Rừng tre nứa thuần loại (SC3)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm sinh cảnh và phân bố thú móng guốc chân (artiodactyla) tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai​ (Trang 49)

Diện tích khoảng 353 ha, chiếm 0,35 % diện tích KBT. Đặc điểm chính của dạng sinh cảnh này là Lồ ô mọc tập trung trên nền đất nâu đỏ và nâu vàng

3.6.4. Rừng trồng, trảng cỏ-cây bụi và nương rẫy (SC4)

Diện tích khoảng 9.047 ha, chiếm 9,0 % diện tích KBT. Tổng diện tích rừng trồng trong KBT là 4.793 ha, trƣớc đây đƣợc trồng thuần loại cây nguyên liệu giấy nhƣ Keo lai, Bạch đàn, Tếch,... hoặc hỗn giao phụ trợ - cây gỗ lớn,… Phần lớn diện tích rừng trồng đƣợc trồng theo phƣơng thức quảng canh trên đất hoang hoá bạc màu do bị nhiễm chất độc hoá học trong chiến tranh, mục đích chính là phủ xanh đất trống đồi núi trọc nhằm nâng cao độ che phủ của rừng. Nhằm tăng cƣờng độ che phủ và chất lƣợng rừng trong tỉnh, UBND tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt cho KBT thực hiện dự án trồng và phục hồi rừng cây gỗ lớn bản địa chiến khu Đ, tỉnh Đồng Nai từ 2009 đến 2015.

Các trạng thái rừng IA, IB, IC phân bố rải rác trong các trạng thái rừng khác. Các nhà lâm nghiệp thuần túy muốn trồng rừng trên diện tích đất trống này, nhƣng xét về mặt bảo tồn thiên nhiên thì các sinh cảnh đất trống, trảng cỏ, cây bụi rất quan trọng đối với động vật hoang dã, đây là nơi phân bố của các loài chim, thú, côn trùng.

3.6.5. Đất ngập nước (SC5)

Gồm hệ thống các hồ lớn nhƣ hồ Trị An (32.400 ha), hồ Bà Hào (415 ha), hệ thống các sông, suối (sông Bé, sông Mã Đà, suối Dakin, suối Sa Mách, suối Linh, suối Bà Hào, suối Ràng, suối Cây Sung ) và bàu sình (Bàu Điền, bàu Sắn, bàu Mai, bàu Ếch). Đặc điểm chính của dạng sinh cảnh này là ngập nƣớc quanh năm hoặc theo mùa, có hệ thực vật và động vật thủy sinh phong phú.

Ở các hồ lớn thực vật nổi bao gồm: Rau cần trời, Cỏ đuôi chó, Bèo, Rau muống thực vật ven bờ bao gồm: Cỏ lác, Cỏ đế, Cỏ 3 cạnh, Lách. Các loài động vật thủy sinh bao gồm: nhiều loài cá, động vật thân mềm, giáp xác,...

Ở các suối lớn trong KBT thƣờng có nƣớc quanh năm và ngập úng dài ngày vào mùa mƣa nên thực vật ở ven suối rất đa dạng.

Đặc điểm các bàu sình là có nhiều loài thực vật ngập nƣớc sống thƣờng niên hay hàng năm, ở những bàu sinh này thƣờng khô nƣớc vào mùa khô (khoảng tháng 12 và tháng 1,2) thực vật chiếm ƣu thế ở những khu vực bàu sinh là cỏ tranh nên thƣờng phải xử lý phòng cháy hàng năm điều này cũng đồng nghĩa với việc sinh cảnh cho một số loài động vật đƣợc cải tạo.

3.7. Dân số, dân tộc và phân bố dân cƣ

KBT thuộc địa phần của 3 xã Mã Đà, Hiếu Liêm và Phú Lý. Theo số liệu điều tra năm 2009, dân cƣ sinh sống trong khu vực gồm 5.798 hộ- 26.690 khẩu (Bảng 3.1).

