Kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố trong quản lý nhànƣớc đối với thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với thị trường nhà ở dành cho người có thu nhập thấp tại thành phố hà nội (Trang 45)

học rút ra cho thành phố Hà Nội

1.3.1. Kinh nghiệm của một số tỉnh

1.3.1.1. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng

Ðà Nẵng là địa phƣơng đạt đƣợc nhiều thành công trong việcphát triển thị trƣờng nhà ở dành cho ngƣời có thu nhập thấp, trong đó nổi bật làcác biện pháp thu hút đầu tƣ nhằm tăng nguồn cung và hỗ trợ tài chính mà thành phố đã thực hiện đƣợc nhằm tạo điều kiện để ngƣời thu nhập thấp cóchỗ ở ổn định.

Biện pháp thu hút đầu tư: Thành phố Đà Nẵng tập trung giải phóng mặt bằng, giao “đất sạch”, miễn giảmthuế đất, kêu gọi doanh nghiệp mạnh dạn đầu tƣ xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở dành cho ngƣời có thu nhập thấp, làm cầu nối chodoanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển, các ngân hàng, tổ chức tàichính, ... Ngoài ra, thành phố sử dụng một phần vốn ngân sách để hỗ trợ giảm giá bán hoặc dùng ngânsách thành phố để mua lại một phần dự án, ... tạo nên bƣớc đột phá trong tăng nguồn cung nhà ở dành cho ngƣời có thu nhập thấp. Thể hiện rõ nét nhất về thành tựu của địa phƣơng này đó là kết quả việc đa dạnghóa nguồn vốn đầu tƣ cho nhà ở thu nhập thấp mà địa phƣơng đã thực hiện đƣợc.

Biện pháp hỗ trợ tài chính: thành phố Ðà Nẵng đã thực hiện xã hội hóa chƣơng trình nhà ở xã hội, vừa sửdụng ngân sách trung ƣơng, ngân sách địa phƣơng vừa kêu gọi, tạo điều kiện đểdoanh nghiệp tham gia đầu tƣ. Từ năm 2014 đến nay, thành phố Ðà Nẵng vẫn đang tiếp tục triển khai giaiđoạn 2, xây dựng 7.000 căn nhà xã hội với kinh phí dự kiến là 6.500 tỷ đồng.Tính đến giữa năm 2014, thành phố đã hoàn thành và đƣa vào sử dụng 163 khốinhà với 7.811 căn hộ, trong đó có 158 khối nhà với 7.270 căn hộ đƣợc xây dựngtừ nguồn ngân sách thành phố. Thành phố cũng đang triển khai xây dựng 41khối

nhà với hơn 4.000 căn hộ và 59 khối nhà với gần 8.700 căn hộ trong giaiđoạn chuẩn bị đầu tƣ. Hiện nay, Ðà Nẵng là một trong các thành phố đứng đầu cả nƣớc trongphát triển nhà ở dành cho ngƣời có thu nhập thấp.

Biện pháp hỗ trợ người dân tiếp cận nhà ở dành cho người có thu nhập thấp: thành phố Ðà Nẵng thực hiện chủ trƣơng "năm không, ba có", trong đó có chủtrƣơng "có nhà ở”, việc tạo chỗ ở ổn định cho ngƣời thu nhập thấpthông qua chƣơng trình phát triển nhà ở xã hội đã góp phần quan trọng trong ổn định đời sống xã hội, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, giữ gìn anninh trật tự, tạo môi trƣờng xã hội trong sạch của thành phố, đó là cơ sở quan trọng để ÐàNẵng đề ra mục tiêu xây dựng "thành phố đáng sống" với môi trƣờng trong lành,xã hội lành mạnh, kinh tế phát triển vững chắc. Điển hình là ngay từ khi Chínhphủ đề ra chƣơng trình kích cầu tiêu dùng và xây dựng nhà ở xã hội vào tháng 4/2009, với mục tiêu phấn đấu là mỗi ngƣời dân đều có nhà ở, thành phố đã triểnkhai ngay chƣơng trình xây nhà ở dành cho các đối tƣợng là côngnhân và ngƣời có thu nhập thấp. Kết quả là trong các năm 2011-2013, thành phố đã triển khai xây dựng 7.000 căn hộ chung cƣ, kinh phí đầu tƣ khoảng 1.700 tỷ đồng để giải quyếtnhu cầu cấp thiết về nhà ở cho nhân dân trên địa bàn, tập trung chủ yếu cho cácđối tƣợng khó khăn về chỗ ở. Diện tích trung bình mỗi căn hộlà 50m2 và tối đa không quá 70m2, đây là những căn hộ thực sự dành cho ngƣờithu nhập thấp, đủ cho 4-6 ngƣời/nhà,giá trị đầu tƣ cho mỗi căn hộ có diện tích50m2 là khoảng 200 triệu đồng.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của thành phố Cần Thơ

