2.1.1 .Thông tin thứ cấp
3.5. Đánh giá chung về công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý tại Thành đoàn
3.5.2. Những hạn chế
Do đặc thù của công tác Đoàn, cán bộ phải luân chuyển và làm việc theo nhiệm kỳ nên số lƣợng của đội ngũ cán bộ quản lý thƣờng xuyên biến động, thay đổi, do cán bộ quản lý đoàn chỉ có độ tuổi nhất định xong luận chuyển vị trí khác thƣờng là dƣới 40 tuổi nên số lƣợng cán bộ có trình độ cao chiếm tỷ lệ ít. Mặt khác do thƣờng xuyên phải luân chuyển nên tƣ tƣởng cán bộ ở chừng mực nào đó không ổn định, không gắn bó để phấn đấu tâm huyết cho vị trí công việc của mình.
Mặc dù Thành ủy Hà Nội quan tâm với công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý tại Thành Đoàn Hà Nội nhƣng trong đó khâu đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ còn thiếu tính định hƣớng lâu dài, chƣa chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung và cơ chế phối hợp với các phòng ban. Nội dung chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng chƣa gắn liền với thực tiễn từng vị trí công việc của mỗi cá nhân đƣợc đào tạo, dẫn đến lãng phí nội dung đƣợc đào tạo. Mức độ bồi dƣỡng cán bộ chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức, chƣa tập trung đào tạo gắn với quy hoạch sử dụng cán bộ lâu dài.
Việc đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ nhiều khi không xuất phát từ nhu cầu công việc mà chủ yếu là do nhu cầu cá nhân cán bộ, do đó chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ, nhiều trƣờng hợp cán bộ đề xuất đƣợc đào tạo nâng cao trình độ để thuyên chuyển công tác khi hết độ tuổi tham gia công tác Đoàn. Công tác đánh giá cán bộ còn hạn chế và chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên do vậy việc quy hoạch, bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ còn gặp nhiều khó khăn.
Trên đây là phần phân tích, đánh giá thực trạng về sự phát triển nguồn nhân lực cán bộ quản lý Thành Đoàn đoàn nhằm làm rõ điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn trong chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực cán bộ quản lý Đoàn. Và với mục tiêu phát triển đội ngũ cán bộ đủ về số lƣợng, mạnh về chất lƣợng và đáp ứng đƣợc công việc hiệu quả; Dƣới góc độ quản lý nguồn nhân lực mà cụ thể là quản lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo có thể thấy việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở cơ quan
Thành Đoàn Hà Nội còn một số bất cập nhƣ sau:
+ Về công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý
Hiện nay đội ngũ cán bộ cơ quan Thành Đoàn đƣợc tuyển chọn từ nhiều nguồn: cán bộ trẻ đƣợc tuyển dụng từ các trƣờng đại học, cán bộ có kinh nghiệm đƣợc thuyên chuyển về công tác tại cơ quan Thành Đoàn. Việc quy hoạch cán bộ để sử dụng lâu dài gặp rất nhiều khó khăn vì cán bộ công tác tại cơ quan Thành Đoàn số lƣợng có hạn. Việc triển khai quy hoạch chƣa có tính kế thừa nên đội ngũ chƣa phát huy đƣợc thế mạnh và hiệu quả công việc.
Để giải quyết những khó khăn trên, cơ quan Thành Đoàn cần căn cứ vào nhu cầu cán bộ, từng cấp, từng đơn vị để chủ động xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch tạo nguồn cán bộ cho từng chức danh, ở từng thời điểm cụ thể đáp ứng yêu cầu cung cấp cán bộ trẻ cho Đảng và hệ thống chính trị. Các đơn vị trực thuộc, cơ quan, phòng ban trực thuộc Thành Đoàn cần chủ động xây dựng quy trình và căn cứ tiêu chuẩn để tuyển chọn cán bộ phù hợp với tính chức năng, nhiệm vụ công tác của từng đơn vị. Quy trình tuyển chọn cán bộ phải đƣợc tiến hành chặt chẽ, công khai từ nhu cầu, đối tƣợng, tiêu chuẩn, đến việc xét tuyển, sát hạch và qua các giai đoạn thử việc để tuyển chính thức. Nhƣ vậy, chính đội ngũ này mới là nguồn để cán bộ chất lƣợng để đƣa vào diện quy hoạch.
+ Về công tác đào tạo, bồi dưỡng
Ban Thƣờng vụ Thành Đoàn đã luôn chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, nhƣ xây dựng nội dung chƣơng trình đào tạo, hƣớng đào tạo và nhu cầu đào tạo. Tuy nhiên do thời gian làm việc cũng nhƣ tính chất công việc nên mỗi cán bộ lại tự xây dựng cho mình một chƣơng trình đào tạo, đa phần là đào tạo nâng cao theo chuyên môn của cán bộ và thƣờng là xuất phát từ nhu cầu cá nhân chứ không phải là xuất phát từ nhu cầu công việc. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng chƣa gắn với tiêu chuẩn và quy hoạch sử dụng; nội dung chƣơng trình, hình thức đào tạo chƣa thật phù hợp với từng đối tƣợng. Thành Đoàn chƣa có cơ chế phối hợp với các cơ sở đào tạo bên ngoài để tổ chức các loại hình đào tạo đa dạng phù hợp với yêu cầu và nhu cầu công tác.
