4.4.1. Kiểm định độ tin cậy
Kiểm định Cronbach’s alpha được sử dụng để phân tích độ tin cậy của thang đo và loại bỏ biến rác. Theo Nguyễn Đình Thọ (2013), “Cronbach’s alpha phải được thực hiện trước để loại các biến rác (garbage items) trước khi thực hiện phân tích EFA. Quá trình này có thể giúp chúng ta tránh được các biến rác vì các biến rác này có thể tạo nên các nhân tố giả (artifical factors) khi phân tích EFA (Churchill 1979)” (Nguyễn Đình Thọ, tr. 304).
Kiểm định độ tin cậy của các thang đo lần đầu thu được Cronbach alpha = 0,953. Tuy nhiên, một số biến như ABC, lợi nhuận ròng và bảng điểm cân bằng có tương quan tổng thấp hơn 0,3 nên bị loại bỏ để cải thiện độ tin cậy của thang đo (phụ lục 3.1).
Sau khi loại bỏ các biến có tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3, tiến hành phân tích lần hai thu được giá trị Cronbach alpha là 0,958 và tất cả các biến còn lại đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0,3. Như vậy các biến còn lại đều đảm bảo độ tin cậy để thực hiện các phân tích tiếp theo. Tất cả các biến đều đóng góp tích cực vào độ tin cậy tổng thể (phụ lục 3.2).
4.4.2. Phân tích nhân tố
Nhằm mục đích rút gọn thang đo, phân tích nhân tốđược thực hiện theo quy tắc sau: Chỉ xuất hiện các biến có tương quan biến tổng từ 0,3 trở lên. Eigenvector lớn hơn 1. KMO lớn hơn 0,5. Các biến có giá trị KMO nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại ra khỏi phân tích. Kết quả thu được như sau:
Bảng hệ số kiểm định KMO và Bartlett cho kết quả KMO = 0,921; sig < 0,05 đủđiều kiện để phân tích có ý nghĩa tạo ra các nhân tố có ý nghĩa khác biệt và tin cậy.
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .921 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 5135.457
df 351
Sig. .000
Sử dụng phép quay Varimax thu được 5 nhân tố với hệ số tải nhân tố thấp nhất là 0,538 và cao nhất là 0,889 giải thích được 72,84% sự biến thiên của dữ liệu. Tuy nhiên, biến tỷ lệ lợi nhuận thực tế so với dự toán có hệ số tải nhân tố nằm ở cả hai nhân tố 2 và 3 với giá trị chênh lệch nhỏ hơn 0,3 không đủđể tạo ra sự phân biệt giữa hai nhân tố (phụ lục 4.1). Do vậy biến này bị loại để đảm bảo giá trị phân biệt. Hai biến “doanh thu trên một lao động” và biến “tính giá thành theo chi phí biến đổi” có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5 cũng bị loại ra khỏi mô hình.
Kết quả phân tích nhân tố lần 2 thu được hệ số KMO = 0,916 với sig = 0,000 < 0,05 (phụ lục 4.2) và bảng ma trận quay các nhân tố như trong bảng 4.21 (trang sau).
Bảng 4.21. Ma trận quay các nhân tố
Rotated Component Matrixa
Component 1 2 3 4 5 Phân tích hòa vốn .762 Thời gian hoàn vốn .760 Giá trị hiện tại ròng .758 Phân tích CVP .754 Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ .728 Phân tích lợi nhuận sản phẩm .716 Phân tích lợi nhuận khách hàng .677 Phân tích chi phí nhà cung cấp .666
Tỷ lệ khách hàng hài lòng .836 Tỷ lệ khách hàng khiếu nại .768 Thời gian giao hàng .706
Dòng tiền .703
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu .675 Lợi tức đầu tư (ROI) .595
Dự toán tiền .822
Dự toán mua vật tư/hàng hóa .777
Dự toán tiêu thụ .758
Báo cáo tài chính dự toán .694
Chi phí theo chuỗi giá trị .799
Chi phí mục tiêu .767
Hạch toán chi phí theo vòng đời .713
Thời gian sản xuất .891
Dự toán sản xuất .813
Tỷ lệ sản phẩm hỏng .632
Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 7 iterations.
Bảng 4.21 bao gồm 5 nhân tố. Nhân tố 1 có các biến liên quan đến các kỹ thuật phân tích thông tin để hỗ trợ NQT ra quyết định nên được đặt tên là “các kỹ thuật hỗ trợ ra quyết định” (KTQĐ).
