Kết luận về các công trình nghiên cứu trước và khoảng trống nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp miền Bắc Việt Nam (Trang 39 - 42)

Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài được trình bày ở trên có thể được chia thành hai nhóm chính.

Nhóm thứ nhất gồm các công trình chỉ nghiên cứu tình trạng áp dụng KTQT trong các DN mà không nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tốđến việc áp dụng KTQT của các tác giả Chenhall & Langfield-Smith (1998), Armitage và cộng sự (2013) Abdel-Kader và Luther (2006), Clark (1997), Ghosh & Chan (1997), Pierce & O’De (1998), Schildbach (1997), Shields (1998), Wijewardena & Zoysa (1999).

Nhóm thứ hai gồm các công trình nghiên cứu tình trạng áp dụng KTQT và ảnh hưởng của các yếu tố đến việc áp dụng KTQT trong các DN như các tác giả Joshi (2001), Haldma & Laats (2002), Szychta (2002), Alattar và cộng sự (2009), Sulaiman và cộng sự (2004), Pierce và O’Dea (1998), Karanja và cộng sự (2013), Abdel-Kader và Luther (2006), Abdel-Kader và cộng sự, (2008), Ahmad (2012), Doan Ngoc Phi Anh (2012), Albu, N. và cộng sự, (2012), Pollanen và Abdel- Maksoud (2010), Sulaiman và cộng sự (2015), Mat, T. Z. (2010).

Một số công trình nghiên cứu về sự thay đổi của KTQT như các tác giả Anessi- Pessina, Nasi, & Steccolini (2010), Halbouni (2013), James (2012), S. Sulaiman (2003), Askarany (2015), Cooper & Dart (2009), Jinga & Dumitru (2014, 2015), Malayeri & Mastorakis, Robalo (2007).

Về cơ sở lý thuyết: các công trình nghiên cứu phần lớn dựa trên lý thuyết ngẫu nhiên của Otley (1980) và lý thuyết sự phát tán của đổi mới. Các công trình nghiên cứu dựa trên lý thuyết ngẫu nhiên của Otley (1980) như: Kamisah, Suria, & Noor, 2010; Scapens & Bromwich, 2010; Abdullah và cộng sự, 2016; Al-Omiri & Drury, 2007; Gliaubicas & Kanapickienė, 2015; Haldma & Lääts, 2002; Hayes, 1975; Kamisah và cộng sự, 2010; Leite và cộng sự, 2015; Nimtrakoon, 2009; Nimtrakoon & Tayles, 2010; Simm, 2010. Các công trình dựa trên lý thuyết sự phát tán của đổi mới thường gắn với mục tiêu nghiên cứu sự thay đổi của KTQT như: Firth, 1996; Ghasemi, Mohamad, Mohammadi, & Khan, 2015; Joshi, 2001; Wnuk-Pel, 2010; Yazdifar & Askarany, 2010.

Về mục tiêu nghiên cứu: các công trình nghiên cứu đều hướng đến nghiên cứu tình trạng áp dụng KTQT trong các DN và ảnh hưởng của các nhân tốđến việc áp dụng KTQT. Một số công trình nghiên cứu nhằm đến cả hai mục đích này. Một số nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân các kỹ thuật KTQT ít được áp dụng trong các DN hoặc các nguyên nhân cản trở việc áp dụng KTQT như của các tác giả Subasinghe (2009), Allahyari (2011).

Về phương pháp nghiên cứu: Ngoài một số công trình nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính như các tác giả (Armitage & Webb, 2013). Phương pháp nghiên cứu được áp dụng hầu hết là nghiên cứu định lượng sử dụng thang đo Likert 5 điểm để xác định tình trạng áp dụng và tầm quan trọng của các kỹ thuật KTQT trong việc cung cấp thông tin cho quản trị DN cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng KTQT. Tuy nhiên, số lượng mẫu khảo sát tương đối khác nhau. Anand, Sahay, & Saha, (2004) sử dụng dữ liệu khảo sát từ 53 DN Ấn Độ; (Saaydah & Khatatneh, 2014) chỉ sử dụng mẫu nghiên cứu gồm 30 DN, mẫu nghiên cứu của Joshi (2001) là 60 DN, trong khi mẫu nghiên cứu của (Chenhall & Langfield-Smith, 1998) là 140 DN.

