Phương pháp và quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp miền Bắc Việt Nam (Trang 70)

Hai phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án là phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định tính được sử dụng để lựa chọn các biến trong mô hình nghiên cứu và thang đo. Bước đầu tiên, tác giả nghiên cứu lý thuyết và dựa trên lý thuyết nền tảng để xây dựng mô hình nghiên cứu và các thang đo nháp ban đầu. Bước tiếp theo, tác giả phỏng vấn và thảo luận với các chuyên gia để có sự hiểu biết sâu về vấn đề nghiên cứu từđó lựa chọn các biến đểđưa vào mô hình nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu định lượng gồm 2 phần: nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức. Nghiên cứu định lượng sơ bộđược thực hiện với cỡ mẫu là 50. Mục đích của nghiên cứu định lượng sơ bộ là nhằm tìm ra những điểm chưa phù hợp của câu hỏi khảo sát và đánh giá độ tin cậy của thang đo trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu chính thức được thực hiện để thu thập dữ liệu phục vụ cho phân tích định lượng. Bảng hỏi sau khi được điều chỉnh sẽ được gửi đến cho các DN trong mẫu khảo sát để thu thập dữ liệu.

Các dữ liệu sau khi thu được sẽ được làm sạch để sử dụng cho phân tích nhân tố, phân tích tương quan và kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu bằng phần mềm SPSS 22.

Quy trình nghiên cứu được thực hiện theo các bước sau:

- Thu thập dữ liệu thứ cấp và nghiên cứu tài liệu

Dữ liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu liên quan đến các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài được thu thập thông qua các nguồn tài liệu tại các thư viện, các ấn bản phẩm đã được xuất bản, tìm kiếm trên mạng và truy cập vào các trang web. Các trang web được tác giả truy cập để đọc các bài báo, luận văn luận án gồm các trang web của các trường đại học và các trang web chuyên cung cấp các bài báo

Bảng 4.9. Mức độ sử dụng các loại dự toán theo lĩnh vực hoạt động Lĩnh vc Lĩnh vc hot động Loi d toán Xây dng Sn xut Thương mi Dch v Đa ngành Chung Tiêu thụ 3,3879 3,2308 2,9551 2,9600 3,0667 3,1931 Sản xuất 4,3708 3,4833 1,2468 1,5909 2,7500 3,2317 Mua hàng 3,7500 3,4462 3,0225 3,2800 3,2667 3,4361 Tiền 3,6087 3,4219 3,0889 3,6400 3,1000 3,3875 BCTC 3,3540 3,1970 2,7778 3,2500 2,9333 3,1297 Bảng 4.9 tổng hợp mức độ sử dụng dự toán theo thang điểm trung bình (sử dụng thang điểm từ 1 đến 5 với 5 là cao nhất). Số liệu trong bảng cho thấy các DN xây dựng và sản xuất có mức độ lập các loại dự toán cao hơn (thường xuyên hơn) so với mức bình quân chung và so với các DN thuộc các lĩnh vực khác. Tuy nhiên mức độ cũng chỉ ở mức trên trung bình (xung quanh 4 điểm). Các DN sản xuất áp dụng dự toán ở mức độ thấp hơn (từ 3,2 đến dưới 3,5 điểm). Các DN thương mại lập dự toán ở mức độ khá thấp (dưới 3 điểm) so với bình quân chung.

4.2.3. Mc độ s dng các ch tiêu đánh giá hot động

Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động được nghiên cứu gồm các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính. Các chỉ tiêu tài chính gồm: lợi nhuận ròng, lợi tức đầu tư (ROI), tỷ lệ lợi nhuận thực tế so với dự toán, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu, dòng tiền và doanh thu trên một lao động. Đây là những chỉ tiêu đã được các tác giả như Drury và Tayles (1993); Chenhall and Langfield-Smith (1998); Joshi (2001); Gomes et al. Carlos, Mahmoud et al. (2004); Abdel-Kader và Luther Abdel-Kader (2006); AbdelMaksoud et al. (2008) và Ahmad Ahmad (2012) sử dụng.