Để giải quyết nhu cầu nhà ở theo tiến trình đô thị hóa của thành phố, Sở Xây dựng UBND thành phố Cần Thơ đã thực hiện chƣơng trình nhà ở thành phố Cần Thơ đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030. Chƣơng trình đã đƣợc UBND thành phố phê duyệt với tổng số tiền lên tới trên 852,4 tỷ đồng. Một ví dụ cụ thể, chƣơng trình xây dựng nhà ở cho ngƣời thu nhập thấp đƣợc thành

phố quan tâm giải quyết quỹ đất cho Công ty Cổ phần Xây dựng Thƣơng mại Địa ốc Hồng Loan để triển khai đầu tƣ xây dựng 288 cănhộ, đáp ứng một phần trong tổng số 32.532 lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp tập trung của thành phố. Để đảm bảo an cƣ cho ngƣời lao động, Ban Quản lý các Khu Chế xuất & Khu Công nghiệp Cần Thơ đã chỉ đạo hai doanh nghiệp đầu tƣ hạ tầng khu công nghiệp làCông ty TNHH MTV Xây dựng Hạ tầng Khu Công nghiệp Cần Thơ (chủ đầu tƣ Khu Công nghiệp Trà Nóc 1&2) và Trung tâm Xây dựng Hạ tầng Khu Công nghiệp Thốt Nốt (chủ đầu tƣ hạ tầng Khu Công nghiệp Thốt Nốt giai đoạn 1) lập dự án đầu tƣ, xây dựng thí điểm 2 khu nhà ở công nhân ở haikhu công nghiệp này với mục tiêu đến năm 2020, giải quyết chỗ ở cho 5.200 công nhân.

1.3.2. Bài học rút ra cho thành phố Hà Nội

Từ thực tiễn quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng nhà ở dành cho ngƣời có thu nhập thấp của hai thành phố Đà Nẵng và Cần Thơ có thể thấy rằng, thị trƣờng nhà ở dành cho ngƣời có thu nhập thấp là một thị trƣờng không hoàn hảo. Nguyên nhân một mặt là do các đặc trƣng kinh tế - xã hội của ngƣời có thu nhập thấp, đặc trƣng kinh tế - xã hội của nhà ở dành cho ngƣời có thu nhập thấp, mặt khác là do thị trƣờng nhà ở thu nhập thấp chịu ảnh hƣởng rất mạnh từ các văn bản pháp luật và chính sách kinh tế - xã hội của nhà nƣớc trung ƣơng cũng nhƣ các kế hoạch, cơ chế phát triển phát triển thị trƣờng của nhà nƣớc địa phƣơng thông qua các biện pháp hỗ trợ. Do đó, thị trƣờng này vừa bị chi phối bởi cơ chế thị trƣờng, vừa chịu sự can thiệp của nhà nƣớc. Nhƣ vậy, đểhoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng nhà ở dành cho ngƣời có thu nhập thấp tạithành phố Hà Nội để cho thị trƣờng này phát triển ổn định, bền vữngcần xem xét tiến hành theo các bƣớc nhƣ sau:

Thứ nhất, thành phố cầnxây dựng và ban hành các kế hoạch, cơ chế chính sách phát triển thị trƣờng nhà ở dành cho ngƣời có thu nhập thấp nhằm cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, biện pháp hỗ trợ thị trƣờng. Các kế hoạch, cơ chế chính sách phải cụ thể, biện pháp hỗ trợ phải đồng bộ, đúng đối tƣợng, đúng nhu cầu để phát huy tối đa hiệu quả của kế hoạch và cơ chế chính sách.

Thứ hai, không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý thị trƣờng nhà ở thu nhập thấp tại địa phƣơng, tăng cƣờng hoạt động điều hành tổ chức thực hiện kế hoạch, triển khai cơ chế chính sách thông qua các biện pháp hỗ trợ thị trƣờng một cách đồng bộ, có hiệu quả trên địa bàn thành phố.

Thứ ba, tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc tổ chức thực hiệnkế hoạch, triển khai cơ chế chính sách phát triển thị trƣờng nhằm phát hiện và có các điều chỉnh kịp thời, chính xác tới các vấn đề, vƣớng mắc và khó khăn gặp phải trong quá trình phát triển của thị trƣờng.

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin, dữ liệu, số liệu

Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu, số liệu: thu thập các văn bản, tài liệu, các nguồn số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp có liên quan đến vấn đề nghiên cứu: các văn bản luật, chính sách kinh tế - xã hội của nhà nƣớc; các quyết định, quy định, kế hoạch, chƣơng trình và các số liệu có liên quan đến thị trƣờng nhà ở dành cho ngƣời có thu nhập thấp của UBND thành phố Hà Nội; các niên giám qua các năm của Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê thành phố Hà Nội; các nghiên cứu, báo cáo, bài viết đƣợc đăng trên các tạp chí và bài báo.

