Các dạng sinh cảnh chính của thú MGC ở KBT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm sinh cảnh và phân bố thú móng guốc chân (artiodactyla) tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai​ (Trang 74 - 83)

Dạng sinh cảnh Ký hiệu Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm

nhiệt đới SC1 44.143 65,0

Sinh cảnh hỗn giao cây gỗ và lô ô SC2 5.599 8,2 Sinh cảnh lồ ô thuần loại SC3 2.500 3,7 Sinh cảnh rừng trồng, trảng cỏ SC4 9.047 13,3 Sinh cảnh đất ngập nƣớc SC5 6.615 9,7

Tổng cộng 67.904 100

Để phân tích cấu trúc rừng của các kiểu sinh cảnh, đề tài đã kế thừa và phúc tra 10 ô tiêu chuẩn kích thƣớc 1.000 m2

bao gồm mỗi sinh cảnh khảo 2 OTC. Dƣới đây, là kết quả phân tích số liệu mô tả đặc trƣng các dạng sinh cảnh chính trong KBT.

Hình 4. 5. Bản đồ hiện trạng các dạng sinh cảnh ở KBT

4.3.2.Rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới (SC1)

Dạng sinh cảnh này chiếm diện tích lớn nhất, 65% diện tích đất lâm nghiệp của KBT. Đặc trƣng cơ bản của sinh cảnh này là địa hình tƣơng đối

bằng phẳng và thảm thực vật thuộc 2 kiểu rừng: Rừng kín thƣờng xanh nhiệt đới, Rừng kín nửa rụng lá nhiệt đới. Phần lớn diện tích rừng trƣớc đây đã bị khai thác chọn, hiện nay có các trạng thái sau:

- Trạng thái rừng III A2: Rừng đã bị khai thác chọn cây gỗ trong quá khứ và đang phục hồi tốt. Rừng có cấu trúc 3-4 tầng:

Tầng A1 có chiều cao cây trung bình 15-25m. Tán rừng có nhiều khoảng trống. Các loài cây gỗ lớn có: Dầu rái (Dipterocarpus alatus), Chò chai (Shorea guiso), Bằng lăng (Lagerstroemia ovalifolia), Gõ mật (Sindora siamensis), Huỷnh (Heritiera cochinchinensis), Bình linh (Vitex ajugaeflora),

Gội (Aglaia sp.), Cầy (Irvingia malayana),….

Tầng A2 có chiều cao cây trung bình 8-15 m, không liên tục, có nhiều khoảng trống. Các loài cây gỗ chính có: Chò chai, Dầu rái, Bằng lăng, Trâm (Syzygium cochinchinensis), Làu táu (Vatica odorata), Máu chó (Knema saxatilis), Bình linh (Vitex sp.), Nhọc (Polyalthia viridis), Gáo (Neolamarckia cadamba), Thành ngạnh (Cratoxylon formosum),….

Tầng cây bụi có chiều cao cây trung bình 2-8 m. Các loài cây bụi thƣờng gặp là: Cọc rào, Tam lang (Barringtonia macrostachya), Tai nghé (Aporusa ficifolia), Sầm (Azadiracta excelsa), …. Có nhiều loài dây leo nhƣ: Giung nhỏ (Quisqualis conferta), Trung quân (Ancistrocladus tectorius), Chặc chìu (Tetracera loureiri) và nhiều loài khác bám vào thân những cây gỗ nhỏ.

Biểu đồ4. 3.Biểu đồ phân bố số cây theo đk (n/D1.3) của trạng thái rừng IIIA2

Tầng thảm tƣơi rậm rạp gần nhƣ phủ kín mặt đất rừng với các loài cỏ nhƣ: Riềng rừng (Alpiania conchigera), Sầm (Memecylon sp), Mây (Calamus sp), dây Chiều (Tetracera sarmentosa), …..