Bảng 3. 1. Bảng tổng hợp hành phần dân tộc trong KBT

Dân tộc

Xã Mã Đà Xã Hiều

Liêm Xã Phú Lý Tổng

Hộ Khẩu Hộ Khẩu Hộ Khẩu Hộ Khẩu % hộ Kinh 1,680 7,705 1,106 4,793 2,700 12,622 5,486 25,120 94.6 Hoa 6 28 6 27 10 45 22 100 0.4 Chơ Ro 12 96 11 55 117 585 140 736 2.4 Khơ Me 9 45 7 35 40 200 56 280 1.0 Tày 0 6 27 11 50 17 77 0.3 Mƣờng 2 9 10 48 27 135 39 192 0.7 Khác 16 77 7 34 15 75 38 185 0.7 Cộng 1,725 7,959 1,153 5,019 2,920 13,712 5,798 26,690 100.0

Trong số các dân tộc hiện đang sinh sống trong KBT, chỉ có dân tộc Chơ Ro là dân bản địa (cƣ trú lâu đời tại xã Phú Lý), còn lại là dân cƣ từ nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc đến cƣ trú, sinh sống ở đây theo các thời kỳ với nhiều hình thức khác nhau nhƣ: di dân tự do, lao động dọn lòng hồ Trị An, cán bộ công nhân viên các lâm trƣờng và công nhân xây dựng thủy điện Trị An nghỉ hƣu và nghỉ theo các chế độ ở lại lập nghiệp; Việt kiều Campuchia hồi hƣơng, dân khai phá vùng kinh tế mới do tỉnh Đồng Nai kết nghĩa với các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Do vậy, cộng đồng dân cƣ ở đây mang nhiều nét văn hoá đặc trƣng, đa dạng trong khu vực.

Tổng số lao động trong độ tuổi lao động là 14.673 ngƣời. Trong đó, lao động nông lâm nghiệp chiếm trên 95%, còn lại là lao động trong lĩnh vực

thƣơng mại, dịch vụ và lao động khác. Về trình độ văn hoá, đa phần lao động có trình độ văn hoá cấp tiểu học hoặc trung học cơ sở, một số lao động có trình độ văn hoá trung học phổ thông, không qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật, lao động chân tay là chính.

Nhìn chung, đời sống kinh tế của ngƣời dân nơi đây còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, điều kiện văn hóa, thông tin còn hạn chế. Nghề nghiệp chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với trình độ thâm canh thấp, kỹ thuật canh tác chƣa cao, sản lƣợng thu hoạch còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên đời sống bấp bênh. Vì vậy, một số ngƣời vẫn thƣờng xuyên vào rừng săn bắt, lấy cắp lâm sản và tình trạng lấn rừng làm rẫy vẫn còn diễn ra, gây khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học của KBT.

a. Sản xuất nông nghiệp

Hệ thống canh tác nông nghiệp trong vùng đang trong quá trình chuyển dịch từ canh tác rẫy thuần túy truyền thống sang canh tác nông lâm kết hợp, từ sản xuất độc canh sang xen canh giữa các loài cây ngắn ngày với cây dài ngày, giữa cây lƣơng thực với cây ăn trái,…

Các loài cây trồng lâu năm gồm có Điều, các loại Xoài (xoài Ba Mùa, xoài cát Hòa Lộc, xoài Tƣợng) và một số diện tích không lớn trồng một số cây ăn quả khác nhƣ: Nhãn, Chôm chôm, Sầu riêng, Cà phê, Cam, Quýt, Tiêu,… Cây ngắn ngày có diện tích không lớn, cây trồng chủ yếu là mỳ (sắn), đƣợc trồng manh mún ở những diện tích đất trống trảng cỏ và ven các vƣờn rẫy. Nhìn chung thu nhập từ diện tích trồng mỳ chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng thu nhập từ nông nghiệp của vùng.

b. Nuôi trồng thuỷ sản

Công tác nuôi trồng thuỷ sản chính trong lòng hồ Trị An, trƣớc đây do Trung tâm Thủy sản Đồng Nai thực hiện và từ khi hồ Trị An đƣợc sáp nhập vào KBT, công tác này đƣợc giao khoán cho hợp tác xã Phƣớc Lộc kinh

doanh, khai thác. Hàng năm, tổ chức thả cá giống bổ sung để nuôi đại trà vừa nâng cao năng suất sản lƣợng thuỷ sản trong hồ, vừa thanh lọc nguồn nƣớc, giảm thiểu mức độ nhiễm bẩn. Từ năm 1995 – 2010 có khoảng 20,6 triệu con cá giống đƣợc thả. Về nguồn lợi thủy sản trên hồ, lƣợng đánh bắt trên hồ, mỗi năm thu hoạch khoảng từ 2.000 đến 2.500 tấn cá, chủ yếu là cá tạp ít có giá trị kinh tế.

