Lý thuyết ngẫu nhiên (Contingency Theory)

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp miền Bắc Việt Nam (Trang 64)

Hầu hết các công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến KTQT đều dựa trên lý thuyết ngẫu nhiên (Ahmad, 2012b, tr. 101). Lý thuyết ngẫu nhiên được phát triển và xuất hiện trong các tài liệu về tổ chức vào khoảng đầu thập niên 1960. Trong khoảng giữa thập niên 1970, lý thuyết ngẫu nhiên được nhiều nghiên cứu sử dụng để lựa chọn và giải thích ảnh hưởng của một số yếu tố bất định đến việc áp dụng KTQT trong các DN (Selto và cộng sự, 1995; Chenhall & Langfield-Smith, 1998; Chenhall, 2003).

Một trong những người đầu tiên áp dụng lý thuyết ngẫu nhiên trong nghiên cứu KTQT là Hofstede (1967). Kết quả nghiên cứu của Hofstede (1967) cho thấy các yếu tố kinh tế, công nghệ và xã hội học đã có tác động đáng kểđến hoạt động của hệ thống dự toán ngân sách. Ngoài nghiên cứu của Hofstede (1967), một số công trình nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa trên các hệ thống kiểm soát quản trị (Hofstede, 1984; Brownell và Hirst, 1986; Harrison, 1992, 1993; O'Connor, 1995; Taylor, 1996; Chenhall, 2006). Sau các công trình nghiên cứu đầu tiên sử dụng lý thuyết ngẫu nhiên, cho đến nay số lượng các công trình nghiên cứu sử dụng lý thuyết này ngày càng phổ biến. “Khi kế toán có vai trò ngày càng quan trọng trong việc hỗ trợ các NQT trong điều kiện bất ổn thì cách tiếp cận sử dụng lý thuyết ngẫu nhiên để nghiên cứu kế toán có vẻ thích hợp” (Otley, 1980).

Luận điểm cơ bản trong lý thuyết ngẫu nhiên được Otley (1980) đề xuất trong nghiên cứu KTQT là "không có mô hình lý thuyết nào có thể phù hợp cho mọi tổ chức”. Mỗi tổ chức có đặc điểm riêng mục tiêu hoạt động, về môi trường hoạt động, do đó cần có mô hình tổ chức phù hợp với hoạt động của mình (Otley, 1980).

Ủng hộ cho luận điểm của Otley, Sulaiman (2003) cũng cho rằng lý thuyết ngẫu nhiên là cơ sởđể đưa ra giả thiết là không có các kỹ thuật KTQT nào có thể áp dụng phù hợp với tất cả mọi DN trong mọi tình huống. Các tổ chức chỉ có thểđạt được hiệu quả từ sự phù hợp giữa tổ chức với các yếu tố bất định (Sulaiman, 2003).

Vận dụng lý thuyết ngẫu nhiên, một số yếu tố bất định được lựa chọn để nghiên cứu sự ảnh hưởng của chúng đến tình trạng áp dụng KTQT trong các DN. Các công trình nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố bất định được liệt kê trong bảng 2.1.

Bảng 2.1. Một số công trình nghiên cứu KTQT sử dụng lý thuyết ngẫu nhiên

TT Yếu tố Tác giả, Năm

1 Cạnh tranh (Guilding, 2002) Guilding & McManus (2002), McManus (2012), Waweru (2008) (Waweru, 2008), Guilding et al. (2005)

2 Quy mô Guilding & McManus (2002), Cinquini & Tenucci (2010), McManus (2012), Cadez & Guilding (2008), Waweru (2008), Guilding et al. (2005), Tuan Mat (2010), Guilding (2000), Nimtrakoon & Tayles (2010)

3 Chiến lược Cinquini & Tenucci (2010), McManus (2012), Cadez & Guilding (2010), Waweru (2008), Govindarajan & Gupta (1985), Abdul- Kader& Luther (2006), Hyvönen (2008), Haldma &Lääts (2002), Tuan Mat (2010), Guilding (1999), Waweru & Hoque (2004), Nimtrakoon & Tayles (2010), Anderson & Lanen (1999). 4 Công nghệ Huang et al.(2010), Waweru (2008), Löfsten &Lindelöf (2005),

Hyvönen (2008), Haldma &Lääts (2002), Tuan Mat(2010). 5 Môi trường

kinh doanh

Hwang (2005), Kattan et al.(2007), Waweru et al.(2004), Haldma &Lääts (2002), Hoque (2004), Nimtrakoon & Tayles (2010). 6 Ngành

kinh doanh

Huang et al.(2010), Guilding et al. (2005), Anderson & Lanen (1999)