Đối tượng nghiên cứu của hầu hết các công trình nghiên cứu trên là các kỹ thuật KTQT bao gồm cả các kỹ thuật KTQT truyền thống và các kỹ thuật KTQT hiện đại. Tuy nhiên, số lượng và tên gọi của các kỹ thuật KTQT trong mỗi nghiên cứu cũng rất khác nhau. Nghiên cứu của Chenhall & Langfield-Smith (1998) bao gồm 42 kỹ thuật KTQT, trong khi nghiên cứu của Joshi (2001) chỉ gồm 18 phương pháp (Joshi, 2001). Các nghiên cứu khác thường dựa trên mô hình nghiên cứu của Chenhall & Langfield-Smith (1998) như các nghiên cứu của Ahmad (2012), Doan Ngoc Phi Anh (2012).

Các công trình nghiên cứu đã được thực hiện trong các ngành kinh doanh và trên các khu vực địa lý khác nhau cũng như trong các nền kinh tế khác nhau tại các nước phát triển, các nước đang phát triển. Cho đến nay, tại Việt Nam đã có 3 công trình nghiên cứu của các tác giả về KTQT. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu của tác giả Nishimura (2005) và Nguyễn Thị Phương Dung (2014) chỉ mới nhằm mục đích xác định KTQT trong các DN sản xuất thực phẩm và đồ uống Việt Nam đang ở trong giai đoạn nào trong quá trình phát triển của KTQT. Tương tự, nghiên cứu của Doan Ngoc Phi Anh (2012) mới chỉ nghiên cứu khả năng áp dụng KTQT phương Tây vào trong các DN Việt Nam. Cho dù mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu có thể giống nhau nhưng đối tượng nghiên cứu và thời điểm nghiên cứu khác nhau nên kết quả nghiên cứu chưa chắc đã giống nhau. Hơn nữa, cho đến thời điểm hiện nay chưa có công trình nào tại Việt Nam nghiên cứu đầy đủ về tình trạng áp dụng KTQT và ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng KTQT trong các DN hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Đây chính là khoảng trống cho nghiên cứu này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 - Tổng quan nghiên cứu, tác giả đã tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về mức độ áp dụng các kỹ thuật KTQT và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng KTQT trong các DN. Các công trình nghiên cứu liên quan đến các nội dung trên được chia thành hai nhóm chính: Nhóm thứ nhất gồm các công trình chỉ nghiên cứu mức độ áp dụng KTQT trong các DN mà không nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tốđến việc áp dụng KTQT của các tác giả Chenhall & Langfield-Smith (1998), Armitage và cộng sự (2013) Abdel-Kader và Luther (2006), Clark (1997), Ghosh & Chan (1997), Pierce & O’De (1998), Schildbach (1997), Shields (1998), Wijewardena & Zoysa (1999). Nhóm thứ hai gồm các công trình nghiên cứu mức độ áp dụng KTQT và ảnh hưởng của các yếu tố đến việc áp dụng KTQT trong các DN như các tác giả Joshi (2001), Haldma & Laats (2002), Szychta (2002), Alattar et al. (2009), Sulaiman et al. (2004), Pierce và O’Dea (1998), Karanja và cộng sự (2013), Abdel-Kader và Luther (2006), Abdel-Kader et al., (2008), Ahmad, K. (2012), Doan Ngoc Phi Anh (2012), Albu, N. et al., (2012), Pollanen và Abdel-Maksoud (2010), Sulaiman et al. (2015), Mat, T. Z. (2010). Mỗi công trình nghiên cứu được thực hiện tại các khu vực địa lý khác nhau gắn với các đối tượng nghiên cứu khác nhau. Phần lớn các công trình nghiên cứu đều dựa trên cơ sở lý thuyết ngẫu nhiên để lựa chọn các yếu tốảnh hưởng đến mức độ áp dụng các kỹ thuật KTQT trong các DN. Tại Việt Nam đã có các công trình nghiên cứu về KTQT, tuy nhiên công trình nghiên cứu của tác giả Nishimura (2005) và Nguyễn Thị Phương Dung (2014) chỉ mới nhằm mục đích xác định KTQT trong các DN Việt Nam đang ở trong giai đoạn nào trong quá trình phát triển của KTQT. Tương tự, nghiên cứu của Doan Ngoc Phi Anh (2012) mới chỉ nghiên cứu khả năng áp dụng KTQT phương tây vào trong các DN Việt Nam. Đến thời điểm hiện nay chưa có công trình nào tại Việt Nam sử dụng đồng thời lý thuyết thể chế và lý thuyết ngẫu nhiên để thực hiện nghiên cứu đầy đủ về mức độ áp dụng KTQT và ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng KTQT trong các DN hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau.

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp miền Bắc Việt Nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)