Ngoài ra, trên lòng hồ còn có khoảng 699 bè nuôi cá của các hộ ngƣ dân, với các chủng loại cá nuôi nhƣ: cá Lóc, Diêu hồng, Chép… năng suất bình quân 45 – 60 kg/m3

, tổng sản lƣợng bình quân hàng năm khoảng 700 – 800 tấn. Nghề nuôi cá bè đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngƣời dân nhƣng do neo đậu tập trung, thiếu quy hoạch nên dẫn đến ô nhiễm cục bộ vùng nuôi, dịch bệnh lây lan nhanh gây thiệt hại không nhỏ đến kinh tế hộ dân nuôi cá bè. Việc khai thác cá giống, cá chƣa đủ kích thƣớc để nuôi các loài cá ăn thức ăn tƣơi sống nhƣ Lóc đồng, Lóc bông đã ảnh hƣởng đáng kể đến nguồn lợi thủy sản của hồ. Đặc biệt là việc đƣa các giống, loài thủy sản lạ nuôi trong bè làm phát tán ra môi trƣờng tự nhiên nhƣ cá Hoàng Đế (Cichla ocellaris), cá Tỳ Bà (Hypostomus sp) cần phải đƣợc kiểm soát nghiêm ngặt.

c. Sản xuất lâm nghiệp

Việc thành lập KBT và quy hoạch rừng đặc dụng ở những lâm phần có đất sản xuất nông lâm nghiệp trƣớc đây, đã ảnh hƣởng rất lớn đến việc làm, thu nhập của nhiều ngƣời dân trong vùng, do vậy sẽ gián tiếp ảnh hƣởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng của KBT. Để giải quyết vấn đề này, UBND tỉnh đã giao cho huyện Vĩnh Cửu xúc tiến việc xây dựng và thực hiện Dự án quy hoạch sắp xếp ổn định các khu dân cƣ xã Mã Đà và Hiếu Liêm tại vùng đệm. Theo đó ngoài những ngành nghề khác, về sản xuất lâm nghiệp, các cơ quan ban ngành và chính quyền địa phƣơng sở tại sẽ định hƣớng chuyển dịch vùng đệm thành khu vực trồng rừng gỗ nguyên liệu giấy trọng điểm của vùng.

d. Các ngành nghề khác

Các ngành nghề phi nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thƣơng mại chủ yếu tập trung tại khu trung tâm các xã và nhìn chung chƣa phát triển, trong vùng hiện tại chƣa phát triển đƣợc nền sản xuất hàng hoá nên khả năng tiêu thụ và giao lƣu sản phẩm còn yếu. Sức mua bán mới chỉ dừng ở các sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu của đời sống hàng ngày và sản xuất. Trong khu vực có một xƣởng chế biến lâm sản ngoài gỗ tại xã Phú Lý.

Ngoài ra, để thúc đẩy phát triển các làng nghề truyền thống, giải quyết công ăn việc làm cho lao động các xã vùng sâu, Uỷ ban nhân dân huyện Vĩnh Cửu đã thành lập hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp kinh doanh đa ngành nghề nhƣ: cung ứng vật tƣ nông nghiệp, đan lát mây, tre, lá xuất khẩu… cho ngƣời dân thuộc các xã. Nếu việc phát triển các làng nghề nhƣ trên thành công sẽ có tác dụng rất tích cực cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học của đơn vị trong việc giảm thiểu những tác động có hại cho tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn.

