Mối đe dọa chính đến thú móng guốc chẵn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm sinh cảnh và phân bố thú móng guốc chân (artiodactyla) tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai​ (Trang 82 - 86)

4.4.1. Tác động đe dọa đến động vật tại tuyến điều tra

Để tăng thêm cơ sở trong việc đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển các loài thú MGC tại KBT, đề tài đã thực hiện điều tra, ghi nhận những tác động tới các quần thể thú MGC và sinh cảnh của chúng tại KBT, kết quả đƣợc ghi thể hiện trên bảng 4.10

Bảng 4. 10.Tổng hợp các mối đe dọa đến sinh cảnh tại tuyến điều tra

TT Các tác động Các chỉ số

1. Săn bắt ĐVHD - Tần số bắt gặp bẫy: 2,23 bẫy/ km (231 bẫy) - Tần số bắt gặp lán săn: 0,03 chòi/km (3 chòi) - Tần số bắt gặp thợ săn: 0,02 ngƣời/km (2 thợ săn thú).

- Tần số bắt gặp ngƣời vào rừng: 0,13 ngƣời/km (13 ngƣời vào rừng)

2. Khai thác gỗ - Tần suấtbắt gặp điểm chặt gỗ: 0,12 điểm/km (12 điểm khai thác ƣơi, dầu rái, trai cục)

- Tần số bắt gặp lán khai thác gỗ: 0 %

3. Khai thác LSNG - Tần số bắt gặp điểm khai thác lâm sản ngoài gỗ: 0,03 điểm/km ( 3 điểm khai thác măng)

4. Phá hoại sinh cảnh - Tần suấtbắt gặp điểm phá hoại sinh cảnh: 0% 5 Chăn thả gia súc - Tần suấtbắt gặp điểm có gia súc: 0,02 chó/km

(2 gặp 2 con chó nhà)

4.4.2. Tác động đe dọa đến động vật tại điểm điều tra

Trong quá trình điều tra theo điểm đề tài cũng đã ghi nhận những tác động đối với thú MGC và sinh cảnh của chúng, kết quả thể hiện bảng 4.11.

Bảng 4. 11.Tổng hợp các mối đe dọa đến sinh cảnh tại điểm điều tra

TT Các tác động Các chỉ số

1. Săn bắt ĐVHD - Tần số bắt gặp bẫy: 1,08 bẫy/ điểm (27 bẫy) - Tần số bắt gặp lán săn: 0,08 chòi/ điểm (2 chòi) - Tần số bắt gặp thợ săn: 0,52 ngƣời/ điểm (13 thợ săn thú, bẫy chim, gà rừng).

- Tần số bắt gặp ngƣời vào rừng: 0,32 ngƣời/ điểm ( 8 ngƣời vào rừng)

2. Khai thác gỗ - Tần suấtbắt gặp điểm chặt gỗ: 0,32 điểm/điểm (8 điểm khai thác ƣơi, dầu rái, trai cục)

- Tần số bắt gặp lán khai thác gỗ: 0 %

3. Khai thác LSNG - Tần số bắt gặp điểm khai thác lâm sản ngoài gỗ: 0%

4. Phá hoại sinh cảnh - Tần suấtbắt gặp điểm phá hoại sinh cảnh: 0% 5 Chăn thả gia súc - Tần suấtbắt gặp điểm có gia súc: 0%

4.4.3. Tác động đe dọa đến thú MGC tại Khu Bảo tồn trong thời gian qua

Theo số liệu thống kê của Hạt Kiểm lâm KBT trong giai đoạn từ năm 2009 -2016 tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và lâm sản trên địa bàn KBT vẫn còn diễn ra, bảng tổng hợp 4.12 cho thấy các phƣơng thức tác động (các vụ vi phạm) liên quan tới công tác quản lý động vật hoang dã trên địa bàn nói chung và thú MGC nói riêng.

Bảng 4. 12. Tổng hợp các vụ vi phạm trong các năm 2009 đến 2016

TT Vi phạm Số vụ

1 Phá rừng và vi phạm bảo vệ rừng 19

2 Khai thác gỗ và lâm sản khác 18

3 Mua bán, tàng trữ, kinh doanh, vận chuyển lâm sản 76

4 Vi phạm QLBV động vật hoang dã 64

5 Vi phạm PCCR 2

Bên cạnh các vụ vi phạm thì các phƣơng tiện, dụng cụ là mối đe dọa tới thú MGC và sinh cảnh của chúng đƣợc thể hiện bảng 4.13:

Bảng 4. 13.Tổng hợp dụng cụ bẫy thú trong các năm 2009 đến 2016 Năm Bẫy các loại (chiếc) Bẫy dây (dây) Đú (chiếc) Năm Bẫy các loại (chiếc) Bẫy dây (dây) Đú (chiếc)

2009 0 12.032 148 2010 71 9.240 130 2011 54 8.970 155 2012 174 11.946 266 2013 115 8.558 304 2014 92 12.693 291 2015 172 9.616 281 2016 149 8.190 245 Tổng 827 81.245 1.820

Quan bảng Tình hình săn, bắt, đạt bẫy, mua bàn động vật, khai thác và mua, bán, tàn trữ lâm sản trái phép, vi phạm pháp luật tại khu vực vẫn còn sẩy ra với số lƣợng nhỏ lẻ. Mặc dù, lực lƣợng kiểm lâm sở tại đã thƣờng xuyên đi tuần tra kiểm soát và ngăn chặn trên địa bàn quản lý. Do vậy, các đê dọa đến động vật hoang dã đã giảm trong những năm gần đây.

Tóm lại, trong những năm gần đây, đƣợc sự quan tâm chỉ đạo sâu sát từ Trung ƣơng tới địa phƣơng, công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng tại đơn vị đã đƣợc thiết chặt và hạn hạn chế đƣợc nhiều các mối đe dọa tới các loài thú MGC. Ngoài ra vì đây là khu rừng đặc dụng, không có hiện tƣợng khai thác, lấn chiếm rừng nên sinh cảnh của chúng tƣơng đối ổn định ngoại trừ một số hộ sống ven khu vực vẫn tiến hành chăn thả gia súc, gây ra một số tác động tới sinh cảnh cũng nhƣ là một mối tiềm ẩn lây nhiễm bệnh từ vật nuôi tới động vật hoang dã nói chung và thú MGC nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm sinh cảnh và phân bố thú móng guốc chân (artiodactyla) tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai​ (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)