Đào tạo và bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý tại Thành Đoàn Hà Nội (Trang 62 - 67)

2.1.1 .Thông tin thứ cấp

3.3. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý tại Thành Đoàn Hà Nội giai đoạn 2012 2016

3.3.3. Đào tạo và bồi dưỡng

Công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện của toàn Đảng, toàn dân và sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc đòi hỏi phải đổi mới cách tổ chức, QL, tƣ duy, trí tuệ của đội ngũ CB. Yêu cầu này đƣợc đặt ra nhƣ một vấn đề then chốt. Đó cũng chính là đòi hỏi đối với công tác ĐT, BD CB. Công tác ĐT, BD đội ngũ CBQL nhằm hoàn thiện và nâng cao các chuẩn về trình độ lý luận chính trị; lý luận và thực tiễn QL; trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho từng CBQL và cả đội ngũ CBQL. Do yêu cầu trẻ hoá và đòi hỏi ngày càng cao của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bƣớc thực hiện việc tiêu chuẩn hoá cán bộ theo yêu cầu của Đảng, Nhà nƣớc; Ban Thƣờng vụ Thành Đoàn, Thủ trƣởng cơ quan, đơn vị trực thuộc đã rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ. Thực tế cho thấy công tác đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ của cơ quan Thành Đoàn Hà Nội trong thời gian qua đã

đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. Các nội dung đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ đã đƣợc quan tâm hơn, song để đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của phong trào Đoàn trong tình hình mới thì cơ quan Thành Đoàn Hà nội cần phải có những giải pháp tích cực hơn nữa. Mặc dù Ban Thƣờng vụ và Thủ trƣởng các đơn vị trực thuộc đã ban hành quy định về công tác đào tạo bồi dƣỡng cán bộ và hàng năm đều có kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng cán bộ cơ quan; đồng thời mỗi cán bộ, công chức viên chức của cơ quan Thành Đoàn đều xác định việc tự học tập, bồi dƣỡng kiến thức là nhu cầu cần thiết của mỗi cá nhân song công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ của cơ quan Thành Đoàn Hà Nội trong những năm vừa qua vẫn còn bộc lộ những hạn chế. Tuy có nhiều cán bộ đƣợc cử đi học hoặc chủ động tham gia học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị nhƣng chủ yếu mới đáp ứng đào tạo về lý luận chính trị, việc nâng cao trình độ chuyên môn chủ yếu theo nhu cầu của cán bộ, chƣa gắn với công tác quy hoạch cán bộ và nhu cầu sử dụng cán bộ của cơ quan trong tƣơng lai, trong đó có cả vấn đề đào tạo để định hƣớng giải quyết đầu ra cho cán bộ khi độ tuổi không còn phù hợp với công tác thanh niên.

Đội ngũ cán bộ quản lý Đoàn tại Thành đoàn Hà Nội đƣợc tuyển chọn từ các ngành đào tạo khác nhau. Trong những năm gần đây, ngoài nguồn cán bộ lấy từ cơ sở, Thành Đoàn Hà Nội đã tổ chức thi tuyển công chức và lấy cán bộ trƣởng thành từ cơ sở, đã đƣợc đào tạo cơ bản. Do vậy về trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ cơ quan Thành Đoàn Hà Nội còn chênh lệch, nhiều cán bộ còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ, tin học nên rất lúng túng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào nhiệm vụ công tác.

Tóm lại: Công tác đào tạo bồi dƣỡng cán bộ cơ quan Thành Đoàn và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc chƣa thực sự tốt, còn thiếu tính chủ động trong việc quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng cán bộ; chƣa gắn liền nội dung đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ với công việc đƣợc phân công, việc đào tạo chƣa gắn liền với thực tiễn. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức, việc đào tạo cán bộ nhiều khi không xuất phát từ nhu cầu công việc mà chủ yếu là do nhu cầu cá nhân cán bộ, do đó không đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ.

Bảng 3.8 Số lượng CBQL Đoàn tham gia đào tạo, bồi dưỡng hành năm của Thành Đoàn Hà Nội

Nội dung đào tạo 2012 – 2013 2014 - 2015 2016

1. Lý luận chính trị 45 49 54

Trung cấp 38 34 42

Cao cấp 7 10 12

2. Quản lý Nhà nƣớc 39 43 54

Trung học 6 9 13

Bồi dưỡng nghiệp vụ 33 34 41

3. Chuyên môn nghiệp vụ 54 54 54

Trung cấp 0 0 0

Cao đẳng, đại học 54 54 54

Nguồn: Ban tổ chức Thành Đoàn

Cơ quan Trung ƣơng Đoàn đã ban hành quy định số 05/QĐ-TƢĐTN về công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức thuộc cơ quan Trung ƣơng Đoàn trong đó có Thành Đoàn Hà Nội, đồng thời các Ban chức năng hàng năm đều xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng công chức của cơ quan Thành Đoàn, đồng thời chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức các lớp đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và bổ sung kiến thức mới về hội nhập kinh tế quốc tế cho cán bộ cơ quan Thành Đoàn. Bên cạnh đó căn cứ vào chức danh, nhiệm vụ công tác đƣợc phân công mà xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ. Điều đó thể hiện sự quan tâm sâu sát của Ban Thƣờng vụ, Ban Bí thƣ tới việc bồi dƣỡng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Đoàn.

Về nâng cao trình độ lý luận chính trị: Do cơ quan Thành Đoàn là một tổ chức chính trị nên việc nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ đƣợc quan tâm sâu sát. Nhìn chung đội ngũ cán bộ cơ quan Thành Đoàn là những ngƣời có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có lập trƣờng chính trị rõ ràng, tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, nghiêm chỉnh chấp hành các chủ trƣơng đƣờng lối chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, Đoàn TNCS

Hồ Chí Minh, là đội ngũ luôn gƣơng mẫu, có tinh thần đoàn kết, có lối sống giản dị, chân thành, không tiêu cực trong cuộc sống và công tác.