Kết quả nghiên cứu thu được tỷ lệ áp dụng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hoạt động của các DN theo từng lĩnh vực hoạt động được trình bày trong bảng 4.10.

Số liệu của bảng 4.10 cho thấy, ngoài chỉ tiêu lợi nhuận ròng được áp dụng 100% trong các DN, tỷ lệ bình quân chung các chỉ tiêu còn lại đạt từ 40 đến 50%. Chỉ tiêu doanh thu trên một lao động có tỷ lệ sử dụng thấp nhất là 16,9%.

Ngoài chỉ tiêu doanh thu trên một lao động có tỷ lệ áp dụng thấp trong tất cả các DN, các DN dịch vụ có tỷ lệ áp dụng các chỉ tiêu tài chính đánh giá hoạt động cao nhất. Tỷ lệ áp dụng các chỉ tiêu tài chính đánh giá hoạt động trong các DN dịch vụđều cao hơn bình quân chung với tỷ lệ từ 50% trở lên.

Bảng 4.10. Tỷ lệ sử dụng các chỉ tiêu tài chính trong đánh giá hoạt động

Lĩnh vc hot động Ch tiêu

Xây dựng Sản suất Thương mại Dịch vụ Đa ngành Chung

Số DN % Số DN % Số DN % Số DN % Số DN % Số DN % Lợi nhuận ròng 178 100,0 76 100,0 97 100,0 26 100,0 60 100,0 437 100,0 Lợi tức đầu tư (ROI) 87 48,9 32 42,1 31 32,0 14 53,8 26 43,3 190 43,5 Tỷ lệ lợi nhuận thực tế so với dự toán 84 47,2 32 42,1 32 33,0 14 53,8 21 35,0 183 41,9 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu 97 54,5 32 42,1 48 49,5 14 53,8 32 53,3 229 52,4

Dòng tiền 80 44,9 38 50,0 38 39,2 13 50,0 27 45,0 192 43,9

Doanh thu trên một lao động 31 17,4 19 25,0 7 7,2 5 19,2 12 20,0 74 16,9

Đứng thứ hai trong việc áp dụng các chỉ tiêu tài chính đánh giá hoạt động là các DN xây dựng. Tỷ lệ áp dụng các chỉ tiêu tài chính đánh giá hoạt động của các DN này đều cao hơn tỷ lệ chung. Ngoài hai chỉ tiêu lợi nhuận ròng và doanh thu trên một lao động, chỉ tiêu tỷ lệ tăng trưởng doanh thu được áp dụng với tỷ lệ cao nhất là 54,5%. Các chỉ tiêu còn lại có tỷ lệ áp dụng từ 44,9 đến 48,9%.

Tiếp sau các DN xây dựng trong việc áp dụng các chỉ tiêu tài chính đánh giá hoạt động là các DN sản xuất. Tỷ lệ áp dụng các chỉ tiêu tài chính đánh giá hoạt động của các DN sản xuất đạt từ 42,1 đến 50%, xấp xỉ so với bình quân chung.

Tỷ lệ áp dụng các chỉ tiêu tài chính đánh giá hoạt động thấp nhất trong nhóm các DN được nghiên cứu là các DN thương mại. Ngoài chỉ tiêu lợi nhuận ròng, hầu hết các chỉ tiêu tài chính đánh giá hoạt động đều được áp dụng với tỷ lệ thấp hơn bình quân chung. Tỷ lệ các DN sử dụng chỉ tiêu doanh thu trên một lao động trong nhóm các DN thương mại chỉđạt 7,2%. Tỷ lệ sử dụng các chỉ tiêu đánh giá lợi tức đầu tư và tỷ lệ lợi nhuận thực tế so với dự toán chỉđạt từ 32 đến 33%.

Mức độ sử dụng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động trong các DNBVN được tổng hợp trong bảng 4.11. Kết quả thu được trong bảng cho thấy, chỉ tiêu lợi nhuận ròng được các DN sử dụng tương đối phổ biến với mức trung bình từ 4,49 đến 4,6. Tiếp theo là chỉ tiêu “Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu” ở mức từ 3,27 đến 3,58.

