này phản ánh một thực trạng các công ty xây dựng chưa chú trọng cho công việc đào tạo và tạo ra các cơ hội thăng tiến phù hợp cho các nhân viên kỹ thuật.

Xét đến các biến quan sát nhận thấy điểm trung bình của các biến “điều kiện học tập thêm”, “có chương trình đào tạo”, “cơ hội thăng tiến” có số điểm trung bình tương đương nhau, riêng biến “cơ hội tiếp cận công nghệ mới” có điểm số thấp hơn. Điều đó nói lên rằng việc tính toán thiết kế, công nghệ thi công tại Việt Nam chưa

được áp dụng nhiều công nghệ mới, dẫn đến cơ hội tiếp cận của các nhân viên kỹ thuật chưa nhiều.

Để tạo hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn trong ngành, các công ty xây dựng cần tiếp cận và áp dụng thêm các công nghệ mới. Việc này vừa có lợi cho tổ chức vừa tạo điều kiện cho các kỹ sư tiếp cận công nghệ qui trình mới, nâng cao hiệu quả chất lượng công việc đồng thời tăng thêm sự hài lòng công việc. Hiện nay, công việc xây dựng là một ngành có yêu cầu về nhiều loại chứng chỉ hành nghề như: chứng chỉ thiết kế, chứng chỉ giám sát chất lượng công trình, chứng chỉ quản lý dự án, chứng chỉ chỉ huy trưởng,…Để nâng cao sự hài lòng cho các kỹ sư, các đơn vị sử dụng lao động cần tạo điều kiện cho nhân viên của mình đi học tập thêm, nâng cao năng lực để đáp ứng tốt cho việc như tạo điều kiện về thời gian, chi phí,…. Trước thực trạng các kỹ sư hiện nay đa phần đang phải tự thu xếp thời gian và tiền bạc để hoàn thành các khóa học và xin cấp các chứng chỉ này, việc cơ quan đơn vị tổ chức cấp kinh phí và xắp xếp thời gian cho đi học sẽ tạo ra hình ảnh tốt và nâng cao mức độ hài lòng cho nhân viên của đơn vị. Các công việc có tính chuyên biệt cần có chương trình đào tạo bổ sung. Việc này có lợi về nhiều mặt, thứ nhất, đảm bảo công việc được thực hiện đúng; thứ hai, đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro trong quá trình tiến hành công việc; thứ ba, tuân thủ theo yêu cầu của luật pháp trong một số trường hợp có qui định. Việc đào tạo này trước hết làm kỹ năng của nhân viên hoàn thiện hơn, công việc có kết quả tốt hơn và theo đó tác động ngược lại tạo sự hài lònghơn cho chính nhân viên đó. Cơ hội thăng tiến cần được phổ biến rõ ràng và công khai. Thực chất về mặt chức vụ tổ chức còn phụ thuộc nhiều mặt trong nội bộ tổ chức, việc này sẽ do cách của từng đơn vị để “qui hoạch cán bộ nguồn”. Tuy nhiên, về mặt chuyên ngành, việc qui định yêu cầu cụ thể về giám sát công trình, chức vụ chỉ huy công trình, chủ nhiệm đồ án, chủ trì thiết kế,… thì hoàn toàn có thể tạo điều kiện cho các kỹ sư có các cơ hội thăng tiến, tạo sự hài lòng và sự gắn bó với tổ chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của nhân viên kỹ thuật trong một số doanh nghiệp ngành xây dựng tại TP HCM (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)