trong các DN Việt Nam
Trên thế giới, KTQT đã có lịch sử phát triển hơn 100 năm. Các kỹ thuật KTQT được các kỹ sư của DuPont và GM phát triển từ những năm cuối thế kỷ XIX và những năm đầu thế kỷ XX đến nay vẫn được nhiều DN trên thế giới áp dụng. Kế toán quản trị
được áp dụng trong các DN đã chứng tỏđược vai trò và lợi ích mà đo đem lại cho các DN. Kế toán quản trị không chỉ giúp cho các nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn mà còn góp phần tạo động lực, thúc đẩy các nhà quản trị hoạt động hiệu quả vì mục tiêu chung. Trong môi trường cạnh tranh và nguồn lực ngày càng khan hiếm, KTQT không chỉ giúp cho các DN phân bổđúng đắn các nguồn lực, mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh và nâng cao vị thế cạnh tranh của DN.
Tại Việt Nam, do nền kinh tế mới chuyển sang hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN từ giữa thập niên 80 của thế kỷ trước nên việc tiếp cận với các kiến thức của kinh tế thị trường trong đó có KTQT còn chậm trễ. Sự thiếu hụt các kiến thức và nhận thức về lợi ích của việc áp dụng các kỹ thuật KTQT đã trở thành lực cản ngăn cản các DN Việt Nam nghiên cứu và áp dụng các kỹ thuật KTQT. Hậu quả của tình trạng này không chỉ làm hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng nguồn lực, năng suất lao động của các DN Việt Nam thấp hơn so với thế giới mà còn làm mất đi vị thế và năng lực cạnh của các DN. Trong môi trường toàn cầu hóa, các DN Việt Nam phải cạnh tranh không chỉ với các DN khác mà còn phải cạnh tranh với các DN nước ngoài. Do vậy cùng với sự đầu tư về vốn, công nghệ, sự đầu tư nâng cao các kiến thức, kỹ năng quản trị nói chung và hệ thống KTQT trong các DN cũng rất cần thiết.
Nhằm góp phần thúc đẩy các DN tăng cường áp dụng các kỹ thuật KTQT, luận án đề xuất một số giải pháp sau:
Thứ nhất, các tổ chức hỗ trợ DN (Các quỹ hỗ trợ phát triển DN, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, câu lạc bộ DN, doanh nhân), các hiệp hội nghề nghiệp kế toán, cần tăng cường các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho các nhà quản trị DN và nhân viên kế toán trong DN để họ hiểu và nhận thức được lợi ích của việc áp dụng các kỹ thuật KTQT từ đó sẵn sàng nghiên cứu và áp dụng các kỹ thuật KTQT phục vụ cho quá trình lập kế hoạch, kiểm soát, đánh giá hiệu quả và ra quyết định ở DN.
Thứ hai, Nhà nước và các tổ chức hỗ trợ DN tổ chức các khóa tập huấn, tuyên truyền lợi ích của việc áp dụng các kỹ thuật KTQT trong việc nâng cao hiệu quả ra quyết định, hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của DN.
Thứ ba, Nhà nước, các tổ chức hỗ trợ DN xây dựng và triển khai đề án hỗ trợ một số DN áp dụng thử nghiệm các phương pháp quản trị hiện đại và các kỹ thuật KTQT. Trong đó:
Tạo môi trường cho việc áp dụng các kỹ thuật KTQT như thực hiện phân quyền trong DN, đánh giá các nhà quản trịđược phân quyền theo các chỉ tiêu mà các DN trên thế giới áp dụng.
Tiến hành đánh giá hiệu quả từ việc áp dụng hệ thống KTQT sau một thời gian để từ đó tuyên truyền và nhân rộng, khuyến khích các DN khác học tập, mô phỏng theo.
Thứ tư, các trường đại học đào tạo kế toán và các tổ chức nghề nghiệp kế toán cần tích cực tuyên truyền, giảng dạy các kỹ thuật KTQT và hướng dẫn sinh viên áp dụng các kỹ thuật KTQT vào các tình huống thực tế của các DN. Các chương trình đào tạo cần chuyển từ trọng tâm giảng dạy sinh viên cách ghi sổ kế toán sang giảng dạy các kiến thức và kỹ năng để sinh viên có thể vận dụng thành thục các kỹ thuật KTQT, biết cách thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho việc ra quyết định trong DN, biết cách thiết kế hệ thống chỉ tiêu đánh giá ngắn hạn và dài hạn trong DN, v.v....
Thứ năm, các nhân viên kế toán thay vì chú tâm vào lập báo cáo tài chính và xử lý các vấn đề liên quan đến thuế cần tích cực học tập, nâng cao kiến thức về KTQT để có thể hiểu biết và vận dụng thành thục các kỹ thuật KTQT trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định, tham gia vào các quá trình quản trị góp phần tạo giá trị gia tăng cho DN.