Phân tích môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh công ty cổ phần thương mại và truyền thông năng lượng mới, giai đoạn 2015 2020 (Trang 64 - 69)

3.2 Phân tích môi trƣờng vĩ mô ảnh hƣởng tới hoạt động của Công ty

3.2.1 Phân tích môi trường vĩ mô

Đƣờng lối kinh tế và phát triển của đảng và nhà nƣớc

Nghị quyết đại hội lần thứ XI của đảng đã xác định đƣờng lối phát triển kinh tế của đảng ta là: “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại ”.

Nội dung chủ yếu của chiến lƣợc kinh tế bao gồm sự hình thành và phát triển hợp lý cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, cơ cấu các thành phần kinh tế, tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trƣờng, hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nƣớc.

Điều kiện về kinh tế xã hội nói chung tại Việt Nam

Về cơ bản, tình hình kinh tế vĩ mô trong nƣớc rất thuận lợi cho sự phát triển của thị trƣờng truyền thông nói chung. Cụ thể nhƣ sau:

Về tình hình chính trị và pháp lý:

Tình hình chính trị - xã hội ổn định, an ninh và trật tự xã hội tiếp tục đƣợc giữ vững. Hệ thống pháp lý ngày càng hoàn thiện. Luật cạnh tranh ra đời và các quy định xoá bỏ các hạn chế mang tính phân biệt đối xử, tạo môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp. Hội nhập quốc tế (ASEAN, APEC, WTO…) ngày càng sâu rộng thúc đẩy sự tham gia của thị trƣờng truyền thông của Việt nam với quốc tế đồng thời tăng sự tham gia của các doanh nghiệp truyền thông nƣớc ngoài tại Việt Nam. Vì vậy, trong suốt thời gian vừa qua, nhà nƣớc đã có những cơ chế chính sách nhằm khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển và tăng cƣờng vai trò của các doanh truyền thông trong nƣớc.

Về tình hình kinh tế trong giai đoạn 5 năm trở lại đây:

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân 5 năm gần đây dự kiến đạt: 7,0 - 7,5%/năm. Giá trị gia tăng công nghiệp - xây dựng bình quân 5 năm tăng 7,8 - 8%; giá trị gia tăng nông nghiệp bình quân 5 năm 2,6 - 3%/năm. Cơ cấu GDP : nông nghiệp 17 - 18%, công nghiệp và xây dựng 41 - 42%, dịch vụ 41 - 42%; sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt 35% tổng GDP... tạo điều kiện cho sự phát triển của các doanh nghiệp nói chung và của hoạt động truyền thông nói riêng.

Tuy nhiên, nền kinh tế cũng phải đối mặt với một số khó khăn nhƣ hạn hán diễn ra gay gắp trên diện rộng, lũ lụt, bão lụt xảy ra liên tiếp, nguy cơ cao về cháy rừng, dịch cúm gia cầm xảy ra trên phạm vi khá lớn và diễn biến

phức tạp, tình trạng thiếu điện, giá xăng dầu và một số nguyên liệu quan trọng tăng mạnh đã tác động xấu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Về tình hình xã hội:

Tình hình xã hội có nhiều biến chuyển tích cực nhƣ giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển, công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ, hoạt động văn hoá thông tin có nhiều chuyển biến tích cực, vấn đề giải quyết việc làm xoá đói giảm nghèo đạt đƣợc kết quả khá … trong cơ cấu dân số, tỷ lệ dƣới 30 tuổi và những ngƣời đang trong tuổi lao động chiếm đa số. Bên cạnh đó nhận thức về tầm quan trọng của nhu cầu của truyền thông đối với các tầng lớp dân cƣ, các doanh nghiệp trong nền kinh tế ngày càng tăng.

Mặc dù vậy, có thể nói rằng nhận thức của xã hội về truyền thông vẫn còn rất hạn chế và chƣa đầy đủ. Rất nhiều ngƣời chỉ hiểu truyền thông là hoạt động quảng cáo thông thƣờng. Điều này đòi hỏi ngành truyền thông phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, tăng cƣờng nhận thức và gây dựng, duy trì và phát triển niềm tin, nhận thức của ngƣời dân về sự cần thiết của truyền thông.

Về tình hình khoa học công nghệ :

Khoa học công nghệ có những phát triển đáng kể. Ứng dụng của những thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất và đời sống đã góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, năng suất lao động xã hội tăng lên đáng kể.

Công nghệ thông tin đã và đang đƣợc ứng dụng rộng rãi trong hoạt động của các doanh nghiệp truyền thông nhƣ việc sử dụng các phần mềm để thiết kế quảng cáo lên các chƣơng trình sự kiện và thiết kế dự thảo các ấn phẩm đa dạng với nhiều hình thức. Đặc biệt, thƣơng mại điện tử ngày càng đƣợc sử dụng rộng rãi giúp hỗ trợ cho các doanh nghiệp truyền thông có cơ hội để phát triển và là nguồn nhu cầu phong phú cho doanh nghiệp.

Dự báo kinh tế :

Thế giới: Dự báo giai đoạn 2015 - 2020 là giai đoạn phục hồi và phát triển mạnh mẽ của các nền kinh tế lớn nhƣ Mỹ, EU, Trung Quốc... sau cuộc khủng hoảng tài chính, suy giảm kinh tế thời gian qua, nhu cầu đầu tƣ, tiêu dùng và sức mua của những thị trƣờng này sẽ tăng cao... sẽ là điều kiện tốt để các doanh nghiệp Việt nam đẩy mạnh hoạt động đầu tƣ, đổi mới khoa học và công nghệ, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu... tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố thuận lợi nêu trên, dự báo giai đoạn này các doanh nghiệp Việt nam gặp một số khó khăn nhƣ: sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp/tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia của nƣớc ngoài do khả năng cạnh tranh (tiềm lực về tài chính, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực, kinh nghiệm quản lý...)