Theo lĩnh vực kinh doanh, các DN xây dựng vẫn là những DN sử dụng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động ở mức cao nhất so với các DN khác. Ngoại trừ chỉ tiêu doanh thu trên một lao động ở mức 2,90, các chỉ tiêu khác đều được các DN ngành xây dựng áp dụng ở mức từ 3,42 đến 4,48. Sau các DN xây dựng là các DN sản xuất và DN dịch vụ. Tình trạng áp dụng các chỉ tiêu tài chính đểđánh giá hiệu

quả của các DN này đều đạt mức trên trung bình (trên 3,0). Ngoại trừ chỉ tiêu doanh thu trên một lao động trong các DN dịch vụ ở mức 2,65. Các DN còn lại áp dụng các chỉ tiêu này đều ở mức độ khác thấp và không có sự khác biệt rõ ràng.

Bảng 4.11. Mức độ sử dụng các chỉ tiêu tài chính trong đánh giá hoạt động

Lĩnh vực hoạt động Chỉ tiêu Xây dựng Sản suất Thương mại Dịch vụ Đa ngành Chung Lợi nhuận ròng 4,4775 4,4868 4,5361 4,5000 4,6000 4,5103 Lợi tức đầu tư (ROI) 3,4610 3,2000 2,8452 3,5417 3,0169 3,2202 Tỷ lệ lợi nhuận thực tế so với dự toán 3,4286 3,1563 2,7857 3,4167 2,9153 3,1636 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu 3,5871 3,3538 3,2738 3,5217 3,2034 3,4171 Dòng tiền 3,4740 3,4286 3,0714 3,5652 3,2542 3,3499 Doanh thu trên một lao động 2,9036 3,0192 2,0303 2,6471 2,3750 2,5912 So sánh tỷ lệ áp dụng các chỉ tiêu tài chính đánh giá hoạt động của các DNBVN với các kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy ngoài chỉ tiêu lợi nhuận ròng, tỷ lệ sử dụng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hoạt động trong các DNBVN là khá thấp. Tỷ lệ sử dụng các chỉ tiêu tài chính đánh giá hoạt động trong các DN Malaysia từ 61 đến 79% (Ahmad, 2012), Trong các DN Ghana, tỷ lệ này là 75,68% (Mbawuni, 2014). Tương tự, kết quả nghiên cứu của Abdel-Kader và Luther (2006) cho thấy tỷ lệ áp dụng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của các DN sản xuất thực phẩm và đồ uống Anh là 76% (Abdel-Kader, 2006).

T l s dng các ch tiêu đánh giá hot động phi tài chính

Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động phi tài chính được lựa chọn nghiên cứu là những chỉ tiêu đã được các tác giả trước đó như Drury và Tayles (1993); Chenhall and Langfield-Smith (1998); Joshi (2001); Gomes et al. Carlos, Mahmoud et al. (2004); Abdel-Kader và Luther Abdel-Kader (2006); AbdelMaksoud et al. (2008) và Ahmad Ahmad (2012) sử dụng.

Trong các DN thương mại, sản phẩm bán cho khách hàng bị trả lại được coi tương tự như sản phẩm hỏng trong DN sản xuất. Đối với DN dịch vụ, thời gian thực hiện dịch vụđược coi là tương đương với thời gian sản xuất.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ áp dụng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động phi tài chính trong các DN tương đối thấp. Ngoài một số chỉ tiêu đạt tỷ lệ sử dụng trên 40% như chỉ tiêu “tỷ lệ hài lòng của khách hàng” của các DN dịch vụ đạt cao nhất là

46,2%, tỷ lệ sử dụng chỉ tiêu “thời gian giao hàng đúng hạn” đạt 45% (đa ngành) và “thời gian sản xuất/thi công” (xây dựng và đa ngành) trên 40%, tỷ lệ sử dụng các chỉ tiêu còn lại trong các DN đều thấp (dưới 35%).