Do đặc thù công tác, đòi hỏi ngƣời cán bộ Đoàn phải nắm vững các đƣờng lối, chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc để truyền đạt lại cho thanh niên nên hầu hết cán bộ cơ quan Thành Đoàn và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc đều có trình độ Lý luận chính trị từ Trung cấp trở lên. Đối với những cán bộ mới tuyển dụng, yêu cầu đầu tiên là phải đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng về nghiệp vụ công tác thanh vận và lý luận chính trị. Ở cơ quan Thành Đoàn, công tác phát triển Đảng cũng đƣợc Đảng uỷ cơ quan đặc biệt quan tâm, đội ngũ cán bộ trẻ đƣợc cử đi rèn luyện, thực tế ở địa phƣơng cơ sở, sau đó đƣợc đi học nhận thức về Đảng, do vậy số lƣợng, chất lƣợng đảng viên ở cơ quan Thành Đoàn đƣợc tăng lên đáng kể.

Với trình độ chính trị nhƣ vậy, về cơ bản đội ngũ cán bộ cơ quan Thành Đoàn đã đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngƣời cán bộ Đoàn làm công tác thanh thiếu nhi trong tình hình mới.

Nhƣ vậy, số lƣợng cán bộ quản lý Đoàn tại thành Đoàn Hà Nội đƣợc tham gia đào tạo đã tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, khi thực hiện khảo sát thực tế, tác giả nhận thấy công tác lựa chọn CBQL Đoàn tham gia quá trình đào tạo của Thành Đoàn Hà Nội trong thời gian qua còn tồn tại những hạn chế nhƣ số lƣợng cán bộ đƣợc đào tạo chƣa đáp ứng nhu cầu, chƣơng trình đào tạo chƣa đảm bảo chất lƣợng… Nguyên nhân của những hạn chế này là do Thành Đoàn chƣa tiến hành xác định nhu cầu cần đào tạo. Đồng thời việc lựa chọn đối tƣợng đào tạo còn mang nhiều cảm tính của cán bộ lãnh đạo, vì vậy kết quả đào tạo chƣa đạt đƣợc mục tiêu phát triển của Thành Đoàn trong từng giai đoạn.

Xét về nguồn kinh phí đào tạo, thời gian qua, nguồn kinh phí dành cho công tác đào tạo CBQL tại Thành Đoàn tăng dần. Điều này thể hiện công tác đào tạo và bồi dƣỡng CBQL đã đƣợc Thành ủy quan tâm đúng mức, góp phần nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ và nâng cao hiệu quả công tác phát triển nguồn CBQL Đoàn tại Thành Đoàn Hà Nội, cụ thể chứng minh qua bảng sau:

Bảng 3.9. Nguồn kinh phí dùng cho công tác đào tạo bồi dưỡng CBQL Nội dung 2012- 2013 2014 - 2015 2016 Chênh lệch 12/14 Chênh lệch 14/16 SL % SL %

Tổng kinh phí đào tạo 650 762 811 113 16,64 112 17,91

Ngân sách Trung ƣơng 289 331 421 59 16,89 63 18,31

Ngân sách Trung ƣơng Đoàn 229 267 309 41 18,53 47 18,21 Ngân sách Thành Đoàn Hà Nội 145 159 167 19 15,24 8 6,31 Ngân sách bình quân/cán bộ 2,81 3,19 3,23 0,29 9,58 0,4 8,26

Nguồn: Phòng kế hoạch tài vụ Thành đoàn Hà Nội

Qua bảng số liệu cho thấy, trong 05 năm qua, mỗi năm ngân sách Nhà nƣớc (chủ yếu là ngân sách trung ƣơng và ngân sách Trung ƣơng Đoàn) đều đầu tƣ một khoản kinh phí nhất định cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng CBQL Đoàn nhằm đẩy mạnh công tác phát triển đội ngũ CBQL Đoàn tại Thành Đoàn Hà Nội. Năm 2012 - 2013 tổng kinh phí đào tạo cán bộ là 650 triệu đồng, kinh phí đào tạo bình quân của một cán bộ 2,81 triệu đồng. Năm 2014 - 2015, tổng kinh phí đào tạo CBQL Đoàn của Thành Đoàn là 762 triệu đồng và kinh phí đào tạo bình quân là 3,19 triệu đồng/cán bộ. Tƣợng tự, năm 2016 kinh phí đào tạo là 811 triệu đồng và binh quân mỗi cán bộ đƣợc hỗ trợ 3,23 triệu đồng. Nhận thấy nguồn kinh phí đào tạo CBQL Đoàn tăng dần qua các năm trong đó, nguồn kinh phí đƣợc đầu tƣ từ ngân sách trung ƣơng chiếm tỷ trọng nhiều nhất, tiếp đến là nguồn kinh phí của ngân sách Trung ƣơng Đoàn và nguồn kinh phí từ ngân Thành Đoàn chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp. Điều này sẽ ảnh hƣởng đến sự phát triển của đội ngũ CBQL Đoàn của thành Đoàn Hà Nội do công tác này còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn ngân sách đầu tƣ của Trung ƣơng. Bên cạnh đó, theo đánh giá của các cơ quan sử dụng CBQL Đoàn thì nguồn phí đầu tƣ cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng CBQL Đoàn tại mặc dù tăng

dần song nguồn kinh phí còn ở mức thấp, chƣa đảm bảo đủ số lƣợng CBQL Đoàn đƣợc đào tạo để đáp ứng nhu cầu hội nhập đất nƣớc hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý tại Thành Đoàn Hà Nội (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)