Ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng kỹ thuật KTQT trong các DN

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp miền Bắc Việt Nam (Trang 100 - 103)

Các yếu tốảnh hưởng đến việc áp dụng kỹ thuật KTQT trong các DN miền Bắc Việt nam được luận án nghiên cứu gồm 5 yếu tố: (1) Áp lực cạnh tranh (cạnh tranh), (2) mức độ phân quyền trong DN (phân quyền), (3) tình trạng áp dụng công nghệ thông tin, (4) Mức độ quan tâm của NQT đến KTQT và (5) trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán.

(1) Áp lực cạnh tranh trên thị trường

Sử dụng thang đo likert 5 điểm để hỏi người trả lời về Áp lực cạnh tranh trên thị trường mà DN phải đối mặt, kết quả thu được như sau:

Áp lực cạnh tranh Mean Std, Deviation

1,00 2,00 3,00 4,00 5,00 Total

Frequency 7 11 154 198 67 437 3,7025 0,81461

Percent 1,6 2,5 35,2 45,3 15,3 100,0 Trong số 437 DN trả lời, 7 DN (1,6%) cho rằng Áp lực cạnh tranh là rất thấp, 11 DN (2,5%) đánh giá Áp lực cạnh tranh thấp. Các DN đánh giá Áp lực cạnh tranh trung bình là 154 DN, chiếm 35,2%. Các DN còn lại (265 DN, chiếm 60,6%) đánh giá Áp lực cạnh tranh cao và rất cao.

(2) Mức độ phân quyền trong DN

Tỷ lệ trả lời về mức độ phân quyền trong các DN như sau:

Bảng 4.20. Mức độ phân quyền trong các DN

Tỷ lệđánh giá (%) Mean Std. Deviation 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 Total Phân quyền bán sản phẩm 24,3 10,5 37,3 25,9 2,1 100,0 2,7094 1,1555 Phân quyền sản xuất 19,5 10,3 31,4 35,5 3,4 100,0 2,9314 1,1711 Phân quyền mua vật liệu 12,8 11,7 35,0 37,5 3,0 100,0 3,0618 1,0594 Phân quyền tuyển

dụng và trả lương 12,6 10,3 38,7 35,2 3,2 100,0 3,0618 1,0419 Ghi chú: 1 – không phân quyền; 5- phân quyền rất cao

Mức độ phân quyền quản trị trong DN được nghiên cứu ở các khía cạnh phân quyền bán sản phẩm, phân quyền sản xuất, phân quyền mua vật liệu và phân quyền tuyển dụng trả lương cho công nhân. Kết quả thu được từ những người trả lời khảo sát cho thấy phân quyền bán sản phẩm và sản xuất trong các DN tương đối thấp (dưới 3 điểm). Phân quyền mua vật liệu, tuyển dụng và trả lương ở mức độ trên trung bình nhưng cũng không có khác biệt đáng kể.

Nhằm giảm bớt số biến trong nghiên cứu, phân tích nhân tốđược áp dụng để rút trích ra một nhân tốđại diện cho mức độ phân quyền trong các DN. Kết quả phân tích thu được như sau:

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,743 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 954,529

df 6

Sig. ,000

Bằng phép trích Principal Component Analysis, Eigenvalue > 1 thu được hệ số KMO là ,743 với Sig. là ,000 từ 4 biến quan sát ban đầu hội tụ lại thành 1 nhân tố với hệ số tải nhân tố từ ,810 đến ,876. Nhân tố này được đặt tên là “phân quyền” giải thích được 71,62% sự thay đổi của dữ liệu.

Total Variance Explained

Component

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % 1 2,865 71,615 71,615 2,865 71,615 71,615 2 ,641 16,030 87,645 3 ,274 6,861 94,506 4 ,220 5,494 100,000 Component Matrixa Component 1 PQBA ,810 PQSX ,860 PQMU ,876 PQTD ,837

Extraction Method: Principal Component Analysis.

a. 1 components extracted.

(3) Tình trạng áp dụng công nghệ thông tin

Tỷ lệ trả lời về tình trạng áp dụng CNTT trong các DN như sau: Tình trạng áp dụng CNTT Mean Std. Deviation Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao Total Số lượng 12 30 181 180 34 437 3,4439 ,84032 Tỷ lệ 2,7 6,9 41,4 41,2 7,8 100,0

Kết quả khảo sát thu được cho thấy phần lớn người trả lời (90,4%) cho rằng tình trạng áp dụng CNTT trong các DN ở mức độ trung bình trở lên, trong đó 49% người trả lời đánh giá tình trạng áp dụng CNTT trong các DN là cao.

(4) Mức độ quan tâm của NQT đến KTQT

Tỷ lệ trả lời về sự quan tâm của NQT đến KTQT trong các DN như sau:

Mức độ quan tâm của NQT cấp cao vào KTQT Mean Std. Deviation Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao Total Frequency 23 40 181 155 38 437 3,3318 ,94685 Percent 5,3 9,2 41,4 35,5 8,7 100,0

Sự quan tâm và nhu cầu thông tin của các NQT đến KTQT là tiền đề cho sự phát triển của nó. Mức độ quan tâm của NQT cấp cao/chủ DN vào KTQT được đánh giá ở mức trên trung bình, chỉ có 14,5% người trả lời cho rằng các NQT cấp cao không quan tâm đến KTQT. So với kết quả nghiên cứu của Ahmad (2012) mức độ quan tâm đến KTQT của NQT trong các DN Malaysia cao hơn (trung bình là 3,71 so với 3,33 trong các DNBVN).

(5) Trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán

Tỷ lệ trả lời về trình độ nhân viên KTQT trong các DN như sau: Trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán

Total Mean Std. Deviation 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 Total

Số lượng 1 9 288 122 16 436 3,3280 ,59131 Tỷ lệ ,2 2,1 66,1 28,0 3,7 100,0

Phần lớn (97,7%) nhân viên kế toán có trình độ đại học và trên đại học. Số người có bằng cao đẳng và trung cấp kế toán chiếm tỷ lệ rất thấp 2,3%. Như vậy có thể nói, hầu hết các DN đã sử dụng ít nhất một nhân viên kế toán có đủ trình độ và có hiểu biết về kế toán nói chung và KTQT nói riêng.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp miền Bắc Việt Nam (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)