Số lƣợng cá thể thú MGC quan sát đƣợc theo tuyến, điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm sinh cảnh và phân bố thú móng guốc chân (artiodactyla) tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai​ (Trang 56 - 59)

Stt Loại động vật Tuyến Điểm Tổng

Lần gặp Số lƣợng Lần gặp Số lƣợng Lần gặp Số lƣợng

1 Lợn rừng 59 142 6 11 65 153

2 Nai rừng 7 8 4 8 11 16

3 Bò tót 57 105 10 15 67 120

4 Cheo cheo 9 17 3 4 12 21

Lợn rừng (Sus scrofa): Ghi nhận đƣợc 59 lần bắt gặp, ƣớc lƣợng khoảng 142 cá thể trên tuyến điều tra và ghi nhận 6 lần với 11 các thể trên điểm điều tra. Lợn rừng là loài động vật hoang dãkhá phổ biến trong Khu Bảo tồn, ngay từ khi thành lập, công tác quản lý bảo vệ rừng đƣợc triển khai thực hiện tốt hơn nên số lƣợng Lợn rừng cũng tăng nhanh. Các cán bộ của Khu Bảo tồn và ngƣời dân thƣơng xuyên gặp các đàn Lợn rừng ở nhiều khu vực khác nhau trong mỗi lần vào rừng hoặc đi rẫy. Vết ủi và phân của chúng rất dễ gặp ở các khu vực bàu sình hoặc ven suối, vết phá, ăn ủi cây mì ở các rẫy ven bìa rừng của ngƣời dân địa phƣơng. Lợn rừng sinh sống ở hầu hết các dạng sinh cảnh, tập trung nhiêu nhất là các khu rừng trồng gần rừng tự nhiên và khu vực gần các trảng cỏ, bàu sình.

Nai (Rusa unicolor): Ghi nhận đƣợc 7 lần bắt gặp, ƣớc lƣợng khoảng 8 cá thể trên tuyên điều tra và 4 lần bắt gặp với 8 cá thể trên điểm điều tra. Quan tìm hiểu từ lực lƣợng các công chức, viên chức của KBT và ngƣời dân sống trong vùng lõi hàng năm vẫn trực tiếp gặp các cá thể Nai trong rừng. Dấu vết và hoạt động của chúng cũng thƣờng gặp ở nhiều khu vực khác nhau nhƣ: dọc các khe suối cạn, suối nƣớc, các bàu sình. Qua kết quả điều tra của tác giả cho thấy, Nai phân bố tập trung ở các khu vực gần các sông Mã Đà, sông Bé, gần hồ Bà Hào và hồ Trị An và đặc biệt ở khu vực Vĩnh An phần

giáp ranh với VQG Cát Tiên. Có 5 cá thể Nai thƣờng xuyên ra kiếm ăn gần Trạm Kiểm lâm Suối Ràng (khu vục Vĩnh An). Sinh cảnh ƣa thích của loài Nai tại Khu Bảo tồn là: Sinh cảnh rừng thứ sinh đang phục hồi và nhiều trảng cỏ, bàu sình ở KBT là sinh cảnh rất phù hợp cho quần thể Nai ở đây phát triển. Tuy nhiên, săn, bắt, mua bán trái phép với nhiều thủ đoạn và tinh vi đã và đang làm cho quần thể Nai ở đây suy giảm.

