VÀI NÉT VỀ THỊ THƢỜNG INTERNET VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình phân tích swot để hoạch định chiến lược phát triển trong lĩnh vực của incoterms tại tổng công ty viễn thông quân đội viettel (Trang 25 - 27)

1. Thị trƣờng Internet Việt Nam

Thị trường dịch vụ Internet và dịch vụ băng rộng cũng đạt mức tăng trưởng nhanh với 22 triệu người sử dụng Internet tính đến cuối năm 2009 – tăng 7,9% so với 2008 (nguồn: Trung tâm Inernet Việt Nam). Thị trường dịch vụ Internet sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 10% và đạt mật độ 35% vào năm 2011. Dịch vụ băng rộng đang tăng nhanh và sẽ vượt tốc độ tăng trưởng dịch vụ Internet. Theo số liệu của Trung tâm VNNIC, thị trường băng rộng hiện có 2,9 triệu người đăng ký sử dụng băng rộng, tăng 41,3% so với năm 2008, trong khi đó tốc độ tăng trưởng Internet chỉ có 7,9% so với năm ngoái. Để đáp ứng nhu cầu dịch vụ băng rộng tăng nhanh, VNPT đã quyết định tăng gắp đôi dung lượng các tuyến truyền dẫn cáp quang liên tỉnh để hỗ trợ và cung cấp các dịch vụ trên nền mạng NGN. Tuy nhiên, hiện tại các thuê bao băng rộng chủ yếu là các khách hàng DN. Kể từ khi gia nhập WTO, Việt Nam đã chứng kiến việc các tập đoàn viên thông hùng mạnh tham gia thị trường, như Vodafone đã lập văn phòng đại diện tại Việt Nam, Intel đã đầu tư nhà máy sản xuất thiết bị, và còn rất nhiều các Cty lớn khác đang muốn gia nhập thị trường viễn thông Việt Nam.

19

Trên thị trường băng rộng, cuộc chiến giá cước vẫn là xu thế chủ đạo giữa các Cty FPT Telecom, Viettel, VNPT và SPT trong giành chiếm thị phần. Các dịch vụ giải trí và game-online cũng góp phần làm tăng nhanh nhu cầu đối với các dịch vụ băng rộng. Với việc cơ quan quản lý nhà nước đang xem xét các thủ tục cấp phép Wimax, thị trường băng rộng dự kiến đạt 8 triệu thuê bao vào năm 2011.

Dịch vụ Internet chính thức được cung cấp tại Việt Nam năm 1997, qua 12 năm phát triển, đến nay đã có hơn 22 triệu người sử dụng internet. Cuộc chiến về giá cước dịch vụ băng rộng bắt đầu tại Việt Nam từ tháng 10/2006, khi FPT áp dụng khuyến mại tặng moderm cho tất cả thuê bao băng rộng tốc độ cao. Tiếp đó Cty SPT miễn phí moderm và phí lắp đặt dịch vụ. Trong khi đó Viettel chào miễn cước cho 03 tháng sử dụng dịch vụ và miễn phí thiết bị đầu cuối trị giá 200.000 VND, miễn phí lắp đặt và gọi nội hạt trong 12 tháng đối với tất cả thuê bao ADSL mới. FPT Telecom có các chương trình khuyến mãi ở mức khiêm tốn nhất so với các đối thủ cạnh tranh.

Kết luận, có thể nhìn thấy rằng thị trường Internet Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao và nhiều tiềm năng. Hiện nay, có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ Internet tại thị trường Việt Nam là VNPT, FPT, EVN Telecom, SPT, Viettel… Trong đó 2 đối thủ mạnh nhất của Viettel là VNPT và FPT. Trong tương lai có thể có nhiều nhà cung cấp mới có khả năng sẽ ra nhập thị trường này do vậy thị trường Internet Việt Nam hứa hẹn sẽ có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các ISP và khi đó khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn cho mình theo hướng ngày càng có lợi hơn.

2. Những xu hƣớng Viễn thông và Internet trong năm 2010.

Trong tương lai, chiếc máy điện thoại sẽ tích hợp nhiều tính năng mới, trở thành "máy thông tin số", được dùng như chứng minh thư, thẻ tín dụng, vé máy bay, là ví tiền điện tử, thanh toán, quản lý truy nhập, mua hàng hay làm chiếc chìa khoá nhà hoặc thiết bị xem phim, nghe nhạc... Để đáp ứng nhu cầu đó, các nhà cung cấp sẽ phát triển dịch vụ viễn thông theo hướng hội tụ giữa dịch vụ di động với cố định và cá nhân hóa với cơ chế cung cấp dịch vụ một cửa - một số nhận dạng - tính cước đơn giản.

20

Các dịch vụ mới phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ viễn thông, CNTT, PTTH và xu hướng hội tụ giữa cố định với di động như Internet băng rộng, thông tin di động thế hệ mới, dịch vụ giá trị gia tăng... sẽ được phát triển mạnh.

Xu hướng phát triển mạng viễn thông sẽ là tích hợp giữa mạng điện thoại với mạng truyền số liệu hiện nay trên một nền tảng chung là mạng thế hệ mới (NGN), sử dụng giao thức IP. Mạng cáp quang sẽ được xây dựng đến tất cả các huyện, mạng truy nhập vô tuyến băng rộng và cáp quang sẽ được triển khai đến nhiều xã. Ở các khu đô thị, cáp quang sẽ được kéo tới các tòa nhà và khu dân cư. Mạng ĐTDĐ sẽ phủ sóng tới hầu hết các xã thuộc các vùng kinh tế trọng điểm, các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ. Mạng ngoại vi tiếp tục được hoàn thiện theo hướng nâng cao tỷ lệ cáp ngầm và sử dụng công nghệ truy nhập vô tuyến để cải thiện chất lượng dịch vụ và mỹ quan đô thị.

“Dự báo, tổng doanh thu từ dịch vụ Viễn thông và Internet Việt Nam sẽ đạt khoảng 55.000 tỷ đồng. Các DN Viễn thông và Internet sẽ được tạo điều kiện thuận lợi để cùng hợp tác và phát triển trong môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh.

Đến năm 2010, thị phần của các DN mới (ngoài VNPT) đạt tỷ lệ 40-50%.”7

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình phân tích swot để hoạch định chiến lược phát triển trong lĩnh vực của incoterms tại tổng công ty viễn thông quân đội viettel (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)