THIỆU PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SWOT

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình phân tích swot để hoạch định chiến lược phát triển trong lĩnh vực của incoterms tại tổng công ty viễn thông quân đội viettel (Trang 27 - 31)

1. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu khóa luận này được chia làm 3 bước: tìm hiểu DN Internet Viettel; phân tích môi trường bên trong và bên ngoài từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ; đánh giá và đề xuất chiến lược tại Cty Internet Viettel. Các bước nghiên cứu tổng quát được thể hiện tại bảng 5.

Quá trình phân tích SWOT tại Cty Internet Viettel và đề xuất chiến lược được tiến hành theo một quy trình cụ thể và có thể khái quát qua sơ đồ được thể hiện qua Hình 5

7Bài viết của TS. Nguyễn Thành Phúc – Phó Viện trưởng Viện chiến lược BCVT và CNTT

21

Bảng 5: Các bƣớc phân tích tổng quát

Bước Nhiệm vụ Phương pháp Kỹ thuật

1 Tìm hiểu Cty

Internet Viettel

Thu thập và xử lý thông tin

Thu thập và xử lý thông tin thứ cấp, và thông tin sơ cấp

2 Phân tích và rút ra

điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, và thách thức

- Thu thập và xử lý thông tin

- Định tính

- Phân tích thông tin thứ

cấp, và sơ cấp

- Điều tra bảng câu hỏi.

3 Đánh giá Định tính Quy nạp diễn dịch.

2. Các công cụ hỗ trợ quá trình phân tích SWOT lĩnh vực Internet tại DN Viettel Viettel

Trong quá trình phân tích SWOT tại Cty Internet Viettel, khóa luận có sử dụng nhiều công cụ nghiên cứu khác nhau, tuy nhiên các công cụ sau được sử dụng nhiều: thu thập và xử lý thông tin, phương pháp bảng câu hỏi điều tra, và phương pháp phỏng vấn chuyên gia.

2.1. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin

Đây là phương pháp chủ yếu được tác giả dùng để phân tích và dự báo môi trường kinh doanh của DN (môi trường vĩ mô, môi trường cạnh tranh và môi trường bên trong của DN), và phân tích nội bộ DN. Thông tin thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau: nguồn thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp. Thông tin thứ cấp là thông tin có sẵn từ các nguồn khác nhau: từ DN, từ các báo cáo và nghiên cứu của Chính phủ, của Bộ thông tin và truyền thông, từ Bộ Thống kê, báo, tạp chí và các trang web đáng tin cậy, từ khách hàng hiện tại và tương lai.

Nguồn thông tin sơ cấp là nguồn thông tin thu thập từ các nghiên cứu, khảo sát ban đầu từ chính các thành viên trong nội bộ DN. Sau đó thông tin thu thập được sẽ được tác giả xử lý để từ đó tìm ra được cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của DN.

22

(1)

(2)

(3)

Hình 5: Quy trình tổng quát phân tích SWOT để hoạch định chiến lƣợc tại Cty Internet Viettel

23 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do không có nhiều thời gian nên tác giả đã chọn mô hình thu thập thông tin không thường xuyên. Đây là phương pháp đơn giản, nên ít hiệu quả hơn trong việc phân tích, nhưng nó lại được sử dụng rộng rãi nhất.

2.2. Phương pháp bảng câu hỏi điều tra (Questionnaire)

Bảng câu hỏi điều tra là một công cụ nghiên cứu bao gồm một loạt các câu hỏi liên quan đến đề tài nghiên cứu nhằm mục đích thu thấp thông tin từ người trả lời. Bảng câu hỏi điều tra trong khóa luận này bao gồm hai bảng nghiên cứu định tính. Bảng thứ nhất tập trung vào điều tra nhu cầu sử dụng Internet của khách, chất lượng dịch vụ mà các Cty cung cấp Internet đã cung cấp cho họ, đồng thời tìm hiểu sự trung thành của khách hàng đối với các Cty đó. Từ đó Cty sẽ có các chiến lược cụ thể để đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Bảng câu hỏi thứ hai tập trung vào khảo sát DN Viettel về lĩnh vực Internet, từ đó rút ra được điểm mạnh trong lĩnh vực Internet mà Cty nên phát huy và điểm yếu để có biện pháp khắc phục kịp thời.

2.3. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp chuyên gia

Đây là phương pháp ghi chép, thu thập tài liệu ban đầu được thực hiện thông qua quá trình hỏi – đáp trực tiếp giữa người điều tra và chuyên gia cung cấp thông tin. Trong quá trình nghiên cứu, phương pháp này được thực hiện bằng cách đặt những câu hỏi trực tiếp cho chuyên gia trong lĩnh vực Viễn thông và Internet về cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của Cty đang nghiên cứu và của các DN khác trong ngành. Ngoài ra, tác giả cũng có những phỏng vấn nhỏ đối với những người trong nội bộ Cty Internet Viettel để thu thập ý kiến.

Tuy phương pháp này được tiếp xúc trực tiếp với chuyên gia trong ngành có thâm niên kinh nghiệm, có kiến thức chuyên sâu, và sự hiểu biết của họ về từng DN. Nhưng phương pháp này mang nhiều tính chủ quan của các chuyên gia, của chính trong nội bộ Cty, đôi khi thông tin thu thập được lại trái chiều dẫn tới khó khăn trong việc xử lý thông tin, hay việc có thể gặp và phỏng vấn chuyên gia cũng là công việc tốn nhiều thời gian và công sức.

24

CHƢƠNG II: PHÂN TÍCH SWOT LĨNH VỰC INTERNET TẠI DOANH NGHIỆP VIETTEL

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình phân tích swot để hoạch định chiến lược phát triển trong lĩnh vực của incoterms tại tổng công ty viễn thông quân đội viettel (Trang 27 - 31)