Chƣơng 4.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Hiện trạng các loài thú móng guốc tại Khu Bảo tồn

Kết quả phỏng vấn ngƣời dân địa phƣơng và công chức, viên chức kiểm lâm, chuyên viên phòng Bảo tồn thiên nhiên- Hợp tác thuộc Khu Bảo tồn kết hợp với kết quả điều tra hiện trƣờng cho thấy. Hiện tại bốn loài động vật hoang dã thuộc nhóm thú móng guốc chẵn đang tồn tại và phát triển bền vững tại Khu Bảo tồn và khả năng phân bố rộng trên toàn bộ lâm phận.

(1). Lợn rừng (Sus scrofa) (2). Nai (Rusa unicolor)

(3). Cheo cheo (Tragulus kanchil) (4). Bò tót (Bos frontalis).

Không ghi nhận có sự xuất hiện Hoẵng nam bộ (Muntiacus muntjak annamensis).

Tổng số thời gian điều tra theo tuyến = 213 giờ 01 phút 37 giây; tuyến có thời gian điều tra nhiều nhất là 5 giờ 46 phút 00 giây ( MD 4), ngắn nhất 1 giờ 30 phút 03 giây (VA3), trung bình 3 giờ 44 phút 14 giây tổng chiều dài tuyến điều tra :103.696 mét với 36 tuyến; Tuyến dài nhất 6986 mét (VA24), ngắn nhất 434 mét (VA3), trung bính mỗi tuyến dài 2880 mét. Kết quả ghi nhận về số lƣợng cá thể của các loài thú MGC đƣợc thể hiện bảng 4.1

Tổng số thời gian điều tra theo điểm tạm thời = 115 giờ 22 phút 27 giây; vời 31 điểm điều tra tạm thời; điểm có thời gian điều tra nhiều nhất là 4 giờ 37 phút 49 giây ( điểm 25), điểm có thời gian điều tra ngắn nhất là điểm số 8 vời thời gian 2 giờ 30 phút 00 giây. Trung bình mỗi điểm điều tra tạm thời tác giả sử dụng hết 3 giờ 36 phút 20 giây

Qua kết quả điều tra ngoài thực địa tại điều tra trên tuyến, điểm và ghi nhận từ phỏng vấn trực tiếp từ ngƣời dân, lực lƣợng kiểm lâm sở tại cho thấy

Bảng 4. 1. Số lƣợng cá thể thú MGC quan sát đƣợc theo tuyến, điểm

Stt Loại động vật Tuyến Điểm Tổng

Lần gặp Số lƣợng Lần gặp Số lƣợng Lần gặp Số lƣợng

1 Lợn rừng 59 142 6 11 65 153

2 Nai rừng 7 8 4 8 11 16

3 Bò tót 57 105 10 15 67 120

4 Cheo cheo 9 17 3 4 12 21

Lợn rừng (Sus scrofa): Ghi nhận đƣợc 59 lần bắt gặp, ƣớc lƣợng khoảng 142 cá thể trên tuyến điều tra và ghi nhận 6 lần với 11 các thể trên điểm điều tra. Lợn rừng là loài động vật hoang dãkhá phổ biến trong Khu Bảo tồn, ngay từ khi thành lập, công tác quản lý bảo vệ rừng đƣợc triển khai thực hiện tốt hơn nên số lƣợng Lợn rừng cũng tăng nhanh. Các cán bộ của Khu Bảo tồn và ngƣời dân thƣơng xuyên gặp các đàn Lợn rừng ở nhiều khu vực khác nhau trong mỗi lần vào rừng hoặc đi rẫy. Vết ủi và phân của chúng rất dễ gặp ở các khu vực bàu sình hoặc ven suối, vết phá, ăn ủi cây mì ở các rẫy ven bìa rừng của ngƣời dân địa phƣơng. Lợn rừng sinh sống ở hầu hết các dạng sinh cảnh, tập trung nhiêu nhất là các khu rừng trồng gần rừng tự nhiên và khu vực gần các trảng cỏ, bàu sình.

