4. Kết cấu của đề tài
3.2. Thực trạng công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên qua KBNN đối với các đơn
3.2.6. Kiểm soát chi thƣờng xuyên các khoản mua sắm
Mua sắm, sửa chữa tài sản là công tác thƣờng xuyên, liên tục nhằm trang bị máy móc, phƣơng tiện làm việc tốt nhất phục vụ hoạt động của đơn vị. Tình hình mua sắm tài sản tại các đơn vị sử dụng NSNN giai đoạn 2014 - 2016 đƣợc thể hiện qua Bảng 3.7.
Bảng 3.7. Tình hình mua sắm tài sản các đơn vị sử dụng NSNN giai đoạn 2014 - 2016 Đơn vị tính: triệu đồng S T T Nội dung ML NS Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số chi Số chi SS với 2014 (%) Số chi SS với 2015 (%) Tổng cộng 56.436 78.478 139.07 73.223 93.29 1 Mua, đầu tƣ tài
sản vô hình 9000 799 2.194 274.59 1.728 78.76 Các đơn vị thuộc khối giáo dục 455 1.844 405.27 1.407 76.30 Các đơn vị thuộc khối y tế 205 209 101.95 183 87.56 Các đơn vị khác 139 141 101.44 138 97.87 2 Mua sắm tài sản hữu hình 9050 55.637 76.293 137.13 71.495 93.71 Các đơn vị thuộc khối giáo dục 24.784 39.374 158.87 31.075 78.92 Các đơn vị thuộc khối y tế 20.754 24.039 115.83 29.259 121.71 Các đơn vị khác 10.099 12.880 127.54 11.161 86.65
Nhóm mục chi mua sắm, sửa chữa trong dự toán chi thƣờng xuyên đƣợc giao của đơn vị sử dụng ngân sách bao gồm các mục 9000 mua, đầu tƣ tài sản vô hình; 9050 mua sắm tài sản hữu hình của Mục lục NSNN hiện hành. Căn cứ đề nghị chi của đơn vị sử dụng ngân sách, KBNN thanh toán trực tiếp bằng chuyển khoản hoặc thanh toán bằng tiền mặt qua đơn vị sử dụng ngân sách để chi trả cho đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Trƣờng hợp khoản chi chƣa đủ điều kiện thanh toán trực tiếp, KBNN thực hiện cấp tạm ứng cho đơn vị sử dụng NSNN. Sau khi thực hiện chi đơn vị sử dụng NSNN có trách nhiệm thanh toán số đã tạm ứng theo quy định.
Qua bảng số liệu có thể thấy cơ cấu khoản chi cho mua sắm chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số chi thƣờng xuyên của các đơn vị sử dụng NSNN. Năm 2014, số chi cho mua sắm là 56.436 triệu đồng, chiếm 10,4% tổng số chi. Năm 2015 số chi cho mua sắm, sửa chữa là 78.478 triệu đồng, chiếm 12,1% tổng số chi, tăng 39,07% so với năm 2014. Năm 2016, số chi cho mua sắm là 73.223 triệu đồng, chiếm 9% tổng số chi, giảm 6,71 % so với năm 2015.
Sang đến năm 2016, số chi cho đầu tƣ tài sản vô hình đã giảm, một phần là do đa số các đơn vị chỉ còn phải duy trì hoạt động của các phần mềm sẵn có, phần còn lại do tiết kiệm 10% chi phí và hạn chế mua sắm theo nghị quyết 11 của Thủ tƣớng Chính phủ.
* Mua sắm tài sản hữu hình
Năm 2014, số chi cho mua sắm tài sản hữu hình là 55.637 triệu đồng; năm 2015 là 76.293 triệu đồng, tăng 37,13% so với năm 2014, trong đó tăng nhiều nhất thuộc về các đơn vị khối giáo dục, tăng đến 58,87%. Năm 2016, số chi cho mua sắm tài sản hữu hình là 71.495 triệu đồng, giảm 6,29% so với năm 2015, trong đó giảm nhiều nhất là các đơn vị thuộc khối giáo dục (giảm 21,08%), tuy nhiên các đơn vị thuộc ngành y tế là vẫn có kết quả tăng 21,71%.
Nhìn chung kết quả chi cho mua sắm năm 2016 giảm so với năm 2015 là do KBNN Vĩnh Phúc đã thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày
24/2/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ về những biện pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Tinh thần chung của nghị quyết là các đơn vị sử dụng ngân sách phải tạm dừng trang bị mới xe ô tô, điều hòa nhiệt độ và thiết bị văn phòng. Theo đó, KBNN Vĩnh Phúc đã phổ biến kịp thời nội dung Nghị quyết 11/NQ-CP và các văn bản hƣớng dẫn đến toàn thể cán bộ làm công tác KSC của đơn vị để mọi ngƣời thực hiện nghiêm túc và đầy đủ. Qua công tác KSC, KBNN Vĩnh Phúc đã kiên quyết từ chối các khoản mua sắm ô tô, điều hoà nhiệt độ, thiết bị văn phòng không đúng quy định của nhà nƣớc và theo hƣớng dẫn tại công văn số 3502/BTC-QLTS ngày 17/3/2016 của Bộ Tài chính về việc trang bị xe ô tô, điều hoà nhiệt độ, thiết bị văn phòng.
Tuy nhiên, việc quy định tạm dừng trang bị mới xe ô tô, điều hòa nhiệt độ, thiết bị văn phòng thời gian đầu chƣa đƣợc các bộ ngành hƣớng dẫn cụ thể nên công tác KSC các khoản mua sắm năm 2016 qua KBNN Vĩnh Phúc gặp nhiều khó khăn vƣớng mắc. Chính phủ quy định tạm dừng trang bị mới xe ô tô mà không phân biệt rõ xe ô tô thông thƣờng với phƣơng tiện vận tải chuyên dùng phục vụ các nhiệm vụ cấp bách và phục vụ công tác đảm bảo an ninh quốc phòng; tạm dừng mua thiết bị văn phòng mà không giải thích rõ thiết bị văn phòng bao gồm những loại nào. Quy định không rõ ràng đã gây nhiều tranh cãi từ phía các đơn vị sử dụng ngân sách cũng nhƣ từ phía KBNN. Các đơn vị sử dụng ngân sách rất bức xúc vì nhiều tài sản hỏng hóc cần thay thế, nhiều thiết bị văn phòng cần đƣợc trang bị nhƣng không đƣợc KBNN duyệt chi, đặc biệt là những đơn vị mới thành lập, còn thiếu thốn rất nhiều phƣơng tiện làm việc thiết yếu, nếu không đƣợc duyệt mua sắm các trang thiết bị cần thiết sẽ không đủ điều kiện làm việc. Tuy nhiên, trên cƣơng vị là cơ quan thực hiện nhiệm vụ KSC, KBNN Vĩnh Phúc chỉ có thể thực hiện đúng quy định của Nhà nƣớc và đã không ít lần gửi công văn xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên về việc xử lý những hồ sơ mua sắm tài sản, thiết bị văn phòng cấp thiết. Đến thời điểm cuối năm 2016, phần lớn các vƣớng mắc đó đã đƣợc tháo gỡ và xử lý kịp thời.
Về cơ bản, công tác kiểm soát các khoản mua sắm, sửa chữa qua KBNN Vĩnh Phúc thực hiện khá chặt chẽ. Công tác triển khai các văn bản mới về KSC NSNN từ ban lãnh đạo Kho bạc Vĩnh Phúc đến cán bộ làm công tác KSC luôn đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và kịp thời. Thêm vào đó là sự tận tâm, tích cực hƣớng dẫn của cán bộ Kho bạc Vĩnh Phúc tới các đơn vị sử dụng NSNN về các quy định của Nhà nƣớc trong KSC thƣờng xuyên NSNN, nên các đơn vị đã chủ động hơn về mặt hồ sơ, chứng từ, góp phần tăng hiệu quả KSC qua KBNN.
Hồ sơ mua sắm, sửa chữa về cơ bản đƣợc thực hiện đúng theo quy định của nhà nƣớc bao gồm:
- Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc quyết định chỉ định thầu của cấp có thẩm quyền (đối với trƣờng hợp mua sắm phƣơng tiện làm việc, sửa chữa lớn phải thực hiện đấu thầu theo quy định);
- Hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ;
- Phiếu báo giá của đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ (đối với những trƣờng hợp mua sắm nhỏ không có hợp đồng mua bán); hoá đơn bán hàng, vật tƣ, thiết bị;
- Các hồ sơ, chứng từ khác có liên quan
Tuy nhiên qua kiểm tra, kiểm soát vẫn tồn tại một số bộ hồ sơ thanh toán chƣa lôgic về mặt thời gian, còn thiếu các yếu tố trên hợp đồng hay còn thiếu hồ sơ thủ tục do sơ suất trong quá trình thực hiện thanh toán cho đơn vị.