Năm Chỉ số
2006 2007 2008 2009
Tổng GDP (tỷ USD) 60,9 71,1 87 91
Tăng trưởng GDP (%) 8,2 8,45 6,18 5,32
Thu nhập đầu người (USD/người)
736 835 1030 1055
Tỷ giá hối đoái 15.984 16.072 16.525 17.941
Tỷ lệ lạm phát (%) 6,6 12,6 23 6,88
30
Việt Nam được đánh giá là nước có môi trường đầu tư thương mại an toàn bậc nhất vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đồng thời nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng cao và ổn định. Tuy năm 2008 nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng GDP là 6,18% và được dự báo là sẽ phục hồi nhanh chóng so với các nền kinh tế khác trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá là rất cao so với các nước phát triển trên thế giới. Năm 2008 do khủng hoảng tài chính dẫn đến nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái nặng nề, tuy GDP của Việt Nam năm 2009 có thấp hơn năm 2008 nhưng so với thế giới và so với dự báo GDP của Việt Nam đã đạt trên 5% và là con số dương. Tuy GDP không cao như các năm trước nhưng ngành Bưu chính – Viễn thông, đặc biệt là Internet thì vẫn không ngừng gia tăng. Tính đến cuối năm 12/2009 số thuê bao Internet đạt 3 triệu thuê bao, tăng 45,5% so với cùng thời điểm năm 2008. Số người sử dụng Internet tính đến cuối năm 2009 ước tính 22,9 triệu lượt người, tăng 10,3% so với thời điểm cuối năm 2008. Số thuê bao điện thoại và Internet phát triển mạnh đã góp phần quan trọng đưa tổng doanh thu thuần bưu chính, viễn thông năm 2009 ước tính đạt 94,9 nghìn tỷ đồng, tăng 39,7% so với năm 2008.
Thu nhập bình quân theo đầu người là 1055 USD tăng lên không đáng kể so với năm 2008, đứng thứ 10 trong 13 nước ASEAN + 3 chỉ trên Lào, Campuchia, và Myanmar. Tuy nhiên giá cước dịch vụ Internet của Viettel đối với gói cước chất lượng tốt nhất chỉ có 100đ/Mb, đây là một việc thuận lợi cho người sử dụng Internet ở Việt Nam.
b. Văn hóa – xã hội
Sau hơn 20 năm đổi mới Việt Nam đã thoát khỏi cảnh đói nghèo, và có những bước phát triển đáng ghi nhận. Nhưng về cơ bản Việt Nam vẫn là một nước nghèo kém phát triển. Phần đông dân số vẫn tập trung trong khu vực nông thôn với nền kinh tế nông nghiệp và nền văn minh lúa nước, các quan niệm truyền thống làng xã vẫn còn phổ biến và nặng nề, con người Việt Nam ưa trực quan muốn cái gì cũng phải sờ tận tay, nhìn tận mắt đây là một sự cản trở rất lớn đối với phát triển Internet vì các giao dịch hay trao đổi qua Internet là qua môi trường ảo. Tuy vậy,
31
với quá trình hội nhập kinh tế sự hòa nhập, giao lưu văn hóa nên các quan điểm, nhận thức của người Việt Nam đang dần chuyển biến tích cực. Thêm vào đó, trình độ dân trí của người dân ngày càng được nâng cao. Chính vì vậy nó tạo đà cho sự phát triển dịch vụ Internet, vốn đang rất phổ biến trên thế giới.
Cùng với đó thì Việt nam là một nước đông dân với dân số hiện nay khoảng 86 triệu người, tỷ lệ dân số trẻ chiếm tới 60% đang có nhu cầu dịch vụ liên lạc, Internet tạo ra nhu cầu lớn và một thị trường rộng lớn sẽ là cơ hội cho Cty mở rộng hoạt động và chiếm lĩnh thị trường giàu tiềm năng này.
c. Môi trường chính trị
Việt Nam được đánh giá là nước có tình hình chính trị ổn định nhất thế giới. Hệ thống chính sách, pháp luật của Việt Nam cũng đang được hoàn thiện theo hướng đồng bộ và phù hợp với thông lệ quốc tế. Các quy định về thủ tục hành chính ngày càng hoàn thiện, giấy phép hoạt động kinh doanh ngày càng được rút ngắn.