Trạng thái rừng IIIA2 có độ tàn che 0,4 - 0,5; Đƣờng kính bình quân (D1,3) 20 cm; Chiều cao vút ngọn bình quân (Hvn) 18 m; Mật độ cây bình quân 530 cây/ha (Hình 4.10). Tái sinh tự nhiên rất phong phú (> 3.000 cây/ha) và có 32 loài cây tái sinh dƣới tán rừng, trong đó thành phần cây tái sinh ƣu thế, gồm: Thị, Trƣờng, Nhọc, Bình linh, Lòng mang, Ƣơi, Dâu da, Dầu song nàng, Săng đen, Trâm, Chai, Gáo... Cây tái sinh còn nhỏ chủ yếu ở giai đoạn cây mạ, có chiều cao từ 0,6-2 m.

- Trạng thái rừng IIIA1: Rừng bị khai thác kiệt, tán rừng bị phá vỡ từng mảng lớn. Tầng trên có thể còn sót lại một số cây cao to nhƣng phẩm chất xấu, nhiều dây leo, bụi rậm, tre nứa xâm lấn. Trạng thái rừng này rất phổ biến trong KBT, có diện tích 17.534 ha và phân bố nhiều ở khu vực phía Nam và phía Tây. Kết cấu rừng, gồm nhiều tầng không liên tục:

Tầng A1 có chiều cao bình quân 15-25 m, kết cấu rừng bị phá vỡ hoàn toàn do khai thác chọn hoặc chiến tranh, tán rừng gồm những cây gỗ còn sót lại nhƣ: Dầu rái, Chò chai, Gõ mật, Bằng lăng, Cầy (Irvingia malayana),....

Tầng A2 có chiều cao bình quân 8-15 m, cây có kích thƣớc nhỏ (D1.3< 20cm). Những loài cây ƣu thế thuộc tầng rừng này có Chò chai, Dầu rái, Bằng lăng, Trâm (Syzygium zeylanicum), Làu táu (Vatica odorata).

Tầng cây bụi có chiều cao bình quân 2-8 m. Thành phần các loài cây gồm: Cọc rào, Tam lang, Tai nghé, Sầm. Có nhiều loài dây leo nhƣ Giung nhỏ (Quisqualis conferta), Trung quân (Ancistrocladus tectorius), Chặc chìu (Tetracera loureiri),... có độ cao, bò leo từ 2 -8 m, thƣờng lẫn hoặc bám thân cây gỗ nhỏ, đặc biệt có những dây lớn lấn áp những cây gỗ nhỏ.

Tầng thảm tƣơi gần nhƣ phủ kín mặt đất rừng bằng những loài cây nhƣ Cỏ hôi, Sâm nam, Dứa gai,...

Biểu đồ4. 64: Biểu đồ phân bố số cây theo đk (n/D1.3) của trạng thái rừng IIIA1

Trạng thái rừng IIIA1có độ che phủ của tán rừng 0,4 - 0,6; đƣờng kính ngang ngực (D1.3) bình quân 19,9 cm; Chiều cao cây bình quân 15m; mật độ bình quân 514 cây/ha (Hình 4.11). Cây tái sinh dƣới tán rừng, gồm các loài:

Trƣờng, Chò chai, Trâm, Săng đen, Nhọc, Bằng lăng ổi, Dầu song nàng,... Mật độ cây tái sinh từ 3.940 đến 6.550 cây/ha. Nếu rừng tiếp tục đƣợc bảo vệ tốt thì cây tái sinh sẽ phát triển tốt, nhất là những loài cây tái sinh mục đích và triển vọng phục hồi rừng là rất khả quan.

Trạng thái rừng IIIA1, còn đƣợc gọi là trạng thái “rừng nghèo”. Nghèo về trữ lƣợng gỗ của rừng, cấu trúc rừng dù trƣớc đây đã bị tàn phá nhƣng rừng vẫn còn 4 tầng, vẫn duy trì đƣợc những đặc điểm của rừng tự nhiên, vẫn là nơi cƣ trú, sinh sản, phát triển của các loài động vật và thực vật rừng. Một phần tƣ (26%) diện tích của KBT là trạng thái rừng nghèo (17.670 ha).

- Trạng thái rừng non (IIA, IIB):Đây là kiểu rừng non phục hồi sau

nƣơng rẫy hoặc khai thác kiệt. Rừng có kết cấu đơn giản, có thể xem nhƣ một tầng rừng đồng nhất, chiều cao bình quân cây 8 - 20 m, độ tàn che của rừng 0,6 - 0,7. Các loài cây ƣu thế, gồm có Chò chai (Shorea guiso),Trƣờng (Xerospermum noronnhianum), Trâm (Syzygium zeylanicum), Gáo (Nauclea sp), Bình linh (Vitex sp.), Dầu rái, Làutáu (Vatica odorata), Bằng lăng, Lòng mang (Pterospermums sp)…(Hình 4.11)

Biểu đồ4. 75.Biểu đồ phân bố số cây theo đk (n/D1.3) của trạng thái rừng IIB

Tầng cây bụi có chiều cao bình quân 2-5 m, độ tàn che của rừng 0,2 có các loài cây nhƣ Tam lang (Barringtonia macrostachya), Cuống vàng (Gonocaryum lobbianum), Sầm (Memecylon sp), Mây (Calamus sp),..

Tầng thảm tƣơi có chiều cao bình quân 0,5 -1 m, có các loài cây nhƣ: Dong riềng, Sâm nam, Cỏ ba cạnh, Cỏ tranh,... xen lẫn một số loại dây leo.

4.3.3.Sinh cảnh rừng hỗn giao cây gỗ - tre nứa (SC2)

Sinh cảnh này chủ yếu nằm tập trung ở phía Bắc của KBT, phần giáp với VQG Cát Tiên. Diện tích khoảng 5.599 ha, chiếm 8,2 % tổng diện tích của Khu Bảo tồn. Kết cấu rừng, gồm các cây gỗ và lồ ô mọc hỗn giao. Rừng thƣờng có 3 tầng:

Tầng A1, gồm các cây gỗ lớn của rừng giàu trƣớc kia còn sót lại, có chiều cao bình quân 16-25m. Các loài cây thƣờng gặp là: Cầy, Gáo, Dái ngựa, Ƣơi (Scaphium macropodium),....

Tầng A2, gồm các cây gỗ và lồ ô mọc hỗn giao. Chiều cao cây gỗ bình quân 8-12m. Các loài cây gỗ thƣờng gặp là: Trƣờng (Xerospermum noronnhianum), Máu chó (Knema saxatilis), Chai (Shorea thorelii), Săng trắng, Xoài rừng (Mangifera indica),...

Tầng cây bụi và thảm tƣơi, có chiều cao cây bình quân 0,5-3 m. Các loài cây bụi thƣờng gặp là: Mật cật, Mây, Chiếc, Sầm, Cọc rào,...

4.3.4.Sinh cảnh rừng lồ ô thuần loại (SC3)

Sinh cảnh này chủ yếu nằm tập trung ở phía Bắc của KBT, phần giáp với VQG Cát Tiên. Diện tích khoảng 2.500 ha, chiếm 3,7 % tổng diện tích của Khu Bảo tồn. Kết cấu rừng, gồm các loài cây lồ ô, mum (nứa), tre gai, … đây là kiểu sinh cảnh rất ƣa thích của Bò tót, và Voi. Đặc điểm của sinh cảnh này là sản sinh lƣợng măng vào mùa mƣa, đó là một nguồn thức ăn dồi dào cho

một số loài, theo ghi nhận trên tuyến điều tra đã bắt gặp những dấu vết của Bò tót ăn măng lồ ô.

4.3.5. Sinh cảnh Rừng trồng, trảng cỏ-cây bụi và nương rẫy (SC4)

Sinh cảnh này có diện tích khoảng 9.047 ha, chiếm 9% tổng diện tích KBT. Trong đó, diện tích rừng trồng là 4.793 ha, tập trung chủ yếu ở khu vực Hiếu Liêm, Mã Đà trồng hỗn giao các loài cây gỗ lớn bản địa nhƣ: Sao, Dầu rái, Gõ đỏ, Gõ mật, Giáng hƣơng, Bình linh, Huỷnh, Huỳnh đƣờng,… và trồng xen cây nguyên liệu giấy nhƣ Keo lai (Acacia magnum).

Các diện tích đất này, trƣớc đây các Lâm trƣờng đã giao khoán cho ngƣời dân sử dụng để sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp. Hiện tại, KBT đang thực hiện chƣơng trình trồng rừng cây gỗ lớn bản địa, hoạt động trồng rừng sẽ tạo điều kiện cho các loài thú MGC mở rộng vùng phân bố.

Các trạng thái rừng IA, IB, IC phân bố rải rác trong các trạng thái rừng khác, hình thành các trảng cỏ có diện tích nhỏ. Các loài cây bụi có: Thành ngạnh, Cò ke, Lòng mang, Thầu tấu, Trƣờng, Vừng, Chòi mòi, Quýt rừng, Săng đen, Lọ nồi, Máu chó,.... Mật độ cây rất thƣa, khoảng 500-800 cây/ha, có nơi mật độ cây cao hơn khoảng 1.500-2.500 cây/ha. Sinh cảnh này là nơi kiếm ăn rất quan trọng của các loài thú MGC lớn nhƣ Bò tót, Nai đen, Hoẵng.

4.3.6. Sinh cảnh đất ngập nước ven thủy vực lớn (SC5)

Gồm hệ thống hồ Bà Hào (415 ha), hệ thống các sông, suối (sông Bé, sông Mã Đà, suối Đakinde, suối Sa Mách, suối Linh, suối Bà Hào, suối Ràng, suối Cây Sung). Đặc điểm chính của dạng sinh cảnh này là ngập nƣớc quanh năm, có hệ thực vật ven bờ phong phú.

Ở các hồ lớn thực vật nổi bao gồm: Rau cần trời, Cỏ đuôi chó, Bèo, Rau muống; thực vật ven bờ bao gồm: Cỏ lác (Cyperus trialatus), Cỏ đế (Echinochloa pyramidalis), Lách (Saccharum spontaneum). Các loài động vật thủy sinh, bao gồm: nhiều loài cá, động vật thân mềm, giáp xác,...

Ngoài ra, trong KBTT-VH Đồng Nai còn có các bàu sình (bàu Điền, bàu Sắn, bàu Mai, bàu Ếch,...) có nhiều loài thực vật ngập nƣớc sống thƣờng niên hay hàng năm. Các bàu sình này thƣờng khô nƣớc vào mùa khô (khoảng tháng 12 đến tháng 1,2 năm sau), thực vật chiếm ƣu thế ở những khu vực bàu sình là Cỏ tranh nhƣng thƣờng đƣợc đốt chống cháy hàng năm. Các bàu sình nằm xen giữa các dạng sinh cảnh SC1, SC2 và SC3 nói trên và là nơi các loài thú MGC lớn thƣờng ra kiếm ăn.

4.4. Mối đe dọa chính đến thú móng guốc chẵn

4.4.1. Tác động đe dọa đến động vật tại tuyến điều tra

Để tăng thêm cơ sở trong việc đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển các loài thú MGC tại KBT, đề tài đã thực hiện điều tra, ghi nhận những tác động tới các quần thể thú MGC và sinh cảnh của chúng tại KBT, kết quả đƣợc ghi thể hiện trên bảng 4.10

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm sinh cảnh và phân bố thú móng guốc chân (artiodactyla) tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai​ (Trang 74 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)