Bảng 4.12. Tỷ lệ sử dụng các chỉ tiêu phi tài chính

Lĩnh vực hoạt động

Chỉ tiêu

Xây dựng Sản suất Thương mại Dịch vụ Đa ngành Chung

Số DN % Số DN % Số DN % Số DN % Số DN % Số DN % Tỷ lệ khách hàng khiếu nại 32 18,0 15 19,7 19 19,6 8 30,8 15 25,0 89 20,4 Tỷ lệ khách hàng hài lòng 35 19,7 21 27,6 25 25,8 12 46,2 24 40,0 117 26,8 Thời gian giao hàng đúng hạn 45 25,3 22 28,9 26 26,8 9 34,6 27 45,0 129 29,5 Thời gian sản xuất/ thi công 73 41,0 27 35,5 0 0,0 0 0,0 25 41,7 125 28,6 Tỷ lệ sản phẩm hỏng 43 24,2 22 28,9 0 0,0 0 0,0 18 30,0 96 22,0 So với kết quả nghiên cứu của Ahmad (2012), tỷ lệ áp dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phi tài chính trong các DN Malaysia cao hơn so với các DNBVN. Tỷ lệ áp dụng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động phi tài chính trong các DN Malaysia đạt trên 60%, trong đó chỉ tiêu có tỷ lệ sử dụng cao nhất là thời gian giao hàng đúng hạn (gần 80%), tỷ lệ sử dụng chỉ tiêu khách hàng khiếu nại là 61% (Ahmad, 2012).

Nghiên cứu của Phadoongsitthi (2003) cho thấy nhiều DN Thái Lan sử dụng các chỉ tiêu đánh giá sự hài lòng của khách hàng và thời gian giao hàng đúng hạn. Tương tự, nghiên cứu của Abdel Maksoud et al (2005) cũng cho thấy đại đa số các công ty sản xuất của Anh sử dụng các chỉ tiêu thời gian giao hàng đúng hạn, số lượng khiếu nại của khách hàng và sự hài lòng của khách hàng (Ahmad, 2012).

Mc độ s dng các ch tiêu đánh giá hiu qu phi tài chính

Các DN xây dựng có mức độ sử dụng các chỉ tiêu phi tài chính cao nhất so với các DN còn lại. Tình trạng áp dụng các chỉ tiêu phi tài chính trong các DN xây dựng đạt từ 3,15 đến 3,83 điểm, cao hơn mức bình quân chung. Hai chỉ tiêu có mức

độ sử dụng cao trong các DN xây dựng là chỉ tiêu thời gian thi công (3,83) và thời gian giao hàng (tương ứng là thời gian hoàn thành và bàn giao công trình trong các công ty xây dựng).

Các DN sản xuất sử dụng các chỉ tiêu đánh giá phi tài chính đứng thứ hai sau các DN xây dựng, trừ chỉ tiêu tỷ lệ khách hàng khiếu nại thấp hơn 3,0 điểm, các chỉ tiêu còn lại đều đạt xấp xỉ 3 điểm thể hiện các DN sản xuất sử dụng các chỉ tiêu này ở mức trung bình.

Bảng 4.13. Mức độ sử dụng các chỉ tiêu phi tài chính trong đánh giá hoạt động

Lĩnh vực hoạt động Chỉ tiêu Xây dựng Sản suất Thương mại Dịch vụ Đa ngành Chung Tỷ lệ khách hàng khiếu nại 3,1047 2,7255 2,7015 3,1765 2,7143 2,8628 Tỷ lệ khách hàng hài lòng 3,1512 3,0192 2,8806 3,4737 3,0000 3,0536 Thời gian giao hàng đúng hạn 3,3647 3,1509 2,7612 3,0556 2,9643 3,0789 Thời gian sản xuất/ thi công 3,8351 3,2549 1,0000 1,0000 2,8929 2,7282 Tỷ lệ sản phẩm hỏng 3,3488 3,1346 2,2576 2,8235 2,7143 2,7762 Ngoại trừ các DN dịch vụ sử dụng chỉ tiêu “tỷ lệ hài lòng của khách hàng” đạt gần 3,5 điểm, các DN còn lại có mức độ sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động phi tài chính đều thấp. Các DN thương mại sử dụng các chỉ tiêu đánh giá phi tài chính thấp nhất trong nhóm các DN được nghiên cứu.

