Khí hậu, thủy văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm sinh cảnh và phân bố thú móng guốc chân (artiodactyla) tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai​ (Trang 40 - 43)

Khí hậu Đồng Nai nói chung và huyện Vĩnh Cửu nói riêng thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa, với nền nhiệt cao đều quanh năm là điều kiện thuận lợi cho các loài động vật, thực vật sinh trƣởng và phát triển.

Hình 3. 1. Bản đồ quy hoạch các phân khu của KBT

Do nằm ở vĩ độ thấp, Vĩnh Cửu nhận đƣợc nhiều năng lƣợng bức xạ mặt trời và ít bị ảnh hƣởng của gió mùa phƣơng Bắc. Bởi vậy nhiệt độ không khí

trung bình quanh năm cao với nhiệt độ bình quân 25-270C, chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất chỉ có 4,20

C. Nhiệt độ trung bình các tháng là 29-350

C, nhiệt tối thấp trung bình tháng trong năm từ 18-250C. Tổng tích ôn tƣơng đối cao (9000- 97000) và phân bố tƣơng đối đều theo mùa vụ cho phép sản xuất cây trồng quanh năm. Độ ẩm tƣơng đối 80-82%. Ít có gió bão và sƣơng muối. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là các cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao.

Vĩnh Cửu có lƣợng mƣa tƣơng đối cao (2000-2800 mm). Sự phân bố mƣa theo không gian đã hình thành 03 vành đai chính: (i) Vành đai phía Bắc giáp Bình Phƣớc có lƣợng mƣa rất cao >2800 mm và có số ngày mƣa 150- 160 ngày; (ii) vành đai trung tâm huyện có lƣợng mƣa 2400 -2800 mm và số ngày mƣa trong năm là 130-150 ngày; (iii) vành đai phía Nam có lƣợng mƣa thấp nhất nhƣng vẫn có trị số 2000-2400 mm.

Lƣợng mƣa lớn và phân hoá theo mùa và đã tạo ra hai mùa trái ngƣợc nhau: mùa mƣa và mùa khô.

- Mùa khô kéo dài trong 06 tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lƣợng mƣa rất thấp chỉ chiếm khoảng 10-15% lƣợng mƣa cả năm, trong khi đó lƣợng bốc hơi rất cao, chiếm - Mùa mƣa kéo dài trong 06 tháng từ tháng 5 đến tháng 10, mƣa rất tập trung, lƣợng mƣa 06 tháng mùa mƣa chiếm 90% tổng lƣợng mƣa cả năm, chỉ riêng 04 tháng mƣa lớn nhất, lƣợng mƣa đã chiếm 62-63% lƣợng mƣa cả năm. Ngƣợc lại lƣợng bốc hơi và nền nhiệt thấp hơn mùa khô.

Hệ thống thống thủy văn của KBT bao gồm hệ thống các hồ lớn nhƣ hồ Trị An (32.400 ha), hồ Bà Hào (415 ha), hệ thống các sông, suối (sông Bé, sông Mã Đà, suối Dakin, suối Sa Mách, suối Linh, suối Bà Hào, suối Ràng, suối Cây Sung ) và bàu sình (Bàu Điền, bàu Sắn, bàu Mai, bàu Ếch). Đặc

điểm chính của dạng sinh cảnh này là ngập nƣớc quanh năm hoặc theo mùa, có hệ thực vật và động vật thủy sinh phong phú.

Chế độ thuỷ văn trong khu vực phân hoá theo mùa:

- Mùa khô, lƣợng dòng chảy nhỏ nƣớc trên sông Đồng Nai xuống thấp, nên khả năng cung cấp nƣớc bị hạn chế đã gây tình trạng thiếu nƣớc cho một số khu vực.

- Mùa mƣa, thƣờng xuất hiện lũ, nƣớc trên sông Đồng Nai lớn, có năm gây hiện tƣợng ngập úng ở khu vực địa hình thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm sinh cảnh và phân bố thú móng guốc chân (artiodactyla) tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai​ (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)