3.1. Tổng quan về kinh tế-xã hội và thịtrƣờng nhà ở dành chongƣời có thu
3.1.1. Tổng quan về kinh tế-xã hội của thành phố Hà Nội
Năm 2008, thực hiện Nghi ̣quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 về việc mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội , thành phố Hà Nội ngày nay là một đô thị lớn với 30 đơn vi ̣hành chính, gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện với diện tích là 3.324,5 km2, dân số khoảng 7,1 triệu ngƣời.
Với vị trí và địa thế thuận lợi, thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa và khoa học lớn; là đầu mối giao thông quan trọng của cả nƣớc, bình quân 5 năm giai đoạn 2011-2015, Hà Nội đạt tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 9,2%/năm, tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu ngƣời đạt 77 triệu đồng/ngƣời, kim ngạch xuất khẩu bình quân tăng 8,2%/năm, vốn đầu tƣ xã hội bình quân tăng 15,2%/năm. Cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Các mặt văn hoá xã hội, giáo dục, y tế và con ngƣời thành phố đạt đƣợc nhiều thành tựu, tỷ lệ sinh bình quân giảm 0,2%/năm, năm 2015, số xã phƣờng đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 99,7%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 38,7% (năm 2011) lên 55% (năm 2015). An ninh, trật tự an toàn xã hội của thành phố luôn đƣợc đảm bảo.
Năm 2011 2012 2013 2014 2015
Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Chia theo khu vực kinh tế
- Nông, lâm nghiệp, thủy sản 5,9 5,5 4,9 4,7 4,5 - Công nghiệp và xây dựng 41,7 41,5 41,7 41,6 41,5
- Dịch vụ 52,4 53,0 53,4 53,7 54,0
Chia theo thành phần kinh tế
- Kinh tế Nhà nƣớc 43,4 43,5 43,6 43,5 43,3
- Kinh tế ngoài Nhà nƣớc 38,5 38,7 38,9 39,0 39,1 - Kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 16,6 16,6 16,5 16,5 16,6
Bảng 3.1: Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 (đơn vị tính %).
Ngành xây dựng của thành phố tăng trƣởng liên tục, giá trị tăng thêm giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 10,6%/năm. Trong thời gian này, nhiều công trình hạ tầng kinh tế xã hội, công trình giao thông, khu đô thị, … đƣợc đầu tƣ xây dựng góp phần từng bƣớc hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng, đẩy
mạnh thu hút đầu tƣ, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, bộ mặt Thủ đô đã thay đổi nhanh chóng. Kết quả, thành phố đã hoàn thành xây dựng mới 11,8 triệu m2 nhà ở, bình quân mỗi năm tăng 2,36 triệu m2, diện tích nhà ở cao cấp, quỹ nhà ở di dân, quỹ nhà ở xã hội cũng tăng theo, các dịch vụ công cộng thiết yếu nhƣ điện, nƣớc, đƣợc tăng cƣờng, cung cấp dịch vụ với chất lƣợng tốt tới ngƣời dân.
Hà Nội là thành phố lớn và đông dân, có mật độ dân số cao. Theo số liệu thống kê ngày 01/4/2009, dân số Hà Nội vào khoảng 6.448.837 ngƣời (chiếm khoảng 7,5% dân số cả nƣớc), mật độ dân số trung bình là 1.926 ngƣời/km2 (cao gấp 7,4 lần so với cả nƣớc).Lực lƣợng lao động của thành phố Hà Nội thuộc loại trẻ và liên tục đƣợc bổ sung bởi số ngƣời đến tuổi lao động nhập cƣ từ các tỉnh lân cận, số lao động có độ tuổi từ 15 đến 34 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 57,7%; tiếp theo là nhóm có độ tuổi từ 35 đến 55 tuổi, chiếm 37,8%; từ 56 đến 60 tuổi chiếm 3,2%; số còn lại là lao động dƣới 15 tuổi và từ 60 tuổi trở lên. Với lực lƣợng lao động trẻ, chất lƣợng lao động tốt, Hà Nội có lợi thế trong việc thu hút vốn đầu tƣ, phát triển kinh tế, đặc biệt là những ngành và khu vực kinh tế mới hình thành. Năm 2009, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 31,1%; năm 2011 tăng lên 38,7% và năm 2013 là 46,2%, đây là một lợi thế của Hà Nội trong việc phát triển những ngành và lĩnh vực cần phải sử dụng lao động có chất lƣợng cao.
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đầu ngƣời tăng nhanh, thời điểm mới sáp nhập, năm 2008, tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu ngƣời của Hà Nội (cũ) là 42,2 triệu đồng/ngƣời, của Hà Tây (cũ) và Mê Linh là 10,8 triệu đồng/ngƣời. Tính chung của Hà Nội mới là 28,1 triệu đồng/ngƣời. Năm 2010 tăng lên 37,1 triệu đồng, năm 2013 tăng lên đến 63,3 triệu đồng. Sau 5 năm, từ năm 2009 đến năm 2013, chỉ tiêu này tăng 125,3%,
cao hơn tốc độ tăng giá tiêu dùng cùng thời kỳ (tốc độ tăng giá tiêu dùng thời kỳ này là 61,7%) và năm 2015 là 77 triệu đồng/ngƣời.
Với các điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi nói trên, Hà Nội tập trung một số lƣợng lớn khu công nghiệp, thúc đẩy một số lƣợng lớn ngƣời nhập cƣ tạm thời đến sinh sống và làm việc.
Tỉnh/Thành phố Số lƣợng Tỷ lệ Hà Nội 161 16,1% Vĩnh Phúc 13 1,3% Bắc Ninh 16 1,6% Hải Phòng 71 7,1% Đà Nẵng 25 2,5% Bình Dƣơng 264 26,4% Đồng Nai 150 15,0% Bà Rịa – Vũng Tàu 20 2,0% TP Hồ Chí Minh 281 28,1%
Tổng 1001 100,0%
Bảng 3.2: Phân bố các doanh nghiệp công nghiệp tại các tỉnh, thành.
3.1.2. Khái quát về thị trƣờng nhà ở dành cho ngƣời có thu nhập thấp tại thành phố Hà Nội