Tuy nhiên, lý thuyết ngẫu nhiên cũng bị chỉ trích vì quá đơn giản do "các giả thuyết trước đây" đã được sử dụng để kiểm tra các mối quan hệ giữa các biến (Chapman 1997). Cách tiếp cận thông qua lý thuyết này có thể làm giảm tính chính xác và tính tổng quát, và đôi khi tạo ra các kết quả và kết luận mâu thuẫn vì những lý do cơ bản cho các mối quan hệ giữa các biến không được hiểu rõ ràng (Chapman 1997). Selto và cộng sự (1995) cũng cho rằng, khi áp dụng lý thuyết ngẫu nhiên, việc thiếu định nghĩa và thước đo tiêu chuẩn của các biến bất định làm cho việc so sánh giữa các nghiên cứu khó thực hiện (Selto và cộng sự, 1995). Những hạn chế này là cơ hội cho việc cải thiện các định nghĩa và thước đo các biến ngẫu nhiên phù hợp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giảđã tập trung trình bày các nội dung chính:

- Giới thiệu về KTQT, quá trình phát triển và các kỹ thuật KTQT được nghiên cứu và áp dụng trong các DN trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Mặc dù chưa có sự thống nhất về tên gọi cũng như số lượng các kỹ thuật KTQT, nhưng các nhà nghiên cứu đều chia các kỹ thuật KTQT thành 2 nhóm là các kỹ thuật KTQT truyền thống và nhóm các kỹ thuật KTQT hiện đại. Dựa trên danh sách các kỹ thuật được Chenhall & Langfield-Smith (1998), Luther & Longden (2001) El-Ebaishi và cộng sự (2003), Wu và cộng sự (2007), Đoàn Ngọc Phi Anh (2012) kết hợp với các kỹ thuật KTQT được giảng dạy phổ biến trong các trường đại học ở Việt Nam, tác giảđã lựa chọn một số kỹ thuật KTQT cho nghiên cứu này bao gồm: Các kỹ thuật hỗ trợ ra quyết định, Các kỹ thuật hạch toán chi phí, Hệ thống thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động, Các loại dự toán, Các kỹ thuật KTQT chiến lược.

- Một số lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu kế toán quản trị, bao gồm lý thuyết thể chế (Institutional Theory) và lý thuyết ngẫu nhiên (Contingency Theory).

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

Kế toán quản trịđóng vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định của NQT. Sự thay đổi của môi trường kinh doanh, đặt biệt là cạnh tranh đã dẫn đến sự thay đổi cách thức hoạt động và quản trị DN (Sulaiman, Ramli, & Zainuddin, 2015). Cạnh tranh đã tác động trực tiếp đến KTQT (Halbouni, 2014). Áp lực cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường đã đòi hỏi các DN hoạt động hiệu quả hơn do vậy nhu cầu thông tin để ra quyết định hiệu quả ngày càng tăng đã tạo ra nhu cầu phải áp dụng và đổi mới các kỹ thuật KTQT. Lý thuyết ngẫu nhiên cho thấy trong mỗi điều kiện và môi trường kinh doanh khác nhau, nhu cầu của các nhà quản trị về các kỹ thuật KTQT trong việc cung cấp thông tin phục vụ cho quản trị cũng khác nhau. Lý thuyết thể chế cũng cho thấy, sự gia tăng của áp lực cạnh tranh buộc các DN phải học hỏi các mô hình kinh doanh hiệu quả và mô phỏng cách làm của họ. Cơ chế lan tỏa và mô phỏng của lý thuyết này cho phép giải thích ảnh hưởng tích cực của áp lực cạnh tranh đến việc áp dụng các kỹ thuật KTQT. Do vậy luận án đề xuất giả thuyết về mối quan hệ giữa áp lực cạnh tranh và việc áp dụng các kỹ thuật KTQT như sau:

Giả thuyết H1: Áp lực cạnh tranh đã tác động tích cực đến việc áp dụng các kỹ

thuật KTQT.

Mặt khác, cũng do áp lực cạnh tranh đòi hỏi các DN phải kiểm soát tốt và sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Thay vì quản trị tập trung, các DN, đặc biệt là các DN có quy mô lớn, hoạt động phân tán thường áp dụng mô hình quản trị phân quyền. Việc phân quyền trong quản trị DN đã tạo cơ hội cho các NQT cấp dưới được tham gia vào quá trình quản trị DN và chủđộng hơn trong sản xuất kinh doanh. Sự tham gia của các NQT ở các cấp khác nhau đã tạo ra nhu cầu thông tin cho quản trị DN ở mỗi cấp từđó tác động đến nhu cầu sử dụng KTQT. Lý thuyết ngẫu nhiên cho rằng mỗi bộ phận khác nhau sẽ yêu cầu các thông tin khác nhau và do đó có nhu cầu áp dụng các kỹ thuật KTQT khác nhau. Theo cơ chế lan tỏa và cơ chế mô phỏng của lý thuyết thể chế, sự phân quyền đặt ra nhu cầu cho các nhà quản trị phải học hỏi các mô hình và phương pháp quản trị hiệu quả. Cơ chế lan tỏa và mô phỏng thúc đẩy các nhà quản trị học hỏi và áp dụng các kỹ thuật KTQT được áp dụng và hệ thống kiểm soát và đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận trong DN để đáp ứng nhu cầu thông tin cho quản trị DN ở các cấp khác nhau.