Nhân tố 2 gồm các biến liên quan đến các chỉ tiêu đánh giá hoạt động nên được đặt tên là “các chỉ tiêu đánh giá hoạt động” (ĐGHĐ).
Nhân tố 3 gồm các biến liên quan đến các loại dự toán sử dụng trong các DN nên được đặt tên là “một số loại dự toán” (KTDT).
Nhân tố 4 gồm các biến liên quan đến các kỹ thuật KTQT chiến lược nên được đặt tên là “các kỹ thuật KTQT chiến lược” (KTQTCL).
Nhóm 5 gồm các biến liên quan đến các chỉ tiêu và kỹ thuật sử dụng trong sản xuất nên đặt tên là “các kỹ thuật sử dụng trong sản xuất” (HTSX)
4.4.3. Kiểm định tương quan giữa các nhân tố với các kỹ thuật KTQT
4.4.3.1. Xây dựng giả thuyết
Từ giả thuyết ban đầu được nêu ra trong chương 3, kết hợp với các nhân tố mới được tạo thành, luận án xây dựng 25 giả thuyết khẳng định và 25 giả thuyết phủđịnh tương ứng, chia thành 5 nhóm để kiểm định sự tương quan của các biến ngẫu nhiên được lựa chọn với mức độ sử dụng các kỹ thuật KTQT như sau:
Các giả thuyết nhóm 1:
Giả thuyết H1-1: Tồn tại tương quan tích cực giữa áp lực cạnh tranh trên thị trường với mức độ sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ ra quyết định.
Giả thuyết H1-2: Tồn tại tương quan tích cực giữa mức độ phân quyền trong DN với mức độ sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ ra quyết định.
Giả thuyết H1-3: Tồn tại tương quan tích cực giữa tình trạng áp dụng CNTT trong DN với mức độ sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ ra quyết định.
Giả thuyết H1-4: Tồn tại tương quan tích cực giữa sự quan tâm của NQT đến KTQT với mức độ sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ ra quyết định.
Giả thuyết H1-5: Tồn tại tương quan tích cực giữa trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán với mức độ sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ ra quyết định.
Các giả thuyết nhóm 2:
Giả thuyết H1-6: Tồn tại tương quan tích cực giữa áp lực cạnh tranh trên thị trường với mức độ sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động.
Giả thuyết H1-7: Tồn tại tương quan tích cực giữa mức độ phân quyền trong DN với mức độ sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động.
Giả thuyết H1-8: Tồn tại tương quan tích cực giữa tình trạng áp dụng CNTT trong DN với mức độ sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động.
Giả thuyết H1-9: Tồn tại tương quan tích cực giữa sự quan tâm của NQT đến KTQT với mức độ sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động.
Giả thuyết H1-10: Tồn tại tương quan tích cực giữa trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán với mức độ sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động.
Các giả thuyết nhóm 3:
Giả thuyết H1-11: Tồn tại tương quan tích cực giữa áp lực cạnh tranh trên thị trường với mức độ sử dụng các loại dự toán.
Giả thuyết H1-12: Tồn tại tương quan tích cực giữa mức độ phân quyền trong DN với mức độ sử dụng các loại dự toán.
Giả thuyết H1-13: Tồn tại tương quan tích cực giữa tình trạng áp dụng CNTT trong DN với mức độ sử dụng các loại dự toán.
Giả thuyết H1-14: Tồn tại tương quan tích cực giữa sự quan tâm của NQT đến KTQT với mức độ sử dụng các loại dự toán.
Giả thuyết H1-15: Tồn tại tương quan tích cực giữa trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán với mức độ sử dụng các loại dự toán.
Các giả thuyết nhóm 4:
Giả thuyết H1-16: Tồn tại tương quan tích cực giữa áp lực cạnh tranh trên thị trường với mức độ sử dụng các kỹ thuật KTQTCL.
Giả thuyết H1-17: Tồn tại tương quan tích cực giữa mức độ phân quyền trong DN với các kỹ thuật KTQTCL.
Giả thuyết H1-18: Tồn tại tương quan tích cực giữa tình trạng áp dụng CNTT trong DN với các kỹ thuật KTQTCL.
Giả thuyết H1-19: Tồn tại tương quan tích cực giữa sự quan tâm của NQT đến KTQT với các kỹ thuật KTQTCL.
