Sơ đồ ô mẫu điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm sinh cảnh và phân bố thú móng guốc chân (artiodactyla) tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai​ (Trang 32 - 41)

Sau khi có kết quả điều tra phỏng vần, tìm hiểu lực lƣợng kiểm lâm sở tại, tiến hành điều tra khảo sát sơ bộ ngoài thực địa ở các sinh cảnh ƣa thích của Cheo cheo và đã từng phát hiện đƣợc Cheo cheo cƣ trú chọn lập ô lớn, kích thƣớc mỗi ô lớn là 50m x 50m (0.4 ha). Tại mỗi ô lớn chia thành 25 ô nhỏ đều nhau, kích thƣớc (10m x 10m). Tiến hành khảo sát lần lƣợt từng ô nhỏ cho đến khi hết cả 25 ô. Khi khảo sát chú ý quan sát kỹ lƣỡng mặt đất để

tìm kiếm các dấu chân và các bãi phân của cheo cheo. Ngoài ra, ghi nhận thêm một số cây nhỏ có chiều cao vut ngọn từ 25cm trở xuống đƣợc nghi là cây thức ăn có thể mà cheo cheo sử dụng đƣợc.

Các số liệu đƣợc ghi vào Phiếu giám sát Cheo cheo theo ô chuẩn bị sẵn. Ngoài ra, nếu phát hiện dấu chân và phân hay con vật của các loài thú, bò sát, ếch nhái cũng ghi vào mặt sau của Phiếu giám sát.

(4) Giám định loài trên hiện trƣờng

Trên hiện trƣờng với kinh nghiệm của bản thân với những dấu hiệu nhận biết đơn giản phát hiện chính xác loài kết hợp sử dụng các tài liệu định loại hiện trƣờng có hình ảnh màu để giám định tên các loài động vật hoang dã quan sát đƣợc. Các tài liệu sử dụng chính gồm: "Sổ tay ngoại nghiệp nhận diện các loài thú của VQG Cát Tiên" của Phạm Nhật và cs. (2001) [11]; "A guide to the mammals of Southeast Asia" của Francis. 2008, "Mammals of Thailand" của Lekagul et al. 1988[12] "A guide to the mammals of China" của Smith et al. 2008 [13]. Việc giám định qua các dấu vết hoạt động (dấu chân, phân, vết cọ mình,...) đƣợc thực hiện dựa trên kinh nghiệm nghiên cứu hiện trƣờng lâu năm của bản thân nghiên cứu sinh. Nhận diện dấu chân các loài theo tài liệu "The mammal tracks of Thailand" của Oy (1997)

Các dấu vết, động vật bắt gặp đƣợc ghi nhận bằng hình ảnh sẽ đƣợc sử dụng trong điều tra.

(5) Điều tra tác động của ngƣời dân

Để đánh giá các tác động của ngƣời dân địa phƣơng tới các loài động vật hoang dã quý hiếm, cũng nhƣ sinh cảnh của chúng, trong quá rình điều tra theo tuyến, trên tuyến điều tra, mỗi khoảng cách 200m tiến hành điều tra nhanh phạm vi khoảng 400m2.

- Các dấu hiệu quan sát gồm:

+ Xói mòn: Mức độ nghiêm trọng của xói mòn, rãnh, máng, khe nhỏ + Ăn gặm: Chiều cao của cây cỏ hoặc phần trăm đất trống

+ Chặt cây: Tỷ lệ cây gỗ, cây bụi, gỗ bị chặt hoặc cắt cành.

+ Động vật nuôi: Số lƣợng hoặc số lần gặp phân của động vật nuôi. + Săn bắt: Số lần bắt gặp bẫy hoặc thợ săn trong rừng.

- Số liệu thu thập đƣợc ghi vào mẫu phiếu điều tra 04

Biểu mẫu 04. TỔNG HỢP CÁC MỐI ĐE DỌA TỚI THÚ MÓNG GUỐC CHẴN VÀ SINH CẢNH

Ngày…tháng…..năm 20... . Tuyến giám sát: ... Khu vực: ... Tiểu khu ... Tọa độ đầu tuyến:……...….cuối tuyến:…………dài tuyến:... Ngƣời giám sát ... ... Tọa độ GPS (X/Y) Giờ phút Loại tác động Mới/cũ Mức độ tác động Sinh cảnh Ghi chú Ghi chú:

* Dạng tác động: a) Săn bắt, bẫy bắt động vật hoang dã; b) Khai thác lâm sản; c) Xâm lấn đất rừng; d) Tàn phá sinh cảnh; e) Ngƣời xâm nhập vào rừng; f) Chăn thả gia súc (trâu, bò nhà)

* Số lƣợng:

- Khi phát hiện các dấu hiệu săn bắn, bẫy bắt động vật hoang dã:

+ Đếm số lƣợng bẫy hoặc tuyến bẫy phát hiện đƣợc trên tuyến giám sát + Đếm số lƣợng ngƣời đi săn bắt gặp trên tuyến giám sát

+ Xác định loài và đếm số lƣợng cá thể các động vật bị thợ săn săn bắt - Khi phát hiện các dấu hiệu khai thác lâm sản:

+ Đếm số điểm chặt trộm gỗ

+ Đếm số lƣợng cây gỗ bị khai thác và ƣớc tính khối lƣợng gỗ bị khai thác tại mỗi điểm

+ Đếm số ngƣời đi khai thác gỗ bắt gặp + Đếm số điểm phát hiện khai thác lâm sản

+ Ƣớc tính khối lƣợng lâm sản bị khai thác tại mỗi điểm

- Khi phát hiện các đấu hiệu xâm lấn đất rừng và tàn phá sinh cảnh: + Đếm số điểm xâm lấn rừng hoặc tàn phá rừng/sinh cảnh phát hiện đƣợc

+ Xác định diện tích rừng bị xâm lấn hoặc tàn phá phát hiện đƣợc

+ Mô tả sự việc xấm lấn rừng hoặc tàn phá rừng/sinh cảnh (vị trí, loại rừng/sinh cảnh bị tác động, kiểu tác động, đối tƣợng tác động, các thiệt hại gây ra,...)

- Khi phát hiện ngƣời trong rừng: + Đếm số ngƣời

+ Xác định mục đích vào rừng

+ Xác định các dụng cụ, vật nuôi mang theo - Khi phát hiện các dấu hiệu chăn thả gia gia súc: + Xác định số gia súc (trâu, bò) nhìn thấy

+ Đếm số điểm có dấu vết hoạt động của gia súc (dấu chân, phân, vết ăn,...)

+ Ƣớc tính số gia súc xâm nhập qua số lƣợng dấu vết để lại tại mỗi điểm

* Sinh cảnh ghi: (1)Rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới; (2)cho

trồng và trảng cỏ-cây bụi; (5)cho Đất ngập nƣớc (hồ, sông, suối); (6) cho đất nông nghiệp.

2.5.4. Phương pháp nghiên cứu sinh cảnh của thú MGC

Để mô tả đƣợc cấu trúc rừng và các đặc điểm các dạng sinh cảnh, Đề tài đã kế thừa số liệu kiểm kê rừng 2016 của phân hiệu Đại học Lâm nghiệp tại Đồng Nai và có tiến hành phúc tra một số OTC. Các phƣơng pháp phúc tra sử dụng gồm:

- Điều tra theo các tuyến khảo sát điển hình: Trên cơ sở tuyến điều tra ghi nhận có sự có mặt của thú MGC tiến hành ghi nhận sự thay đổi các trạng thái rừng.

- Điều tra theo các ô tiêu chuẩn: Trên cơ sở kế thừa số liệu các OTC của chƣơng trình Kiểm kê rừng năm 2016, đề tài chỉ phúc tra 5 OTC (kích thƣớc 1.000 m2). Trên các OTC, tiến hành xác định thành phần loài và. Việc xác định tên cây đƣợc tiến hành trên cơ sở kinh nghiệm và tra cứu các tài liệu phân loại thực vật của Phạm Hoàng Hộ (1999) [21], Võ Văn Chi và cs. (1999) [13], Trần Hợp (2002) [22].

Nội dung thu thập số liệu

Số liệu điều tra, thu thập đƣợc ghi vào phiếu mẫu biểu theo quy định trong Quy trình Điều tra kiểm kê rừng nhƣ sau:

+ Mô tả tình hình chung lâm phần.

+ Đo đếm các chỉ tiêu D1.3, Hvn, Hdc, phẩm chất cây (A, B, C), tình hình vật hậu. Đo đƣờng kính D1.3 bằng thƣớc vải ở vị trí 1,3 m. Đo toàn bộ cây đứng có D1.3 > 10 cm.

+ Độ tàn che.

+ Điều tra thảm tƣơi và thực vật ngoại tầng (loài cây, chiều cao bình quân, độ phong phú).

+ Xác định tên cây: Xác định đến loài, những cây không biết hoặc biết không rõ tên ghi theo ký hiệu sp1, sp2... và lấy mẫu để tra cứu định danh.

+ Đo đếm cây tái sinh: Đo, đếm toàn bộ cây tái sinh trên 4 ô dạng bản thiết kế ở 4 góc ô tiêu chuẩn. Diện tích mỗi ô dạng bản là 25 m2. Nội dung thu thập gồm có: ghi tên cây; chiều cao, phẩm chất. Về chiều cao cây tái sinh, phân làm 4 cấp: < 1m; 1-1,5m; 1,6-3m và trên 3m. Số liệu đƣợc ghi vào mẫu biểu theo quy định trong quy trình Điều tra lâm học.

Về phƣơng pháp phân chia sinh cảnh sống của thú MGC ở KBTTNVH Đồng Nai, Đề tài chƣa có đủ điều kiện thu thập đầy đủ các thông tin, tƣ liệu về các yếu tố sinh thái để đánh giá, phân tích. Tuy nhiên, xét đặc điểm điều kiện tự nhiên của KBT có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, bình độ thấp (dƣới 370 mét), nguồn nƣớc mặt dồi dào và phân bố ở khắp các khu vực, nên thảm thực vật là yếu tố sinh thái quan trọng nhất chi phối sự phân bố của các loài thú MGC trong vùng nghiên cứu. Vì vậy, Đề tài đã dựa vào đặc điểm các kiểu thảm thực vật làm yếu tố chính để xác định các dạng sinh cảnh của thú MGC.