2.2. Phƣơng pháp xử lý thông tin, dữ liệu, số liệu 2.2.1. Phƣơng pháp phân tổ thống kê

Phương pháp phân tổ thống kê: Các dữ liệu về phát triển kinh tế - xã hội đƣợc phân tổ theo thành phần kinh tế, ngành kinh tế, nguồn hình thành, vùng, lãnh thổ, ... nhằm rút ra các vấn đề có tính quy luật về bản chất và xu hƣớng phát triển của hiện tƣợng.

2.2.2. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây là hai phƣơng pháp luôn bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Phƣơng pháp phân tích là dựa trên các tài liệu, số liệu, thông tin đã thu thập để phân tách chúng thành từng mặt, từng bộ phận, làm rõ bản chất của vấn đề nghiên cứu. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để phân tích và làm rõ thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng nhà ở dành cho ngƣời có thu nhập thấp của UBND thành phố Hà Nội. Ngƣợc lại, phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng để khái quát và đánh giá các vấn đề nghiên cứu. Phƣơng pháp này rất quan trọng trong việc đánh giá những kết quả làm đƣợc, làm rõ những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản lý nhà

nƣớc đối với thị trƣờng nhà ở dành cho ngƣời có thu nhập thấptại thành phố Hà Nội.

Phương pháp định tính: Đƣợc sử dụng để tìm hiểu sâu về khái niệm, đặc điểm, vai trò và nội dung của các đối tƣợng nhằm làm rõ cơ sở lý luận về ngƣời có thu nhập thấp, nhà ở dành cho ngƣời có thu nhập thấp, thị trƣờng nhà ở dành cho ngƣời có thu nhập thấp và quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng nhà ở dành cho ngƣời có thu nhập thấp nhằm phát hiện, xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến xu hƣớng, quyết định đến nguồn cung, cầu và giá cả của thị trƣờng, từ đó ảnh hƣởng tác động của các công cụ quản lý của nhà nƣớc đƣợc UBND thành phố Hà Nội áp dụng.

2.2.3. Phƣơng pháp so sánh

Phương pháp so sánh: Đƣợc dùng để xem xét các số liệu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu của thành phố Hà Nội với số liệu chung của cả nƣớc. Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lƣờng, phƣơng pháp tính toán. Phƣơng pháp so sánh có hai hình thức: So sánh tuyệt đối và so sánh tƣơng đối. So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. So sánh tƣơng đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trƣởng.

2.2.4. Các phƣơng pháp khác

Phương pháp kế thừa: Hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. Kế thừa các kết quả điều tra, khảo sát, quan tâm nghiên cứu một số yếu tố đặc thù (vị trí địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội) tác động tớisự phát triển của thị trƣờng nhà ở dành cho ngƣời có thu nhập thấp tại thành phố Hà Nội.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƢỜNG NHÀ Ở DÀNH CHO NGƢỜI CÓ THU NHẬP THẤP TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Tổng quan về kinh tế - xã hội và thị trƣờng nhà ở dành cho

ngƣời có thu nhập thấp tại thành phố Hà Nội

3.1.1. Tổng quan về kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội

Năm 2008, thực hiện Nghi ̣quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 về việc mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội , thành phố Hà Nội ngày nay là một đô thị lớn với 30 đơn vi ̣hành chính, gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện với diện tích là 3.324,5 km2, dân số khoảng 7,1 triệu ngƣời.

Với vị trí và địa thế thuận lợi, thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa và khoa học lớn; là đầu mối giao thông quan trọng của cả nƣớc, bình quân 5 năm giai đoạn 2011-2015, Hà Nội đạt tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 9,2%/năm, tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu ngƣời đạt 77 triệu đồng/ngƣời, kim ngạch xuất khẩu bình quân tăng 8,2%/năm, vốn đầu tƣ xã hội bình quân tăng 15,2%/năm. Cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Các mặt văn hoá xã hội, giáo dục, y tế và con ngƣời thành phố đạt đƣợc nhiều thành tựu, tỷ lệ sinh bình quân giảm 0,2%/năm, năm 2015, số xã phƣờng đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 99,7%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 38,7% (năm 2011) lên 55% (năm 2015). An ninh, trật tự an toàn xã hội của thành phố luôn đƣợc đảm bảo.

