I. PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN THỨ CẤP
2. Phân tích môi trƣờng bên ngoài của lĩnh vực Internet tại Tổng Cty
2.1. Môi trường quốc tế ảnh hưởng đến lĩnh vực Viễn thông và
Có thể nói Internet đang ngày càng thay đổi cuộc sống của chúng ta. Khi mà sống trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế càng cao thì các ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào cuộc sống ngày càng nhiều và càng trở lên phổ biến.
Thị trường thế giới về lĩnh vực viễn thông – Internet đang ngày càng mở rộng. Nó không còn là vấn đề "kéo cầu" hay "đẩy cung", mà cả hai điều này đang xảy ra. Sự tác động lẫn nhau của hai yếu tố này khiến cho viễn thông – Internet trở thành một trong những lĩnh vực có sự tăng trưởng hàng đầu trong nền kinh tế thế giới. Nó cũng khiến cho viễn thông trở thành một trong những ngành quan trọng nhất của hoạt động xã hội, văn hoá và chính trị. Điều này đặt ra những vấn đề quan trọng có liên quan đến viễn cảnh về xã hội thông tin toàn cầu (GIS). Viễn cảnh này đã là chủ đề tranh luận trong giai đoạn 1995-1999, ban đầu là các nước công nghiệp tiên tiến G7, sau đó là trong cộng đồng quốc tế. Ngày nay những ý tưởng cơ bản ẩn sau khái niệm GIS đang được chấp nhận một cách rộng rãi. Trong viễn cảnh này, mọi hình thức hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị sẽ ngày càng phụ thuộc vào việc truy nhập những dịch vụ viễn thông và thông tin của cơ sở hạ tầng thông tin toàn cầu (GII). Sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử trên Internet là một ví dụ làm thế nào để GIS trở thành hiện thực. Thách thức cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt đó là phải tìm ra được những hướng đi đảm bảo GIS thực sự mang tính toàn cầu và rằng mọi người ở mọi nơi có thể chia sẻ những quyền lợi của
27
nó. Tốc độ thay đổi trong lĩnh vực viễn thông là rất lớn và các ứng dụng của nó cũng ngày càng phát triển rộng rãi. Công nghệ, kinh doanh thương mại, môi trường toàn cầu hóa về viễn thông đang là một thách thức trong vấn đề quản lý. Tốc độ thay đổi trong lĩnh vực viễn thông là rất lớn và các ứng dụng của nó đang trở nên rộng rãi hơn. Công nghệ, kinh doanh thương mại, môi trường và các tổ chức quốc tế về viễn thông đang thách thức khả năng của xã hội trong lĩnh vực quản lý. Các giải pháp lâu dài cho vấn đề truy nhập trong các khu vực vùng sâu, vùng xa đó là các công nghệ mới như là Cellular, vệ tinh, cáp quang và DSL và chúng đang tăng đáng kể trong toàn bộ thị trường. Dù sao vẫn có khác biệt lớn tồn tại như độ khả dụng của dịch vụ bên trong các nước và giữa các nước. Công nghệ mới có khả năng làm tăng thêm hoặc làm giảm sự mất cân bằng giữa các nước.
Việc truy nhập tới các dịch vụ mới sẽ đòi hỏi không chỉ đối với vấn đề cân bằng mà còn đòi hỏi về vấn đề thành công trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin. Các vấn đề mới như là truy nhập quốc tế và tính cân bằng, thương mại quốc tế và xuyên suốt các biên giới đối với thông tin và các chính sách thương mại nội địa đang nổi lên để thực hiện viễn thông cho hầu hết các lĩnh vực không kiểm soát được. Việc tư nhân hoá, quy định lại, toàn cầu hoá, sắp xếp lại thương mại và cạnh tranh là một số thay đổi đang được thực hiện trong các thay đổi lớn về thị trường và công nghệ. Các vấn đề liên quan đến xã hội và văn hoá của cuộc cách mạng này vẫn chưa được nhận thức đầy đủ mà đang được quản lý đơn lẻ. Vì vậy đã đến lúc cần quan tâm đến các ưu tiên về nghiên cứu và định hướng phát triển cho lĩnh vực viễn thông để thực hiện cho các mục đích này
Vấn đề tự do hoá và bãi bỏ các quy định cũ đã được đưa ra đối với thị trường dịch vụ viễn thông mới. Các vấn đề mới nảy sinh đối với các nước thành viên như là cam kết của họ đối với WTO và đã mở rộng đến phạm vi quốc gia quan tâm về viễn thông. Các nước thành viên đã tự mình có những thay đổi về cơ cấu tổ chức để đáp ứng các thách thức mới như là chia sẻ khai thác kinh doanh và các quy định viễn thông. Tác động trước mắt của Internet và thương mại điện tử đã thúc đẩy hơn nữa những thay đổi cho cơ chế đang tồn tại về chính sách, quy định và thương mại trong lĩnh vực viễn thông.