2.5.5. Phương pháp xử lý số liệu

* Phƣơng pháp xử lý, tính toán các chỉ số điều tra, giám sát.

Sau khi đã thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết trong quá trình điều tra, giám sát ngoài thực địa, tiến hành xử lý số liệu trên phần mềm Excel và Mapinfo 10.5 sau đó xác định các chỉ số giám sát, thiết lập bản đồ phân bố cho từng loài cụ thể:

+ Xác định các chỉ số giám sát theo tuyến. + Xác định các chỉ số giám sát theo điểm.

+ Xác định các chỉ số tác động theo điểm, tuyến.

1) Tần số bắt gặp cá thểtrực tiếp, gián tiếp của một loài theo tuyến. ∑ ∑

2) Tần số điểm bắt gặp dấu vết của một loài, [ký hiệu: Ps] ∑

3) Tần số bắt gặp bẫy, người đi săn, lán thợ săn [ký hiệu: Fn] ∑

4) Tần số bắt gặp người , điểm, lán khai thác lâm sản[ký hiệu: Fpr]

∑ ∑ 5) Mật độ trung bình: Trong đó: P mật độ trung bình(con/ km2

). n số đàn đếm đƣợc.

Xtb số cá thể trung bình của đàn. St diện tích điều tra(km2).

6) Trữ lƣợng loài: N = P.Ssc

Trong đó : P mật độ trung bình (con/km2 ). Ssc diện tích sinh cảnh của loài(km2). 8) Chỉ số phong phú(Margalef) (d)

Trong đó: N là tổng số lượng cá thể thu được; S là tổng số loài;

d là chỉ số phong phú

- Để biết đƣợc mức độ phân bố, bắt gặp các loài động vật hoang dã, chúng tôi sử dụng công thức xác định tần suất xuất hiện của một loài (P%):

Trong đó: P% là tỷ lệ phần trăm điểm điều tra có loài động vật cần tính

n: Là số điểm điều tra có loài động vật cần tính

N: Tổng số điểm điều tra - Khi P%>50%: Loài thƣờng gặp. - Khi P% (25% - 50%): Loài ít gặp. - Khi P%<25%: Loài ngẫu nhiên gặp.

* Sử dụng công nghệ chồng ghép bản đồ GIS để xây dựng các bản đồ chuyên đề (bản đồ sinh cảnh, bản đồ phân bố của các loài,...).

* Tình trạng bảo tồn của các loài đƣợc xác định theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ (2006) [14], Nghị định 160/2013/NĐ-CP của Chính phủ (2013) [15], Sách Đỏ Việt Nam (2007) [16]và Danh lục Đỏ của IUCN (2011) [49].

Chƣơng 3.

ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Vị trí địa lý

Khu Bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai nằm phía Bắc sông Đồng Nai, thuộc địa bàn các xã Phú Lý, Mã Đà, Hiếu Liêm, thị trấn Vĩnh An thuộc huyện Vĩnh Cửu và xã Thanh Sơn - huyện Tân Phú; xã Phú Cƣờng, Phú Ngọc, La Ngà và Ngọc Định - huyện Định Quán; xã Thanh Bình thuộc huyện Trảng Bom, xã Gia Tân - huyện Thống Nhất - tỉnh Đồng Nai.

Tọa độ: từ 110 08’55”đến 110 51’30”vĩ độ Bắc Và từ 106 0 90’ 73”đến 107 0 23’74” kinh độ Đông.

KBT nằm về phía Bắc tỉnh Đồng Nai;phía Tây giáp tỉnh Bình Dƣơng; phía Bắc giáp tỉnh Bình Phƣớc. Cách thành phố Hồ Chí Minh 80 km và cách thành phố Biên Hòa khoảng 40 km về phía Bắc (nằm cạnh nhà máy Thủy điện Trị An).

3.2. Địa hình

KBT nằm chủ yếu trên dạng địa hình vùng đồi, với 3 cấp độ cao: Đồi thấp - Đồi trung bình và Đồi cao, độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam, nghiêng từ Đông sang Tây. Khu vực phía Bắc, phía Tây và một phần phía Đông, địa hình gồm nhiều đồi dốc, nhƣng độ chênh cao giữa các khu vực không nhiều và có sự chuyển tiếp từ từ. Độ cao lớn nhất: 368 mét, thấp nhất: 20 mét, bình quân: 100 - 120 mét; Độ dốc lớn nhất: 35o , độ dốc bình quân: 8o - 10o.

3.3. Khí hậu, thủy văn

Khí hậu Đồng Nai nói chung và huyện Vĩnh Cửu nói riêng thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa, với nền nhiệt cao đều quanh năm là điều kiện thuận lợi cho các loài động vật, thực vật sinh trƣởng và phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm sinh cảnh và phân bố thú móng guốc chân (artiodactyla) tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai​ (Trang 32 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)