Mặc dù kinh tế trong giai đoạn sắp tới đƣợc đánh giá là có nhiều khả năng phát triển qua nhiều năm trì trệ. Tuy nhiên tình hình chính trị của các nƣớc trên thế giới lại đáng báo động khi các mâu thuẫn nảy sinh tại nhiều khu vực nhƣ Nga, Ucraina và phƣơng tây, Mỹ cùng các nƣớc đồng minh với IS, các nƣớc thuộc khu vực Thái bình dƣơng và biển đông…những xung đột leo thang có thể dẫn đến nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp.

Trong nước: tình hình kinh tế 2014 đã có những dấu hiệu khởi sắc, Việt nam đề ra mục tiêu tăng trƣởng GDP cho năm 2014 là 5.8% cao hơn mức ƣớc tính của năm 2013 là 5.4%. Theo các chuyên gia đánh giá đây là mức có thể đạt đƣợc song với điều kiện tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế đƣợc thúc đẩy nhanh hơn. Tổng nguồn vốn đầu tƣ toàn xã hội chỉ định hƣớng ở mức 30% GDP (tƣơng đƣơng mức năm 2013).

Mặc dù hiện tại kinh tế c hâu Á đƣợc dƣ̣ đoán có nhiều khó khăn , tình hình căng thăn g chính tri ̣ giƣ̃a các nƣớc đông n am á và Trung Quốc vẫn có nguy cơ tiếp diễn . Nhƣng nhiều tổ chƣ́c t ài chính có uy tín lạ i kỳ vọng tăng trƣởng của Việt nam sẽ bật trở lại mức 6-7%/năm trong giai đoạn 2016-2017

nhờ nguồn đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài và xuất khẩu tiếp tục đƣợc đẩy mạnh. Tuy nhiên, kinh tế trong nƣớc có nhiều khó khăn thách thức.

Đồng thời ho ̣ cũng cho rằng , các chỉ số đánh giá rủi ro của Việt Nam đều đang ở mức trung bình hoặc mức cao. Vì vậy tình hình kinh tế Việt Nam cần đƣợc theo dõi và chú ý đặc biệt về tài sản vãng lai, nợ nƣớc ngoài, lạm phát, nợ chính phủ, tăng trƣởng tín dụng so với GDP, bảo lãnh nhập khẩu.

Đối với giai đoạn 5 năm tới, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, bên cạnh những yếu tố không thuận lợi, kinh tế đất nƣớc giai đoạn 2015 - 2020 có nhiều thuận lợi nhƣ: việc phục hồi và phát triển kinh tế thế giới sau cuộc khủng hoảng sẽ tạo cơ hội cho kinh tế đất nƣớc thúc đẩy sản xuất, thƣơng mại và thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài; việc tái cơ cấu kinh tế sau cuộc khủng hoảng tạo ra những điều kiện mới cho kinh tế phát triển; quy mô tích lũy và tiềm lực kinh tế của đất nƣớc đƣợc nâng cao; sau giai đoạn (2008 - 2012) hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, kinh nghiệm, uy tín của Việt nam trên trƣờng quốc tế đã đƣợc khẳng định và ở tầm cao mới; sự ổn định về chính trị - xã hội của đất nƣớc... tất cả những yếu tố trên là nền tảng vững chắc, tạo điều kiện cho sự phát triển của doanh nghiệp. Theo một số chuyên gia kinh tế trong nƣớc, giai đoạn 2015-2020, GDP bình quân phấn đấu tăng 6-7%/năm.

Bảng 3.2: Tổng hợp các yếu tố môi trƣờng vĩ mô ( PEST )

STT PEST Các yếu tố môi trƣờng vĩ mô

1 Chính trị (P) Chính trị ở Việt nam rất ổn định, trật tự xã hội đƣợc đảm bảo. Hệ thống pháp lý ngày càng hoàn thiện. Chính sách điều hành của chính phủ luôn tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp truyền thông phát triển.

tham gia của thị trƣờng truyền thông Việt nam với quốc tế và ngƣợc lại.

2 Kinh tế (E) Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân 5 năm trở lại đây dự kiến đạt 5 - 6%. Năm 2015 - 2020 đƣợc dự đoán là giai phục hồi mạnh mẽ của kinh tế thế giới và Việt nam.

Thu nhập bình quân trên đầu ngƣời đạt 1.700 USD Lạm pháp ngày càng có xu hƣớng giảm, lãi suất ngân hàng đƣợc điều chỉnh giảm.

3 Xã hội (S) Văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục trong những năm gần đây có những chuyển biến rất tích cực.

Nhận thức về tầm quan trọng của nhu cầu của truyền thông đối với các tầng lớp dân cƣ và doanh nghiệp trong xã hội ngày càng tăng.

4 Công nghệ (T)

Khoa học công nghệ đã và đang đƣợc ứng dụng rộng rãi trong hoạt động của các doanh nghiệp truyền thông. Các ứng dụng của khoa học công nghệ tăng trƣởng nhanh và tác dụng tích cực đến hoạt động truyền thông nói chung.

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Những phân tích đánh giá trên đây của tác giả một lần nữa đƣợc kiểm chứng qua khảo sát đánh giá môi trƣờng của các chuyên gia trong ngành truyền thông. Tác giả đã thu thập đƣợc các yếu tố môi trƣờng vĩ mô, môi trƣờng ngành ảnh hƣởng sâu rộng nhất đến quyết định chiến lƣợc và hoạt động của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh công ty cổ phần thương mại và truyền thông năng lượng mới, giai đoạn 2015 2020 (Trang 64 - 69)