Giả thuyết H1-20: Tồn tại tương quan tích cực giữa trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán với các kỹ thuật KTQTCL.
Các giả thuyết nhóm 5:
Giả thuyết H1-21: Tồn tại tương quan tích cực giữa áp lực cạnh tranh trên thị trường với mức độ sử dụng một số kỹ thuật hỗ trợ sản xuất.
Giả thuyết H1-22: Tồn tại tương quan tích cực giữa mức độ phân quyền trong DN với các kỹ thuật sử dụng trong sản xuất.
Giả thuyết H1-23: Tồn tại tương quan tích cực giữa tình trạng áp dụng CNTT trong DN với các kỹ thuật sử dụng trong sản xuất.
Giả thuyết H1-24: Tồn tại tương quan tích cực giữa sự quan tâm của NQT đến KTQT với các kỹ thuật sử dụng trong sản xuất.
Giả thuyết H1-25: Tồn tại tương quan tích cực giữa trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán với các kỹ thuật sử dụng trong sản xuất.
Tương ứng với các giả thuyết trong các nhóm trên là các giả thuyết phủđịnh về sự không tồn tại tương quan tích cực giữa các biến độc lập với các biến phụ thuộc.
4.4.3.2. Kiểm định Spearman
Kết quả kiểm định Spearman tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc thu được như trong bảng 4.22.
Kết quả kiểm định tương quan Spearson cho thấy giả thuyết H1-14 và H1-24 bị bác bỏ.
Như vậy, 2 giả thuyết phủđịnh tương ứng H0-14, H0-24được chấp nhận là:
Giả thuyết H0-14: Không tồn tại tương quan tích cực giữa sự quan tâm của NQT
đến KTQT với mức độ sử dụng các loại dự toán.
Giả thuyết H0-24: Không tồn tại tương quan tích cực giữa sự quan tâm của NQT
Bảng 4.22. Kết quả kiểm định Spearman tương quan giữa các biến CTR PQ CNTT NQT TĐKT CTR PQ CNTT NQT TĐKT KTQĐ Correlation Coefficient .345 ** .771** .240** .147** .389** Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,003 ,000 N 213 213 213 397 213 ĐGHĐ Correlation Coefficient .818 ** .324** .276** .114* .281** Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,024 ,000 N 213 213 213 392 213 KTDT Correlation Coefficient .261 ** .145* .805** ,071 .339** Sig. (2-tailed) ,000 ,035 ,000 ,152 ,000 N 213 213 213 407 213 KTQTCL Correlation Coefficient .192 ** .276** .317** .330** .866** Sig. (2-tailed) ,005 ,000 ,000 ,000 ,000 N 213 213 213 268 213 HTSX Correlation Coefficient .200 ** .158* .189** ,002 .202** Sig. (2-tailed) ,003 ,021 ,006 ,970 ,003 N 213 213 213 403 213
Các giả thuyết (23) còn lại để kiểm định tiếp được chia thành 4 nhóm bao gồm:
Các giả thuyết nhóm 1:
Giả thuyết H1-1: Tồn tại tương quan tích cực giữa Áp lực cạnh tranh trên thị trường với mức độ sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ ra quyết định.
Giả thuyết H1-2: Tồn tại tương quan tích cực giữa mức độ phân quyền trong DN với mức độ sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ ra quyết định.
Giả thuyết H1-3: Tồn tại tương quan tích cực giữa tình trạng áp dụng CNTT trong DN với mức độ sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ ra quyết định.
Giả thuyết H1-4: Tồn tại tương quan tích cực giữa sự quan tâm của NQT đến KTQT với mức độ sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ ra quyết định.
Giả thuyết H1-5: Tồn tại tương quan tích cực giữa Trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán với mức độ sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ ra quyết định.
Các giả thuyết nhóm 2:
Giả thuyết H1-6: Tồn tại tương quan tích cực giữa Áp lực cạnh tranh trên thị trường với mức độ sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động.
Giả thuyết H1-7: Tồn tại tương quan tích cực giữa mức độ phân quyền trong DN với mức độ sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động.
Giả thuyết H1-8: Tồn tại tương quan tích cực giữa tình trạng áp dụng CNTT trong DN với mức độ sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động.
Giả thuyết H1-9: Tồn tại tương quan tích cực giữa sự quan tâm của NQT đến KTQT với mức độ sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động.
Giả thuyết H1-10: Tồn tại tương quan tích cực giữa Trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán với mức độ sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động.