Giả thuyết H2: Phân quyền trong DN đã tác động tích cực đến việc áp dụng các kỹ thuật KTQT trong DN.

Nhu cầu nâng cao hiệu quả và ảnh hưởng của cơ chế mô phỏng và lan tỏa dẫn đến nhu cầu hiện đại hóa các phương tiện xử lý và cung cấp thông tin. Trong thời đại toàn cầu hóa với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, việc áp dụng CNTT trong các DN đã giảm bớt các rào cản vềđịa lý và làm cho việc áp dụng các kỹ thuật mới dễ dàng hơn. Sự thuận tiện và hiệu quả của việc áp dụng CNTT trong KTQT cho phép các nhà quản trị có thể áp dụng các kỹ thuật KTQT phức tạp đòi hỏi nhiều công sức tính toán hơn so với trước đây. Tình trạng áp dụng công nghệ thông tin hiện đại cũng tạo thuận lợi cho việc áp dụng các kỹ thuật KTQT trong DN và cũng thể hiện sự mong muốn thay đổi để cải thiện hiệu quả. Các DN chấp nhận sự thay đổi, áp dụng mạnh mẽ hệ thống CNTT thường cũng sẵn sàng áp dụng các kỹ thuật mới trong đó có các kỹ thuật KTQT để cải thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Giả thuyết H3: Tình trạng áp dụng công nghệ thông tin có tác động tích cực đến việc áp dụng các kỹ thuật KTQT trong các DN.

Nhà quản trị cấp cao có vai trò quan trọng trong việc tiếp cận, chấp nhận các kỹ thuật và phương pháp quản trị mới. Mức độ quan tâm của NQT đến KTQT và sựủng hộ của họ đối với KTQT là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ và sự thay đổi của KTQT trong các DN. Sự hiểu biết về KTQT cũng sẽ dẫn đến nhu cầu thông tin KTQT để ra quyết định do vậy dẫn đến sự thay đổi của KTQT. Việt Nam là nước có nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng XHCN nên sự hiểu biết về KTQT trong DN còn hạn chế. Sự hiểu biết không đầy đủ của các NQT về vai trò, tác dụng của kế toán nói chung, KTQT nói riêng trong DN đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc áp dụng các kỹ thuật KTQT trong các DN. Lý thuyết ngẫu nhiên cho thấy, các nhà quản trị ở các cấp khác nhau, hoạt động trong môi trường kinh doanh khác nhau sẽ có nhu cầu thông tin khác nhau và do đó mong muốn áp dụng các kỹ thuật KTQT khác nhau. Sự hiểu biết về lợi ích của việc áp dụng các kỹ thuật KTQT cùng với cơ chế lan tỏa và mô phỏng của lý thuyết thể chế sẽ giúp các nhà quản trị có hiểu biết và quan tâm đến KTQT ủng hộ việc áp dụng các kỹ thuật KTQT trong DN. Tuy nhiên, với các nhà quản trị không nhận thức được sự cần thiết và vai trò của KTQT trong DN, cơ chế quyền lực và mong muốn sự ổn định sẽ thúc đẩy họ tìm cách ngăn cản việc áp dụng các kỹ thuật KTQT trong DN. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được ảnh hưởng của NQT cấp cao đến việc thay đổi và chấp nhận các kỹ thuật KTQT như Ahmad (2012).

Giả thuyết H4: Mức độ quan tâm của NQT đến KTQT đã tác động tích cực đến việc áp dụng các kỹ thuật KTQT trong các DN.

Việc vận dụng các kiến thức và kỹ thuật mới đòi hỏi người sử dụng có kiến thức và năng lực nhất định. Đối với các kỹ thuật KTQT, việc vận dụng các kỹ thuật KTQT cũng đòi hỏi nhân viên kế toán phải có kiến thức và năng lực để hiểu và vận dụng được chúng. Cơ chế lan tỏa và mô phỏng của lý thuyết thể chế sẽ giúp cho các nhân viên kế toán có mong muốn cải thiện hiệu quả và đóng góp vào sự thành công của DN nhu cầu tìm hiểu và áp dụng các kỹ thuật KTQT để cung cấp thông tin phục vụ quản trị DN hiệu quả. Tuy nhiên, việc áp dụng các kỹ thuật KTQT khác nhau trong các DN là do nhu cầu thông tin và môi trường kinh doanh khác nhau phù hợp với lý thuyết ngẫu nhiên. Các nhân viên kế toán không hiểu biết về các kỹ thuật KTQT, cũng như lợi ích từ việc áp dụng các kỹ thuật KTQT và không có năng lực nghiên cứu, học tập các kiến thức, kỹ thuật KTQT thường ngại áp dụng các kỹ thuật này. Khi đó vấn đề quyền lực được đề cập đến trong lý thuyết thể chế sẽ giúp họ từ chối áp dụng các kỹ thuật KTQT dẫn đến sự thay đổi làm mất đi tính ổn định của hệ thống. Nghiên cứu mối quan hệ giữa trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán với việc áp dụng các kỹ thuật KTQT, luận án đưa ra giả thuyết sau:

