3.1.2 .Chức năng nhiệm vụ của Văn phòngCục ThuếHà Nội
4.1. Phƣơng hƣớng nâng cao chất lƣợng cán bộ,công chức tại Văn phòngCục
Thứ nhất, nâng cao chất lượng CBCC tại Văn phòng phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng đội ngũ CBCC trong thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước.
Ngành Thuế là một ngành có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội của nƣớc ta. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCC Cục Thuế Hà Nội nói chung, tại Văn phòng Cục nói riêng phải quán triệt các quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về xây dựng đội ngũ CBCC trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nƣớc. Để thực hiện mục tiêu này cần phải phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Đây là một trong ba khâu đột phá chiến lƣợc đã đƣợc khẳng định trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020.
Thứ hai, nâng cao chất lượng CBCC đáp ứng yêu cầu phát triển của Cục Thuế Hà Nội.
Để đảm bảo thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Cục Thuế Hà Nội trong thời gian tới, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của ngành Thuế và áp lực lớn từ sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố thì trong thời gian tới, Cục Thuế nói chung, Văn phòng Cục Thuế nói riêng phải tập trung xây dựng đội ngũ CBCC có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, tận tụy với công việc, yêu ngành, yêu nghề, lòng tự trọng nghề nghiệp cao, đƣợc trang bị đầy đủ kiến thức về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, có khả năng cụ thể hóa các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong hoạt động của ngành Thuế; có trình độ, kỹ năng chuyên nghiệp, từng bƣớc chính quy, hiện đại, đáp ứng yêu cầu của hội nhập.
Thứ ba, nâng cao chất lượng CBCC đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về hoạt động của ngành Thuế.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, một trong những yêu cầu quan trọng của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải xây dựng nền tài chính lành mạnh, công khai, đảm bảo tính minh bạch, việc xây dựng ngành thuế vững mạnh là yêu cầu cấp thiết, trong đó, đòi hỏi phải nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCC ngành Thuế nhất là về ngoại ngữ và trình độ chuyên môn.
Ảnh hƣởng của quá trình hội nhập trong bối cảnh mới tới công tác nâng cao chất lƣợng cán bộ công chức:
Thách thức lớn nhất hiện nay vẫn là vấn đề ngoại ngữ. Cán bộ công chức trong nền hành chính nói chung và công chức thuế nói riêng rất hạn chế về ngoại ngữ, thực tế là cán bộ công chức đều có chứng chỉ A, B, C hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ khác nhƣng số cán bộ công chức có thể nói chuyện giao tiếp bình thƣờng với ngƣời nƣớc ngoài chỉ đếm trên đầu ngón tay và đặc biệt số cán bộ công chức có thể nghe giảng trực tiếp bằng tiếng Anh đối với chuyên ngành thuế thì càng hiếm. Việc hạn chế về ngoại ngữ vô hình chung tạo nên rào cản ngăn cách cán bộ công chức thuế tiếp cận với các phƣơng tiện, ứng dụng quản lý thuế hiện đại của các nƣớc tiên tiến trên thế giới, việc hạn chế về ngoại ngữ cũng dẫn đến việc tiếp thu các bài giảng của các chuyên gia nƣớc ngoài (nhất là các chuyên đề về chuyển giá) không đầy đủ thậm chí hiểu sai khái niệm và cách thức xử lý.
Vấn đề về chuyên môn nghiệp vụ cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu tác động tới công tác nâng cao chất lƣợng cán bộ công chức thuế Việt Nam nói riêng và ngành thuế TP Hà Nội nói chung. Tại các nƣớc nhƣ Nhật Bản, Mỹ, Úc..hay ngay cả các nƣớc trong khu vực nhƣ Singapore, công chức đƣợc tuyển dụng vào ngành thuế phải trải qua thời gian đào tạo liên tục tại trƣờng bồi dƣỡng cán bộ thuế từ 02 đến 04 năm. Tại các trƣờng này, công chức thuế đƣợc đào tạo bài bản để trở thành công chức thuế có các kỹ năng đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc, học viên đƣợc đào tạo từ văn hóa ứng xử với đồng nghiệp, với ngƣời nộp thuế và các kiến thức pháp luật, chuyên môn về thuế. Sau khóa đào tạo này, các công chức thuế sẽ có
thể đảm đƣơng đƣợc các công việc của một công chức thuế với nhiều vị trí khác nhau. Cho nên, qua nhiều chuyến đi khảo sát ngành thuế tại Nhật Bản, Úc, Sigapore…điều mà các cán bộ công chức đi về cảm nhận đó là tính chuyên nghiệp trong quản lý thuế và đặc biệt là cán bộ thuế rất nhanh, chuyên nghiệp trong xử lý công việc và luôn có thái độ rất lịch sự, nhã nhặn, tôn trọng và phục vụ ngƣời nộp thuế rất tận tình, chu đáo trong khi một bộ phận trong công chức thuế trình độ chuyên môn thì hạn chế mà luôn có thái độ cửa quyền, hách dịch và nhũng nhiễu ngƣời nộp thuế. Điểm hạn chế này ảnh hƣởng không nhỏ tới công tác nâng cao chất lƣợng cán bộ công chức thuế Việt Nam.
4.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng cán bộ, công chức tại Văn phòng Cục Thuế Hà Nội