Hầu hết các chỉ tiêu phi tài chính trong các DN thương mại đều dưới 3,0. Các DN có các chỉ tiêu “thời gian sản xuất” và “tỷ lệ sản phẩm hỏng/bị trả lại” ở mức 1,0 điểm thể hiện không sử dụng các chỉ tiêu này.

Tỷ lệ sử dụng các chỉ tiêu phi tài chính trong các DNBVN rất thấp so với các DN Úc trong nghiên cứu của Chenhall và Langfield-Smith (1998). Trong nghiên cứu này, Chenhall và Langfield-Smith (1998) cho thấy tỷ lệ sử dụng các chỉ tiêu phi tài chính để đánh giá hoạt động của các DN Úc đạt 92%. Tại Ấn Độ tỷ lệ sử dụng các chỉ tiêu phi tài chính để đánh giá hoạt động cũng đạt 53% (Joshi, 2001). Trong các DN Malaysia, tỷ lệ áp dụng các chỉ tiêu phi tài chính đạt từ 22 đến 56%. Cao nhất là tỷ lệ áp dụng chỉ tiêu thời gian giao hàng đúng hạn (56%), thấp nhất là chỉ tiêu tỷ lệ khiếu nại của khách hàng (22%). Các chỉ tiêu thời gian sản xuất và tỷ lệ sản phẩm hỏng lần lượt được áp dụng ở tỷ lệ 49 và 47% (Ahmand, 2012).

4.2.4. S dng các k thut phân tích thông tin để ra quyết định

Các kỹ thuật phân tích thông tin để ra quyết định ngắn hạn được nghiên cứu trong luận án gồm: phân tích hòa vốn, phân tích CVP, phân tích lợi nhuận sản phẩm, phân tích lợi nhuận khách hàng và phân tích chi phí nhà cung cấp. Đây là những kỹ thuật được các tác giả Klammer et al. (1991); Tayles và Drury Tayles and Drury (1994); Yoshikawa (Yoshikawa, 1994); Joshi (2001); Szychta (2002); Lazaridis (2004); Abdel-Kader và Luther (Abdel-Kader, 2006); và Hermes et al. (Hermes, Smid, & Yao, 2007); Ahmad (Kamilah, 2012) sử dụng trong các nghiên cứu trước đó.

Bảng 4.14. Tỷ lệ sử dụng các kỹ thuật phân tích thông tin

để ra quyết định ngắn hạn

Lĩnh vực hoạt động Kỹ thuật

Xây dựng Sản xuất Thương mại Dịch vụ Đa ngành Chung Số DN % Số DN % Số DN % Số DN % Số DN % Số DN % Phân tích hòa vốn 65 36,5 23 30,3 24,0 24,7 10 38,5 16 26,7 138 31,6 Phân tích CVP 68 38,2 29 38,2 26,0 26,8 14 53,8 28 46,7 165 37,8 Phân tích lợi nhuận sản phẩm 71 39,9 32 42,1 28,0 28,9 13 50,0 32 53,3 176 40,3 Phân tích lợi nhuận khách hàng 39 21,9 24 31,6 20,0 20,6 11 42,3 23 38,3 117 26,8 Phân tích chi phí nhà cung cấp 33 18,5 23 30,3 19,0 19,6 8 30,8 18 30,0 101 23,1 Bảng 4.14 cho thấy dưới 40% DN sử dụng các kỹ thuật phân tích thông tin để ra quyết định ngắn hạn. Trong đó, các DN dịch vụ có tỷ lệ cao hơn các DN khác, tuy nhiên sự khác biệt này không lớn. Kỹ thuật phân tích lợi nhuận sản phẩm được sử

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp miền Bắc Việt Nam (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)