Giả thuyết H5: Trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán có ảnh hưởng tích cực đến việc áp dụng các kỹ thuật KTQT trong các DN.

Các giả thuyết được liên kết theo mô hình nghiên cứu sau:

Sơđồ 3.1. Mô hình nghiên cứu Cạnh tranh Phân quyền Công nghệ thông tin Sự quan tâm của NQT Trình độ NVKT Các kỹ thuật KTQT H1 H2 H3 H4 H5

Trong mô hình trên có các biến độc lập và các biến phụ thuộc.

Các biến độc lập gồm các nhân tố Áp lực cạnh tranh, Mức độ phân quyền, Tình trạng áp dụng công nghệ thông tin, Mức độ quan tâm của NQT đến KTQT, Trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán.

Biến phụ thuộc là tình trạng áp dụng các kỹ thuật KTQT trong các DN.

3.2. Phương pháp và quy trình nghiên cứu

Hai phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án là phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định tính được sử dụng để lựa chọn các biến trong mô hình nghiên cứu và thang đo. Bước đầu tiên, tác giả nghiên cứu lý thuyết và dựa trên lý thuyết nền tảng để xây dựng mô hình nghiên cứu và các thang đo nháp ban đầu. Bước tiếp theo, tác giả phỏng vấn và thảo luận với các chuyên gia để có sự hiểu biết sâu về vấn đề nghiên cứu từđó lựa chọn các biến đểđưa vào mô hình nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu định lượng gồm 2 phần: nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức. Nghiên cứu định lượng sơ bộđược thực hiện với cỡ mẫu là 50. Mục đích của nghiên cứu định lượng sơ bộ là nhằm tìm ra những điểm chưa phù hợp của câu hỏi khảo sát và đánh giá độ tin cậy của thang đo trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu chính thức được thực hiện để thu thập dữ liệu phục vụ cho phân tích định lượng. Bảng hỏi sau khi được điều chỉnh sẽ được gửi đến cho các DN trong mẫu khảo sát để thu thập dữ liệu.

Các dữ liệu sau khi thu được sẽ được làm sạch để sử dụng cho phân tích nhân tố, phân tích tương quan và kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu bằng phần mềm SPSS 22.

Quy trình nghiên cứu được thực hiện theo các bước sau:

- Thu thập dữ liệu thứ cấp và nghiên cứu tài liệu

Dữ liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu liên quan đến các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài được thu thập thông qua các nguồn tài liệu tại các thư viện, các ấn bản phẩm đã được xuất bản, tìm kiếm trên mạng và truy cập vào các trang web. Các trang web được tác giả truy cập để đọc các bài báo, luận văn luận án gồm các trang web của các trường đại học và các trang web chuyên cung cấp các bài báo

Bảng 4.9. Mức độ sử dụng các loại dự toán theo lĩnh vực hoạt động Lĩnh vc hot động Loi d toán Xây dng Sn xut Thương mi Dch v Đa ngành Chung Tiêu thụ 3,3879 3,2308 2,9551 2,9600 3,0667 3,1931 Sản xuất 4,3708 3,4833 1,2468 1,5909 2,7500 3,2317 Mua hàng 3,7500 3,4462 3,0225 3,2800 3,2667 3,4361 Tiền 3,6087 3,4219 3,0889 3,6400 3,1000 3,3875 BCTC 3,3540 3,1970 2,7778 3,2500 2,9333 3,1297 Bảng 4.9 tổng hợp mức độ sử dụng dự toán theo thang điểm trung bình (sử dụng thang điểm từ 1 đến 5 với 5 là cao nhất). Số liệu trong bảng cho thấy các DN xây dựng và sản xuất có mức độ lập các loại dự toán cao hơn (thường xuyên hơn) so với mức bình quân chung và so với các DN thuộc các lĩnh vực khác. Tuy nhiên mức độ cũng chỉ ở mức trên trung bình (xung quanh 4 điểm). Các DN sản xuất áp dụng dự toán ở mức độ thấp hơn (từ 3,2 đến dưới 3,5 điểm). Các DN thương mại lập dự toán ở

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp miền Bắc Việt Nam (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)