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Chia theo khu vực kinh tế

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản 5,9 5,5 4,9 4,7 4,5 - Công nghiệp và xây dựng 41,7 41,5 41,7 41,6 41,5

- Dịch vụ 52,4 53,0 53,4 53,7 54,0

Chia theo thành phần kinh tế

- Kinh tế Nhà nƣớc 43,4 43,5 43,6 43,5 43,3

- Kinh tế ngoài Nhà nƣớc 38,5 38,7 38,9 39,0 39,1 - Kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 16,6 16,6 16,5 16,5 16,6

Bảng 3.1: Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 (đơn vị tính %).

Ngành xây dựng của thành phố tăng trƣởng liên tục, giá trị tăng thêm giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 10,6%/năm. Trong thời gian này, nhiều công trình hạ tầng kinh tế xã hội, công trình giao thông, khu đô thị, … đƣợc đầu tƣ xây dựng góp phần từng bƣớc hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng, đẩy

mạnh thu hút đầu tƣ, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, bộ mặt Thủ đô đã thay đổi nhanh chóng. Kết quả, thành phố đã hoàn thành xây dựng mới 11,8 triệu m2 nhà ở, bình quân mỗi năm tăng 2,36 triệu m2, diện tích nhà ở cao cấp, quỹ nhà ở di dân, quỹ nhà ở xã hội cũng tăng theo, các dịch vụ công cộng thiết yếu nhƣ điện, nƣớc, đƣợc tăng cƣờng, cung cấp dịch vụ với chất lƣợng tốt tới ngƣời dân.

Hà Nội là thành phố lớn và đông dân, có mật độ dân số cao. Theo số liệu thống kê ngày 01/4/2009, dân số Hà Nội vào khoảng 6.448.837 ngƣời (chiếm khoảng 7,5% dân số cả nƣớc), mật độ dân số trung bình là 1.926 ngƣời/km2 (cao gấp 7,4 lần so với cả nƣớc).Lực lƣợng lao động của thành phố Hà Nội thuộc loại trẻ và liên tục đƣợc bổ sung bởi số ngƣời đến tuổi lao động nhập cƣ từ các tỉnh lân cận, số lao động có độ tuổi từ 15 đến 34 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 57,7%; tiếp theo là nhóm có độ tuổi từ 35 đến 55 tuổi, chiếm 37,8%; từ 56 đến 60 tuổi chiếm 3,2%; số còn lại là lao động dƣới 15 tuổi và từ 60 tuổi trở lên. Với lực lƣợng lao động trẻ, chất lƣợng lao động tốt, Hà Nội có lợi thế trong việc thu hút vốn đầu tƣ, phát triển kinh tế, đặc biệt là những ngành và khu vực kinh tế mới hình thành. Năm 2009, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 31,1%; năm 2011 tăng lên 38,7% và năm 2013 là 46,2%, đây là một lợi thế của Hà Nội trong việc phát triển những ngành và lĩnh vực cần phải sử dụng lao động có chất lƣợng cao.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đầu ngƣời tăng nhanh, thời điểm mới sáp nhập, năm 2008, tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu ngƣời của Hà Nội (cũ) là 42,2 triệu đồng/ngƣời, của Hà Tây (cũ) và Mê Linh là 10,8 triệu đồng/ngƣời. Tính chung của Hà Nội mới là 28,1 triệu đồng/ngƣời. Năm 2010 tăng lên 37,1 triệu đồng, năm 2013 tăng lên đến 63,3 triệu đồng. Sau 5 năm, từ năm 2009 đến năm 2013, chỉ tiêu này tăng 125,3%,

cao hơn tốc độ tăng giá tiêu dùng cùng thời kỳ (tốc độ tăng giá tiêu dùng thời kỳ này là 61,7%) và năm 2015 là 77 triệu đồng/ngƣời.

Với các điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi nói trên, Hà Nội tập trung một số lƣợng lớn khu công nghiệp, thúc đẩy một số lƣợng lớn ngƣời nhập cƣ tạm thời đến sinh sống và làm việc.

Tỉnh/Thành phố Số lƣợng Tỷ lệ Hà Nội 161 16,1% Vĩnh Phúc 13 1,3% Bắc Ninh 16 1,6% Hải Phòng 71 7,1% Đà Nẵng 25 2,5% Bình Dƣơng 264 26,4% Đồng Nai 150 15,0% Bà Rịa – Vũng Tàu 20 2,0% TP Hồ Chí Minh 281 28,1%

Tổng 1001 100,0%

Bảng 3.2: Phân bố các doanh nghiệp công nghiệp tại các tỉnh, thành.

3.1.2. Khái quát về thị trƣờng nhà ở dành cho ngƣời có thu nhập thấp tại thành phố Hà Nội tại thành phố Hà Nội

3.1.2.1. Hoạt động cung ứng nhà ở dành cho người có thu nhập thấp

Nhà ở cho ngƣời có thu nhập thấp đƣợc quy định trong Luật Nhà ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với thị trường nhà ở dành cho người có thu nhập thấp tại thành phố hà nội (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)