Nai (Rusa unicolor): Ghi nhận đƣợc 7 lần bắt gặp, ƣớc lƣợng khoảng 8 cá thể trên tuyên điều tra và 4 lần bắt gặp với 8 cá thể trên điểm điều tra. Quan tìm hiểu từ lực lƣợng các công chức, viên chức của KBT và ngƣời dân sống trong vùng lõi hàng năm vẫn trực tiếp gặp các cá thể Nai trong rừng. Dấu vết và hoạt động của chúng cũng thƣờng gặp ở nhiều khu vực khác nhau nhƣ: dọc các khe suối cạn, suối nƣớc, các bàu sình. Qua kết quả điều tra của tác giả cho thấy, Nai phân bố tập trung ở các khu vực gần các sông Mã Đà, sông Bé, gần hồ Bà Hào và hồ Trị An và đặc biệt ở khu vực Vĩnh An phần

giáp ranh với VQG Cát Tiên. Có 5 cá thể Nai thƣờng xuyên ra kiếm ăn gần Trạm Kiểm lâm Suối Ràng (khu vục Vĩnh An). Sinh cảnh ƣa thích của loài Nai tại Khu Bảo tồn là: Sinh cảnh rừng thứ sinh đang phục hồi và nhiều trảng cỏ, bàu sình ở KBT là sinh cảnh rất phù hợp cho quần thể Nai ở đây phát triển. Tuy nhiên, săn, bắt, mua bán trái phép với nhiều thủ đoạn và tinh vi đã và đang làm cho quần thể Nai ở đây suy giảm.

Bò tót (Bos frontalis): Trong KBT đã ghi nhận đƣợc 57 lần khác nhau, ƣợc lƣợng khoảng 105 các thể trên tuyến điều tra và 10 lần bắt gặp với 15 cá thể trên điểm điều tra. Đàn nhiều nhất đƣợc ghi nhận ở khu vực Rang Rang. Các đàn này đều có con đực, cái, con non và con trƣởng thành, điều đó chứng tỏ quần thể Bò tót ở KBT đang có khả năng sinh sản và phát triển tốt. Trên cả 3 khu vực Vĩnh An, Mã Đà và Hiếu Liêm đều ghi nhận đƣợc sự xuất hiện của Bò tót, tuy nhiên khu vực Mã Đà số lƣợng ghi nhận đƣợc nhiều hơn, có lẽ vì ở đây có các điểm khoáng tự nhiên và có trảng cỏ rộng, đặc biệt là trảng Min là nơi trƣớc đây Bó tót và Bò rừng thƣờng đến kiếm ăn rất đông (thông tin phỏng vấn ngƣời dân). Do khu vực nghiên cứu tiếp giáp với lâm phận VQG Cát Tiên nên quần thể Bò tót ở 2 Khu Bảo tồn này có mối quan hệ chặt chẽ, và thuận tiện cho việc kết nối, qua lại với nhau, có thể xem là cùng một quần thểBò tót lớn về số lƣợng cũng nhƣ sinh cảnh phân bố và ƣớc lƣợng khoảng trên 250 cá thể lớn nhất Việt Nam. Vì vậy, bảo tồn Bò tót ở 2 Khu Bảo tồn này có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế.

Cheo cheo (Tragulus kanchil): Cheo cheo là loài động vật nhỏ bé cũng còn khá phổ biến trong Khu Bảo tồn thích hợp với nhiều sinh cảnh sống khác nhau qua điều tra và ghi nhận trên tuyến với 9 lần bắt gặp, ƣớc lƣợng khoảng 17 cá thể trên tuyến điều tra và 3 lần bắt gặp với 4 cá thể trên điểm điều tra. Sinh cảnh ƣa thích của Cheo cheo thƣờng chủ yếu là rừng non phục hồi, rừng xen tre, nứa với cây gỗ lớn là sinh cảnh thuận lợi cho sự phát triển của Cheo

cheo. Trong quá trình điều tra, chúng tôi đã phát hiện dấu chân Cheo cheo ở nhiều nơi nhƣ: suối Cà Cóc và các suối cạn trên đƣờng từ Trạm Suối Cạn đi địa đạo chiến khu D; khu vực trạm Suối Linh (xã Hiếu Liêm), khu vực rừng gần bàu Sắn, bàu Le Le thuộc tiểu khu 108, suối Ràng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm sinh cảnh và phân bố thú móng guốc chân (artiodactyla) tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai​ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)