28
Những cơ hội và thách thức từ môi trường quốc tế
Cơ hội đối với ngành Viễn thông và Internet nhƣ sau:
Thị trường kinh doanh Internet sẽ ngày càng được mở rộng trên phạm vi trong nước và quốc tế. Do sự phát triển ngành Internet trong những năm vừa qua tăng với tốc độ nhanh chóng và nhu cầu sử dụng Internet ngày càng lớn, tính đến cuối năm 2009 đã có hơn 22 triệu thuê bao Internet – chiếm 26.55% dân số Việt Nam. Hơn nữa, tất cả các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đều phụ thuộc rất nhiều vào Viễn Thông đặc biệt là Internet bởi vai trò quan trọng của nó và các ứng dụng của nó đem lại là vô cùng lớn. Thêm vào đó, xu hướng hợp tác quốc tế vượt ra khỏi gianh giới quốc gia và xu hướng toàn cầu hóa thông tin đang mở ra nhiều cơ hội cho các DN Viễn thông và Internet trong nước và quốc tế nếu các DN đó biết nắm bắt cơ hội. Do vậy mà Cty Viễn thông quân đội Viettel và Internet Viettel đã và đang thúc đẩy chiến dịch mở rộng thị trường Viễn thông và Internet sang các thị trường Lào, Campuchia và tương lai sẽ không chỉ dừng lại ở các thị trường này.
Sự hợp tác quốc tế trong những năm gần đây đặc biệt là trong ngành Viễn thông và Internet đang mở ra nhiều cơ hội cho các DN Viễn thông và Internet Việt Nam. Đó là việc học hỏi kinh nghiệp từ các DN lớn trên thế giới về quản lý, kỹ thuật hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực, tận dụng cơ sở hạ tầng của các DN nước ngoài để mở rộng thị trường, và việc chuyển giao công nghệ tiên tiến.
Thách thức đối với các DN Viễn thông và Internet Việt Nam:
Hiện nay Viễn thông và Internet là ngành đang có tốc độ phát triển khá nhanh, có sức hấp dẫn ngành cao cùng với xu thế hội nhập quốc tế. Chính vì vậy mà cạnh tranh trong ngành càng gay gắt. Việc mở cửa thị trường, sẽ có nhiều DN lớn có tiềm lực về tài chính, công nghệ, có kinh nghiệm trong quản lý, nhân lực hùng mạnh mở rộng vào thị trường Việt Nam sẽ đẩy các DN Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Bởi các DN Việt Nam không những yếu kém về tài chính, công nghệ, cơ sở hạ tầng mà còn yếu kém trong quản lý và kỹ năng nghề nghiệp.
Thách thức thứ hai là môi trường công nghệ, do công nghệ là nhân tố chủ yếu trong lĩnh vực Viễn thông và Internet. Khi mà công nghệ trên thế giới ngày
29
càng chuyển biến nhanh chóng, công nghệ hôm nay là hiện đại và mới được tạo ra nhưng có thể trong một tháng sau đó nó lại trở thành công nghệ lỗi thời. Trong khi các DN Việt Nam lại không có khả năng tự chủ về công nghệ, năng lực công nghệ còn yếu kém, và chúng ta sử dụng công nghệ vẫn là đi mua các ứng dụng bản quyển hay nhận chuyển giao từ các nước phát triển. Do vậy mà các DN trong nước luôn ở thế bị động khi tham gia cạnh tranh trên thương trường quốc tế.