Rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới (SC1)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm sinh cảnh và phân bố thú móng guốc chân (artiodactyla) tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai​ (Trang 46 - 48)

Diện tích khoảng 44.142 ha, chiếm 44 % diện tích KBT. Đặc điểm chính của dạng sinh cảnh gồm có các trạng thái rừng sau.

3.6.1.1. Trạng thái rừng III A2

Đây là trạng thái rừng đã đã bị khai thác quá mức nhƣng đã có thời gian phục hồi tốt. Đặc trƣng của trạng thái rừng này là hình thành tầng giữa vƣơn lên chiếm ƣu thế sinh thái với lớp cây gỗ đại bộ phận có đƣờng kính 20-30 cm. Rừng có hai tầng trở lên, tầng trên tán không liên tục đƣợc hình thành chủ yếu từ những cây của tầng giữa trƣớc đây, rải rác còn một số cây to khoẻ vƣợt tán của tầng rừng cũ để lại.

Tầng A1 có chiều cao cây trung bình 15-25m. Tán rừng có nhiều khoảng trống. Các loài cây gỗ có: Dầu, Chò chai, Lò bo, Dái ngựa, Bằng lăng, Gõ mật, Huỷnh, Bình linh, Gội, Cầy,….

Tầng A2 có chiều cao cây trung bình 8-15 m. Tầng rừng này có vai trò quan trọng để duy trì hoàn cảnh rừng mặc dù tán rừng ở tầng này cũng không liên tục, có nhiều khoảng trống. Các loài cây gỗ có: Chò chai, Dầu, Trâm, Dái ngựa, Bằng lăng, Làu táu, Máu chó, Bình linh, Nhọc, Gáo, Thành ngạnh,….

Tầng cây bụi có chiều cao cây trung bình 2-8 m. Các loài cây bụi thƣờng gặp là: Cọc rào, Tam lang, Tai nghé, Sầm,... Có nhiều loài dây leo nhƣ: Gium, Trung quân, Chặc chìu và nhiều loài khác bám vào thân những cây gỗ nhỏ.

Tầng thảm tƣơi gần nhƣ phủ kín mặt đất rừng với các loài cỏ nhƣ: Riềng rừng, cỏ Hôi, dây Chiều, …..

3.6.1.2. Trạng thái rừng IIIA1

Đây là trạng thái rừng bị khai thác kiệt quệ, tán rừng bị phá vỡ từng mảng lớn. Tầng trên có thể còn sót lại một số cây cao to nhƣng phẩm chất xấu, nhiều dây leo, bụi rậm, tre nứa xâm lấn. Trạng thái rừng này rất phổ biến trong KBT, có diện tích 17.533,9ha và phân bố nhiều ở khu vực phía Nam và phía Tây. Một số chỉ tiêu định lƣợng của trạng thái rừng này: Độ che phủ của tán rừng 0,4-0,6; Đƣờng kính ngang ngực bình quân 19,9cm; Chiều cao cây bình quân 15m; Mật độ bình quân 514 cây/ha. Kết cấu rừng gồm nhiều tầng không liên tục.

Tầng rừng chính (tầng A1) có chiều cao bình quân 15-25m, kết cấu rừng bị phá vỡ hoàn toàn do khai thác chọn hoặc chiến tranh, tán rừng có nhiều khoảng trống không liên tục của những cây gỗ còn sót lại nhƣ: Dầu, Chò chai, Lò bo, Dái ngựa, Gõ mật, Bằng lăng, Cầy.

Tầng giữa (tầng A2) có chiều cao bình quân 8-15m, cây có kích thƣớc nhỏ (D1.3< 20cm). Tầng rừng này có vị trí quan trọng trong việc duy trì hoàn cảnh rừng mặc dù tầng rừng không liên tục và số lƣợng cây gỗ lớn ít. Những loài cây ƣu thế thuộc tầng rừng này có Chò chai, Dầu, Trâm, Dái ngựa, Bằng lăng, Làu táu.

Tầng cây bụi có chiều cao bình quân 2-8m. Thành phần các loài cây gồm: Cọc rào, Tam lang, Tai nghé, Sầm. Có nhiều loài dây leo nhƣ Gium, Trung quân, Chặc chìu,... có độ cao bò leo từ 2 -8m, thƣờng lẫn hoặc bám thân cây gỗ nhỏ, đặc biệt có những dây lớn lấn áp những cây gỗ nhỏ.

Tầng thảm tƣơi gần nhƣ phủ kín mặt đất rừng bằng những loài cây nhƣ Cỏ hôi, Sâm nam, Dứa gai,...

3.6.1.3. Trạng thái rừng non (IIA, IIB)

Đây là kiểu rừng non phục hồi sau nƣơng rẫy hoặc khai thác kiệt. Rừng có kết cấu đơn giản, có thể xem nhƣ một tầng rừng đồng nhất, chiều cao bình quân cây 8 - 20 m, độ tàn che của rừng 0,6 - 0,7. Các loài cây ƣu thế gồm có Chò,Trƣờng, Trâm, Gáo, Bình linh, Dầu, Làutáu, Bằng lăng, Lòng mang…

Tầng cây bụi có chiều cao bình quân 2-5m, độ tàn che của rừng 0,2, có các loài cây nhƣ Tam lang, Cuốn vàng, Sầm, Mây,..

Tầng thảm tƣơi có chiều cao bình quân 0,5 -1m, có các loài cây nhƣ: Dong riềng, Sâm nam, Cỏ ba cạnh, Cỏ tranh, ... xen lẫn một số loại dây leo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm sinh cảnh và phân bố thú móng guốc chân (artiodactyla) tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai​ (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)