Bò tót (Bos frontalis): Trong KBT đã ghi nhận đƣợc 57 lần khác nhau, ƣợc lƣợng khoảng 105 các thể trên tuyến điều tra và 10 lần bắt gặp với 15 cá thể trên điểm điều tra. Đàn nhiều nhất đƣợc ghi nhận ở khu vực Rang Rang. Các đàn này đều có con đực, cái, con non và con trƣởng thành, điều đó chứng tỏ quần thể Bò tót ở KBT đang có khả năng sinh sản và phát triển tốt. Trên cả 3 khu vực Vĩnh An, Mã Đà và Hiếu Liêm đều ghi nhận đƣợc sự xuất hiện của Bò tót, tuy nhiên khu vực Mã Đà số lƣợng ghi nhận đƣợc nhiều hơn, có lẽ vì ở đây có các điểm khoáng tự nhiên và có trảng cỏ rộng, đặc biệt là trảng Min là nơi trƣớc đây Bó tót và Bò rừng thƣờng đến kiếm ăn rất đông (thông tin phỏng vấn ngƣời dân). Do khu vực nghiên cứu tiếp giáp với lâm phận VQG Cát Tiên nên quần thể Bò tót ở 2 Khu Bảo tồn này có mối quan hệ chặt chẽ, và thuận tiện cho việc kết nối, qua lại với nhau, có thể xem là cùng một quần thểBò tót lớn về số lƣợng cũng nhƣ sinh cảnh phân bố và ƣớc lƣợng khoảng trên 250 cá thể lớn nhất Việt Nam. Vì vậy, bảo tồn Bò tót ở 2 Khu Bảo tồn này có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế.

Cheo cheo (Tragulus kanchil): Cheo cheo là loài động vật nhỏ bé cũng còn khá phổ biến trong Khu Bảo tồn thích hợp với nhiều sinh cảnh sống khác nhau qua điều tra và ghi nhận trên tuyến với 9 lần bắt gặp, ƣớc lƣợng khoảng 17 cá thể trên tuyến điều tra và 3 lần bắt gặp với 4 cá thể trên điểm điều tra. Sinh cảnh ƣa thích của Cheo cheo thƣờng chủ yếu là rừng non phục hồi, rừng xen tre, nứa với cây gỗ lớn là sinh cảnh thuận lợi cho sự phát triển của Cheo

cheo. Trong quá trình điều tra, chúng tôi đã phát hiện dấu chân Cheo cheo ở nhiều nơi nhƣ: suối Cà Cóc và các suối cạn trên đƣờng từ Trạm Suối Cạn đi địa đạo chiến khu D; khu vực trạm Suối Linh (xã Hiếu Liêm), khu vực rừng gần bàu Sắn, bàu Le Le thuộc tiểu khu 108, suối Ràng.

Nhƣ vậy từ bảng 4.1 cho ta thấy, số lƣợng cá thể có thể bắt gặp nhiều nhất là Lợn rừng, sau đó là Bò tót, Cheo cheo và Nai. Kết quả trên cho thấy số lƣợng Lợn rừng và Bò tót tại KBT là tƣơng đối phong phú, mặc dù kích thƣớc về cơ thể giữa Nai và Lợn rừng là xấp xỉ bằng nhau nhƣng rõ ràng số lƣợng cá thể Nai còn ít hơn so với Lợn rừng. Ngoài ra Cheo cheo có kích thƣớc nhỏ, dễ lẩn trốn, do đó việc bắt gặp với số lƣợng ít chƣa hẳn khẳng định đƣợc tại KBT số lƣợng Cheo cheo ít, do trong quá trình điều tra gây tiếng động chúng có thể ẩn lấp mà chúng ta không ghi nhận đƣợc.

4.2. Phân bố thú móng guốc theo sinh cảnh chính

4.2.1. Phân bố động vật theo sinh cảnh chính qua tuyến điều tra

Khu Bảo tồn có diện tích rừng tự nhiên liền mảng và rộng lớn. Tại đây, tồn tại nhiều dạng sinh cảnh khác nhau, rất phù hợp với thú móng guốc. Tuy nhiên việc nghiên cứu sinh cảnh ƣa thích của từng loài có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý bảo tồn động vật hoang dã cũng nhƣ các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho phù hợp và hiệu quả.

Qua ghi nhận về sinh cảnh trong quá trình điều tra, các loài thú MGC tập trung phân bố ở các dạng sinh cảnh chính sau: SC1: Rừng kín thƣờng xanh

mƣa ẩm nhiệt đới; SC2:Rừng hỗn giao cây gỗ và lô ô; SC3:Rừng lồ ô thuần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm sinh cảnh và phân bố thú móng guốc chân (artiodactyla) tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai​ (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)