Để đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, cơ quan Thành Đoàn cần có kế hoạch chọn cử cán bộ tham gia các khoá đào tạo, bồi dƣỡng theo chức danh, yêu cầu vị trí công tác và khả năng của cán bộ, chú trọng đào tạo nguồn để bố trí sử dụng lâu dài thay vì đào tạo khi đã có chức danh.
Đa dạng hoá các hình thức đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ; bên cạnh việc tổ chức các lớp đào tạo chính qui tập trung, tại chức, đào tạo từ xa, cần mở rộng hình thức bồi dƣỡng ngắn hạn, tập huấn kỹ năng, triển khai các chƣơng trình, dự án đào tạo bồi dƣỡng. Đồng thời cơ quan Thành Đoàn cần chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo để tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng, huấn luyện cho nhóm đơn vị có đặc thù công việc khác nhau.
+ Công tác đánh giá cán bộ
Mặc dù cơ quan Thành Đoàn có quan tâm đến việc tổ chức đánh giá cán bộ song chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và việc đánh giá mới chỉ tập trung vào một số đối tƣợng nhất định nhƣ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quy hoạch... mức độ đánh giá còn chung chung, chƣa chi tiết hiệu quả.
Do vậy cần phải xác định lại đối tƣợng, nội dung đánh giá cán bộ để từ đó có thể đánh giá cán bộ một cách chính xác và hiệu quả. Việc tổ chức đánh giá cán bộ phải đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, chính xác, công tâm, tránh định kiến hẹp hòi. Phải căn cứ tiêu chuẩn chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, môi trƣờng và điều kiện thực hiện nhiệm vụ trong thời gian cụ thể để đánh giá cán bộ.
Đánh giá cán bộ cần đƣợc thực hiện toàn diện trên các mặt: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực và kết quả tham mƣu, tổ chức thực hiện các chủ trƣơng công tác của Đoàn và phong trào đoàn thanh niên. Đóng ý tƣởng mới, chiều hƣớng và khả năng phát triển của cán bộ. Đồng thời phải kết hợp giữa tự đánh giá bản thân và chính đơn vị của mình.
+ Môi trường làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý Đoàn
Đội ngũ cán bộ quản lý cơ quan Thành Đoàn hiện nay đƣợc làm việc trong một môi trƣờng khá thuận lợi, cơ sở phòng ban đƣợc trang bị hiện đại. Về quy chế làm việc cũng nhƣ nội quy cơ quan, do đặc điểm hoạt động công tác Đoàn là theo
nhiệm kỳ nên một số quy định, quy chế của cơ quan đã cũ, không còn giá trị và còn bất cập khi chƣa có sự thống nhất với mục tiêu, nhiệm vụ của từng thời kỳ. Do đó cơ quan, đơn vị trực thuộc và các phòng ban Thành Đoàn cần xây dựng bộ quy chế hoạt động của cơ quan và ở từng thời điểm và luôn cần thay đổi theo hƣớng tích cực, nên có sự sửa đổi, bổ sung.
+ Về chính sách cán bộ
Chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý đã đƣợc Ban Thƣờng vụ, Thủ trƣởng cơ quan Thành Đoàn rất quan tâm song cần có những quy định cụ thể hơn nữa, ngoài việc tạo điều kiện đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, Thành Đoàn cần đầu tƣ thoả đáng cho việc nghiên cứu, tham mƣu, đề xuất các chính sách, cơ chế về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ đi đôi với chính sách đảm bảo lợi ích vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ, thu hút cán bộ giỏi về cơ quan Thành Đoàn, nhất là đối với cá nhân có ý tƣởng mới, cống hiến nhiều cho phong trào Đoàn. Tạo cơ chế, chính sách, điều kiện, phƣơng tiện, cơ sở vật chất cho việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ và phát huy tốt khả năng của cán bộ.
Chƣơng 4
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TẠI THÀNH ĐOÀN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2017 - 2022 4.1. Quan điểm chung
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trong tổ chức Đoàn phải xuất phát từ những quan điểm cơ bản về công tác cán bộ của Đảng và phải xuất phát từ những quan điểm cơ bản của Đảng ta về công tác cán bộ:
Thứ nhất, xuất phát từ việc phục vụ nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ cách mạng để xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý tại thành Đoàn; phát triển nguồn cán bộ quản lý Đoàn cần gắn với việc xây dựng đội ngũ cán bộ trong toàn cơ quan trực thuộc Thành Đoàn; thông qua hoạt động thực tiễn, phong trào sáng kiến mới... phát hiện những tài năng trẻ, có phẩm chất đạo đức tốt, làm việc năng động, sáng tạo, hiệu quả, khoa học đƣa vào nguồn quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý các cấp trực thuộc Thành Đoàn.