Các giả thuyết nhóm 3:
Giả thuyết H1-11: Tồn tại tương quan tích cực giữa Áp lực cạnh tranh trên thị trường với mức độ sử dụng các loại dự toán.
Giả thuyết H1-12: Tồn tại tương quan tích cực giữa mức độ phân quyền trong DN với mức độ sử dụng các loại dự toán.
Giả thuyết H1-13: Tồn tại tương quan tích cực giữa tình trạng áp dụng CNTT trong DN với mức độ sử dụng các loại dự toán.
Giả thuyết H1-15: Tồn tại tương quan tích cực giữa Trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán với mức độ sử dụng các loại dự toán.
Các giả thuyết nhóm 4:
Giả thuyết H1-16: Tồn tại tương quan tích cực giữa Áp lực cạnh tranh trên thị trường với mức độ sử dụng các kỹ thuật KTQTCL.
Giả thuyết H1-17: Tồn tại tương quan tích cực giữa mức độ phân quyền trong DN với các kỹ thuật KTQTCL.
Giả thuyết H1-18: Tồn tại tương quan tích cực giữa tình trạng áp dụng CNTT trong DN với các kỹ thuật KTQTCL.
Giả thuyết H1-19: Tồn tại tương quan tích cực giữa sự quan tâm của NQT đến KTQT với các kỹ thuật KTQTCL.
Giả thuyết H1-20: Tồn tại tương quan tích cực giữa Trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán với các kỹ thuật KTQTCL.
Các giả thuyết nhóm 5:
Giả thuyết H1-21: Tồn tại tương quan tích cực giữa Áp lực cạnh tranh trên thị trường với mức độ sử dụng một số kỹ thuật hỗ trợ sản xuất.
Giả thuyết H1-22: Tồn tại tương quan tích cực giữa mức độ phân quyền trong DN với các kỹ thuật sử dụng trong sản xuất.
Giả thuyết H1-23: Tồn tại tương quan tích cực giữa tình trạng áp dụng CNTT trong DN với các kỹ thuật sử dụng trong sản xuất.
Giả thuyết H1-25: Tồn tại tương quan tích cực giữa Trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán với các kỹ thuật sử dụng trong sản xuất.
Để kiểm định mối quan hệ giữa các giả thuyết còn lại, luận án sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc trong 4 nhóm trên. Tuy nhiên, một trong những giả định của mô hình hồi quy tuyến tính là mối quan hệ giữa các biến là tuyến tính. Do vậy, để hồi quy tuyến tính là một mô hình hợp lệ, dữ liệu quan sát phải có mối quan hệ tuyến tính. Cách xử lý để đạt được yêu cầu này trước khi phân tích hồi quy tuyến tính là chuyển đổi dữ liệu bằng cách sử dụng phép biến đổi logarit (Berry & Feldman, 1985). Chuyển đổi dữ liệu sang logarit là một cách thể hiện mối quan hệ phi tuyến tính theo cách tuyến tính (Andy, 2013). Vì vậy, trước khi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính cần phải chuyển đổi dữ liệu. Sử dụng phương pháp tính logarit để được các biến liên tục phục vụ cho phân tích hồi quy tuyến tính.
4.4.4. Phân tích hồi quy tuyến tính
Sử dụng phương pháp Enter để phân tích hồi quy tuyến tính để đánh giá tác động của các biến độc lập đến việc sử dụng KTQT trong các DN.
Mô hình đầu tiên kiểm định các giả thuyết nhóm 1 để đánh giá tác động của áp lực cạnh tranh, mức độ phân quyền, tình trạng áp dụng CNTT, mức độ quan tâm của NQT đến KTQT và trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán đến biến phụ thuộc là các kỹ thuật hỗ trợ ra quyết định.
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính thu được kết quả như sau: Bảng tóm tắt mô hình Model Summaryb Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin- Watson 1 .948a .899 .897 .29346 2.107 a. Predictors: (Constant), TĐKT, PQ, CTR, CNTT, NQT b. Dependent Variable: KTQĐ
Giá trị R2 hiệu chỉnh bằng 0,897 cho thấy các biến độc lập ảnh hưởng đến 89,7% sự thay đổi của biến phụ thuộc. 10,3% còn lại là do tác động của các yếu tố khác ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên.
Hệ số Durbin-Watson = 2,107 nằm trong khoảng từ 1,5 đến 2,5 nên không xảy