Sau 10 năm phát triển thị trường internet ở Việt Nam theo đánh giá của các chuyên gia viễn thông, Việt Nam đã có những bước tiến dài trong việc cải tổ khung pháp lý cho ngành Bưu chính – Viễn thông và Internet. Bộ Thông tin và Truyền thông đã có vai trò quan trọng trong việc xây dựng những chính sách và quyết định tiến bộ đã được thông qua mấy năm gần đây như: chiến lược phát triển ngành bưu chính - viễn thông tới năm 2010 định hướng phát triển đến năm 2020; pháp lệnh về Bưu chính – Viễn thông. Đặc biệt là bản quy hoạch phát triển Viễn thông và Internet đến năm 2020 thể hiện sự quan tâm của Chính phủ tới ngành kinh tế được coi là mũi nhọn này. Những động thái đó cho thấy những dấu hiệu tốt lành cho ngành Viễn thông nói chung và Internet nói riêng. Các quy định pháp quy về quản lý và sử dụng internet dựa trên quan điểm phục vụ sự phát triển, phát triển đến đâu thì phục vụ đến đó. Nhà nước có những chính sách, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển internet để làm đòn bẩy phát triển kinh tế như: chỉ thị 58/CT/TW; quyết định 33/2002/QĐ-CP; QĐ/158/2001/QĐ-TTg; 32/2006.QĐ-TTg. Thị trường Internet cũng được điều chỉnh theo hướng mở cửa và cạnh tranh, mở rộng các thành phần tham gia cung cấp dịch vụ như: Nhà nước, tư nhân và cả các nhà cung cấp nước ngoài vào liên doanh. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu
32
tư phát triển các dịch vụ ứng dụng, truy nhập Internet, đại lý Internet công cộng, các DN viễn thông đầu tư hợp lý để phát triển mạng viễn thông phục vụ cho phổ cập Internet. Chính phủ có những chính sách chỉ đạo giảm giá cước dịch vụ phục vụ cho phát triển Internet như nghị định 55/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2001. Bộ Thông tin và Truyền thông từng bước thực hiện các chỉ thị của Chính phủ về cấp phép và thực hiện lộ trình giảm giá và có một số quyết định tạo bước đột phá cho phát triển Internet tại Việt Nam.
d. Môi trường công nghệ, cơ sở hạ tầng
Công nghệ: hiện nay, công nghệ Internet tập trung vào phát triển các ứng dụng trên nền tảng công nghệ băng thông rộng. Thị trường công nghệ phục vụ cho Internet phát triển và biến đổi nhanh chóng. Công nghệ biến đổi nhanh là cơ hội cho các DN mới ra nhập ngành và là trở lực cho các DN đã đi vào hoạt động. Công nghệ có tác động quyết định đến 2 yếu tố cơ bản tạo nên khả năng cạnh tranh của DN: chất lượng và chi phí cá biệt của sản phẩm, dịch vụ mà DN cung cấp cho thị trường. Song để thay đổi công nghệ không phải dễ. Nó đòi hỏi DN cần phải đảm bảo nhiều yếu tố khác như: trình độ lao động phải phù hợp, đủ năng lực tài chính, chính sách phát triển, sự điều hành quản lý. Công nghệ mới cũng đồng nghĩa với việc các DN có thể định hướng sai công nghệ cho mình đây là nguyên nhân chính dẫn đến các DN kinh doanh thua lỗ.
Cơ sở hạ tầng: Bưu chính – Viễn thông là ngành quan trọng, có mặt trong
tất cả các lĩnh vực. Do đó, nó rất được Nhà nước quan tâm đầu tư. Tính cho đến nay 64/64 tỉnh, thành trong cả nước về cơ bản đã có mạng lưới Internet với dung lượng kết nối ngày càng được nâng cao. Mặt khác, trong những năm trở lại đây việc hợp tác và chuyển giao công nghệ được triển khai với nhiều đối tác nước ngoài. Chính phủ Việt Nam đã có những thay đổi nhằm phát triển công nghệ quốc gia để có thể bắt kịp với các nước khác trong khu vực và thế giới. Mạng lưới đã được thiết lập khắp 64/64 tỉnh thành phố trên cả nước, mạng truyền dẫn quốc tế tiếp tục được tăng cường dung lượng. Tính đến năm 2007 mạng truyền dẫn quốc tế có khoảng 4 tuyến cáp quang, 7 trạm vệ tinh mặt đất, 50 trạm VSAT nối với 3 tổng đài cổng quốc tế.
33
2.2.2. Môi trƣờng cạnh tranh ngành
a. Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều DN cung cấp dịch vụ Internet, thị phần của các nhà cung cấp như bảng sau: