4. Kết cấu của đề tài
4.3. Kiến nghị
4.3.1. Kiến nghị với Bộ Tài chính
Thứ nhất, Bộ Tài chính cần xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý trong kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN; hoàn thiện hệ thống chính sách, chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi ngân sách phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ, đặc biệt là phải có sự ổn định.
Về việc ban hành chế độ, chính sách, tiêu chuẩn định mức chi: Thẩm quyền ban hành đƣợc phân cấp phù hợp tính thống nhất trong quản lý vừa tính đến đặc thù ngành nghề, vùng miền, kịp thời sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung phù hợp với điều kiện thực tế.
Bộ Tài chính cần có quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/6/2008 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính về ban hành hệ thống mục lục NSNN và những văn bản sửa đổi bổ sung hệ thống mục lục NSNN, để đảm bảo thống nhất, phù hợp bao quát tất cả các nội dung chi phát sinh trong thực tế.
Thứ hai, Bộ Tài chính sớm hoàn thiện một số nội dung chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi thƣờng xuyên tại Thông tƣ số 161/2012/TT-
BTC của Bộ Tài chính và Thông tƣ số 39/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính, cụ thể: Quy định rõ việc kiểm soát hồ sơ kiểm soát chi và lƣu trữ hồ sơ chứng từ sau kiểm soát chi các khoản chi mua sắm, sửa chữa tài sản, trang thiết bị, chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành dùng cho công tác chuyên môn, vật tƣ văn phòng…, để thống nhấp thực hiện công tác kiểm soát chi. Ngoài ra, cần quy định rõ thế nào là khoản chi sửa chữa lớn, thế nào là khoản chi sửa chữa nhỏ; Đồng thời Bộ Tài chính cần sửa đổi, bổ sung Thông tƣ số 18/2016/TT-BTC ngày 13/3/2016 của Bộ Tài chính và Thông tƣ số 81/2016/TT-BTC ngày 06/9/2016 của Bộ Tài chính để có sự thống nhất và phù hợp với quy định chế độ kiểm soát thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN tại Thông tƣ số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính và Thông tƣ số 39/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 của Bộ Tài chính.
Thứ ba, Bộ Tài chính cần quy định rõ chặt chẽ việc xét chuyển số dƣ
tạm ứng qua nhiều năm để hạn chế việc cho phép đơn vị sử dụng ngân sách xin chuyển sổ tạm ứng sang năm sau và cƣơng quyết xử lý thu hồi đối với các trƣờng hợp tạm ứng kéo dài. Ngoài biện pháp cắt giảm dự toán tƣơng ứng năm sau để khấu trừ, cần có các chế tài xử lý hành chính để buộc đơn vị hoàn trả lại NSNN khoản kinh phí đã tạm ứng nhƣng không có hồ sơ thanh toán.
Thứ tư, xây dựng và áp dụng phƣơng thức kiểm soát chi NSNN theo
kết quả đầu ra.
Trong phƣơng thức quản lý ngân sách truyền thống, quá trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách chủ yếu dựa trên cơ chế KSC phí đầu vào. Có nghĩa là các cơ quan quản lý ngân sách thiên về kiểm soát, khống chế các khoản chi ngân sách theo các khoản mục chi, nhƣng trong phƣơng thức quản lý này khối lƣợng và chất lƣợng sản phẩm dịch vụ cung ứng cho xã hội, so với chi phí chƣa đƣợc đánh giá một cách chính xác. Việc cải cách quản lý theo kết quả đầu ra nhằm hƣớng hoạt động của khu vực công minh bạch và rõ ràng hơn. Biểu hiện cụ thể của phƣơng thức này là tính hiệu quả và hiệu lực đối với vấn đề ban hành và thực thi các chính sách, vấn đề thiết lập và thực thi
NSNN. Cải cách theo hƣớng chuyển sang phƣơng thức quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra là một yêu cầu tất yếu khách quan của quá trình phát triển nền kinh tế xã hội, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn cần phải nâng cao hiệu quả của các khoản chi tiêu ngân sách.
Quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra là một phƣơng thức quản lý trên cơ sở tập trung vào hiệu quả của các khoản chi ngân sách, kết quả của quá trình hoạt động đằng sau các khoản chi NSNN và hiệu lực của các kết quả này. Đặc điểm cơ bản nhất của phƣơng thức quản lý ngân sách này là lấy kết quả đầu ra làm đối tƣợng, mục tiêu chính để xây dựng và vận hành cơ chế quản lý chi ngân sách. Vấn đề tổ chức công tác đánh giá các tác động cuối cùng của các đầu ra đƣợc sản xuất ra từ quá trình chi ngân sách đối với nền kinh tế xã hội là vấn đề quan trọng hàng đầu. Công tác tổ chức đánh giá các tác động, kết quả cuối cùng của chi NSNN không chỉ diễn ra sau khi các khoản chi đƣợc hoàn thành mà còn đƣợc diễn ra ngay từ khâu lập dự toán ngân sách, trong quá trình chi tiêu ngân sách. Tức là vai trò của các cơ quan nhƣ cơ quan quản lý, soạn lập dự toán ngân sách, kiểm toán, quốc hội,… trong hoạt động đánh giá hiệu quả chi ngân sách rất quan trọng, có tính chất quyết định đến sự thành công của cơ chế quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra.
Có thể thấy rằng quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra góp phần đổi mới chính sách quản lý nguồn lực khu vực công. Tại Vĩnh Phúc nói riêng và Việt Nam nói chung, thực hiện cơ chế giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sử dụng NSNN thực chất là một bƣớc khởi đầu chuyển đổi cơ chế quản lý theo đầu vào dần sang cơ chế quản lý theo đầu ra với nguyên tắc cơ bản là các đơn vị sử dụng NSNN phải hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, thực hiện quyền tự chủ phải gắn với tự chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.
Việc kiểm soát, đánh giá đầu ra và kết quả thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao của các cơ quan và đơn vị thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm và quan
trọng hàng đầu. Có kiểm soát, đánh giá đƣợc đầu ra và kết quả thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao thì mới có thể gắn quyền tự chủ với tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sử dụng NSNN đƣợc giao tự chủ, tránh tình trạng quyền tự chủ thì nhận thức và thực hiện rất nhanh nhƣng về tự chịu trách nhiệm thì không nhận thức và thực hiện một cách đúng đắn và đầy đủ.
Hiện nay các cơ quan quản lý nhà nƣớc gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng các tiêu chí và chuẩn mực để kiểm soát, đánh giá các hoạt động nói chung và việc thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao nói riêng đối với cơ quan, đơn vị đƣợc giao thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Các cơ quan, đơn vị cũng đang gặp khó khăn trong việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của mình nên công tác quản lý, kiểm soát, giám sát trong nội bộ từng cơ quan và đơn vị cũng nảy sinh nhiều vấn đề bất cập.
Để tiến tới thực hiện quản lý theo kết quả đầu ra, chúng ta cần thực hiện các giải pháp sau:
Thiết lập một bộ phận chức năng chuyên trách trong việc theo dõi, giám sát, phân tích và đánh giá tình hình chi tiêu ngân sách, tình hình và kết quả hoạt động của các đơn vị sử dụng NSNN.
Thực sự trao quyền và giao trách nhiệm về quản lý chi tiêu công cho đơn vị sử dụng NSNN để nâng cao tính linh hoạt, tích cực, hiệu quả cho các cơ quan này. Đảm bảo minh bạch trong việc thực hiện chi tiêu công trong các khâu: lập ngân sách, phân bổ ngân sách và sử dụng ngân sách. Các đơn vị tự chủ tài chính cần sẵn sàng chịu trách nhiệm mọi mặt về hoạt động của đơn vị mình tƣơng xứng với nguồn lực mà nhà nƣớc giao.
Cơ quan kiểm toán, thanh tra cần tập trung vào loại hình kiểm toán hoạt động để kiểm tra, đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nƣớc.
Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá về đầu ra và kết quả bên cạnh việc kiểm soát đầu vào một số nhóm chi lớn của đơn vị. Kết quả của việc đánh giá
Cần sử dụng “phiếu đánh giá dịch vụ công” nhƣ một công cụ hữu hiệu phản hồi ý kiến tập thể của những ngƣời sử dụng dịch vụ. Kết quả phiếu đánh giá dịch vụ công phải đƣợc công bố công khai cho công chúng nhằm góp phần nâng cao trách nhiệm trong cung cấp dịch vụ của các đơn vị sử dụng NSNN.
Xây dựng lộ trình thích hợp tiến tới áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính, ngân sách theo đầu ra và kết quả. Quản lý NSNN theo đầu ra và kết quả đạt đƣợc tính khả thi khi phân bổ dự toán NSNN đƣợc dựa trên cơ sở dự toán đầy đủ các nguồn tài chính sẵn có đƣợc huy động vào thực hiện mục tiêu của các chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Không dự toán đƣợc đầy đủ các nguồn tài chính sẵn có đƣợc huy động vào thực hiện mục tiêu của các chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nƣớc thì tất yếu khó có thể có đƣợc sự lựa chọn tối ƣu trong phân bổ dự toán NSNN, đồng thời dẫn đến tình trạng phân bổ dự toán NSNN dàn trải, chồng chéo, manh mún, kém hiệu quả tất yếu không thể khắc phục đƣợc.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ và định mức chi tiêu NSNN phù hợp với yêu cầu áp dụng cơ chế quản lý NSNN đầu ra. Định mức phân bổ dự toán phải đƣợc tính toán trên cơ sở dự toán đầy đủ các nguồn tài chính sẵn có trong ngắn hạn, trung và dài hạn, phù hợp với các đối tƣợng sử dụng ngân sách. Định mức chi tiêu cần đƣợc xác định vào các định mức kinh tế, kỹ thuật của ngành, lĩnh vực, theo từng vùng và mang tính hƣớng dẫn để các đơn vị sử dụng ngân sách dự toán chi phí cho các hoạt động dựa vào đầu ra.
Xây dựng hệ thống theo dõi, đánh giá để hệ thống theo dõi đánh giá thực sự là một công cụ cung cấp thông tin hữu hiệu cho quá trình quản lý ngân sách. Việc xây dựng và duy trì một hệ thống theo dõi và đánh giá theo kết quả là hết sức khó khăn. Trƣớc hết phải đạt đến mức độ sẵn sàng từ các cấp quản lý, bồi dƣỡng nguồn nhân lực đủ trình độ. Có nhiều mô hình tổ chức
theo dõi và đánh giá mà chúng ta có thể tham khảo từ kinh nghiệm của các nƣớc khi xây dựng hệ thống theo dõi và đánh giá nhƣ: mô hình toàn diện, mô hình bộ phận, mô hình hỗn hợp. Chiến lƣợc tốt nhất để đƣa hệ thống theo dõi và đánh giá vào vận hành đó là thí điểm tại một vài bộ, ngành tiến tới áp dụng cho tất cả các đơn vị.
Thứ năm, tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra giám sát công tác quản lý tài chính của đơn vị SDNS, để kịp thời chấn chỉnh, xử lý các vi phạm trong quản lý chi thƣờng xuyên NSNN của các cấp các ngành.