Rotated Component Matrixa
Component 1 2 3 4 5 Phân tích hòa vốn .762 Thời gian hoàn vốn .760 Giá trị hiện tại ròng .758 Phân tích CVP .754 Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ .728 Phân tích lợi nhuận sản phẩm .716 Phân tích lợi nhuận khách hàng .677 Phân tích chi phí nhà cung cấp .666
Tỷ lệ khách hàng hài lòng .836 Tỷ lệ khách hàng khiếu nại .768 Thời gian giao hàng .706
Dòng tiền .703
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu .675 Lợi tức đầu tư (ROI) .595
Dự toán tiền .822
Dự toán mua vật tư/hàng hóa .777
Dự toán tiêu thụ .758
Báo cáo tài chính dự toán .694
Chi phí theo chuỗi giá trị .799
Chi phí mục tiêu .767
Hạch toán chi phí theo vòng đời .713
Thời gian sản xuất .891
Dự toán sản xuất .813
Tỷ lệ sản phẩm hỏng .632
Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 7 iterations.
Bảng 4.21 bao gồm 5 nhân tố. Nhân tố 1 có các biến liên quan đến các kỹ thuật phân tích thông tin để hỗ trợ NQT ra quyết định nên được đặt tên là “các kỹ thuật hỗ trợ ra quyết định” (KTQĐ).
Nhân tố 2 gồm các biến liên quan đến các chỉ tiêu đánh giá hoạt động nên được đặt tên là “các chỉ tiêu đánh giá hoạt động” (ĐGHĐ).
Nhân tố 3 gồm các biến liên quan đến các loại dự toán sử dụng trong các DN nên được đặt tên là “một số loại dự toán” (KTDT).
Nhân tố 4 gồm các biến liên quan đến các kỹ thuật KTQT chiến lược nên được đặt tên là “các kỹ thuật KTQT chiến lược” (KTQTCL).
Nhóm 5 gồm các biến liên quan đến các chỉ tiêu và kỹ thuật sử dụng trong sản xuất nên đặt tên là “các kỹ thuật sử dụng trong sản xuất” (HTSX)
4.4.3. Kiểm định tương quan giữa các nhân tố với các kỹ thuật KTQT
4.4.3.1. Xây dựng giả thuyết
Từ giả thuyết ban đầu được nêu ra trong chương 3, kết hợp với các nhân tố mới được tạo thành, luận án xây dựng 25 giả thuyết khẳng định và 25 giả thuyết phủđịnh tương ứng, chia thành 5 nhóm để kiểm định sự tương quan của các biến ngẫu nhiên được lựa chọn với mức độ sử dụng các kỹ thuật KTQT như sau:
Các giả thuyết nhóm 1:
Giả thuyết H1-1: Tồn tại tương quan tích cực giữa áp lực cạnh tranh trên thị trường với mức độ sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ ra quyết định.
Giả thuyết H1-2: Tồn tại tương quan tích cực giữa mức độ phân quyền trong DN với mức độ sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ ra quyết định.
Giả thuyết H1-3: Tồn tại tương quan tích cực giữa tình trạng áp dụng CNTT trong DN với mức độ sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ ra quyết định.
Giả thuyết H1-4: Tồn tại tương quan tích cực giữa sự quan tâm của NQT đến KTQT với mức độ sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ ra quyết định.
Giả thuyết H1-5: Tồn tại tương quan tích cực giữa trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán với mức độ sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ ra quyết định.
Các giả thuyết nhóm 2:
Giả thuyết H1-6: Tồn tại tương quan tích cực giữa áp lực cạnh tranh trên thị trường với mức độ sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động.
Giả thuyết H1-7: Tồn tại tương quan tích cực giữa mức độ phân quyền trong DN với mức độ sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động.
Giả thuyết H1-8: Tồn tại tương quan tích cực giữa tình trạng áp dụng CNTT trong DN với mức độ sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động.
Giả thuyết H1-9: Tồn tại tương quan tích cực giữa sự quan tâm của NQT đến KTQT với mức độ sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động.
Giả thuyết H1-10: Tồn tại tương quan tích cực giữa trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán với mức độ sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động.
Các giả thuyết nhóm 3:
Giả thuyết H1-11: Tồn tại tương quan tích cực giữa áp lực cạnh tranh trên thị trường với mức độ sử dụng các loại dự toán.
Giả thuyết H1-12: Tồn tại tương quan tích cực giữa mức độ phân quyền trong DN với mức độ sử dụng các loại dự toán.
Giả thuyết H1-13: Tồn tại tương quan tích cực giữa tình trạng áp dụng CNTT trong DN với mức độ sử dụng các loại dự toán.
Giả thuyết H1-14: Tồn tại tương quan tích cực giữa sự quan tâm của NQT đến KTQT với mức độ sử dụng các loại dự toán.
Giả thuyết H1-15: Tồn tại tương quan tích cực giữa trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán với mức độ sử dụng các loại dự toán.
Các giả thuyết nhóm 4:
Giả thuyết H1-16: Tồn tại tương quan tích cực giữa áp lực cạnh tranh trên thị trường với mức độ sử dụng các kỹ thuật KTQTCL.
Giả thuyết H1-17: Tồn tại tương quan tích cực giữa mức độ phân quyền trong DN với các kỹ thuật KTQTCL.
Giả thuyết H1-18: Tồn tại tương quan tích cực giữa tình trạng áp dụng CNTT trong DN với các kỹ thuật KTQTCL.
Giả thuyết H1-19: Tồn tại tương quan tích cực giữa sự quan tâm của NQT đến KTQT với các kỹ thuật KTQTCL.
Giả thuyết H1-20: Tồn tại tương quan tích cực giữa trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán với các kỹ thuật KTQTCL.
Các giả thuyết nhóm 5:
Giả thuyết H1-21: Tồn tại tương quan tích cực giữa áp lực cạnh tranh trên thị trường với mức độ sử dụng một số kỹ thuật hỗ trợ sản xuất.
Giả thuyết H1-22: Tồn tại tương quan tích cực giữa mức độ phân quyền trong DN với các kỹ thuật sử dụng trong sản xuất.
Giả thuyết H1-23: Tồn tại tương quan tích cực giữa tình trạng áp dụng CNTT trong DN với các kỹ thuật sử dụng trong sản xuất.
Giả thuyết H1-24: Tồn tại tương quan tích cực giữa sự quan tâm của NQT đến KTQT với các kỹ thuật sử dụng trong sản xuất.
Giả thuyết H1-25: Tồn tại tương quan tích cực giữa trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán với các kỹ thuật sử dụng trong sản xuất.
Tương ứng với các giả thuyết trong các nhóm trên là các giả thuyết phủđịnh về sự không tồn tại tương quan tích cực giữa các biến độc lập với các biến phụ thuộc.
4.4.3.2. Kiểm định Spearman
Kết quả kiểm định Spearman tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc thu được như trong bảng 4.22.
Kết quả kiểm định tương quan Spearson cho thấy giả thuyết H1-14 và H1-24 bị bác bỏ.
Như vậy, 2 giả thuyết phủđịnh tương ứng H0-14, H0-24được chấp nhận là:
Giả thuyết H0-14: Không tồn tại tương quan tích cực giữa sự quan tâm của NQT
đến KTQT với mức độ sử dụng các loại dự toán.
Giả thuyết H0-24: Không tồn tại tương quan tích cực giữa sự quan tâm của NQT
Bảng 4.22. Kết quả kiểm định Spearman tương quan giữa các biến CTR PQ CNTT NQT TĐKT