Thứ hai, trên cơ sở quy hoạch có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng những ngƣời tài giỏi cho địa phƣơng; quan tâm tạo nguồn để tăng tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ tuổi, xuất thân từ công nhân, nông dân, con em các gia đình có công với cách mạng, cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ nữ, không phân biệt đảng viên hay quần chúng ngoài Đảng.
Thứ ba, một trong những yêu cầu quan trọng của ngƣời cán bộ quản lý trong các tổ chức Đoàn là khả năng vận động, đoàn kết tập hợp thanh, thiếu nhi vào tổ chức; nhằm tuyên truyền, giáo dục lý tƣởng cộng sản chủ nghĩa cho thanh, thiếu niên; tổ chức cho thanh niên thực hiện tốt chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nƣớc. Bên cạnh đó, tổ chức Đoàn cần tạo cơ chế và có những chính sách đãi ngộ thỏa đáng để thu hút ngày càng nhiều những ngƣời tài giỏi tham gia làm cán bộ quản lý Đoàn.
4.2. Mục tiêu và phƣơng hƣớng
* Mục tiêu
Từ thực trạng công tác cán bộ quản lý và quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý tại thành Đoàn Hà Nội nhận thấy mỗi cá nhân cán bộ quản lý có thế mạnh riêng
điểm yếu khác, do vậy khi quy hoạch cán bộ quản lý thì phải có cách đánh giá nhìn nhận khách quan để phát huy tối đa nguồn cán bộ, có nhƣ vậy mới phát triển đồng bộ đƣợc đội ngũ cán bộ quản lý. Cũng chính từ đây, từng bƣớc hoàn thiện khắc phục các hạn chế, thiếu sót giúp cho việc đào tạo, bồi dƣỡng và bố trí, sắp xếp cán bộ quản lý đƣợc thực hiện phù hợp với khả năng của từng ngƣời. Công tác quy hoạch cán bộ quản lý tạo cho mỗi cá nhân cơ hội tự rèn luyện, phấn đấu khẳng định năng lực của chính bản thân mình và cũng chính là để khắc phục những tồn tại của bản thân. Đó là mục tiêu cần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý tại Thành Đoàn Hà Nội trong tƣơng lai.
Thành Đoàn Hà Nội phải thật sự tạo bƣớc chuyển biến mới về chất lƣợng tổ chức và hoạt động của Đoàn, Hội, phát triển các loại hình tổ chức tập hợp thanh niên. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, Hội, nhất là cán bộ chuyên trách có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực, gƣơng mẫu, có khả năng vận động, đoàn kết tập hợp thanh niên.
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý tại Thành Đoàn Hà Nội là một trong những công tác quan trọng của hệ thống Đoàn, nhằm phát hiện và lựa chọn những ngƣời cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức và năng lực phù hợp với tổ chức Đoàn. Bên cạnh đó tạo nguồn cán bộ kế cận cho tổ chức Đảng. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất và năng lực tốt, phù hợp với chiến lƣợc phát triển chung của đất nƣớc trong thời kỳ hội nhập.
* Phương hướng
Từ mục tiêu chung, tiếp tục quán triệt các quan điểm của Đảng về quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý một cách toàn diện ở các chức danh (Bí thƣ, Phó Bí thƣ và trƣởng, phó phòng ban và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc); chú trọng đến đội ngũ chuyên trách tại cơ quan Thành Đoàn cần có những tiêu chuẩn quy định chặt chẽ về quan điểm, thái độ chính trị, trình độ học vấn, kỹ năng nghiệp vụ công tác thanh niên. Có kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn chuyên trách của các đơn vị trực thuộc Thành đoàn từ khâu tuyển chọn, đánh giá, bố trí sắp xếp đến quy hoạch, đào tạo bồi dƣỡng, đƣợc thực hiện theo từng giai đoạn nhất định. Đánh giá cán bộ đoàn
cần khách quan, minh bạch, dựa theo các tiêu chí chung và có những tiêu chí đánh giá riêng phù hợp với từng vị trí, đơn vị phòng ban.
Từng bƣớc đƣa công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý tại Thành Đoàn Hà Nội đi vào nền nếp, khoa học. Để công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Đoàn đƣợc hiệu quả thì các đơn vị trực thuộc thành đoàn Hà Nội phải xác định đây là công việc thƣờng xuyên để bổ sung nguồn cán bộ quản lý đoàn có chất lƣợng cho đơn vị. Trong tổ chức thực hiện phải đảm bảo, tất cả đội ngũ cán bộ đoàn đều đƣợc xem xét đƣa vào quy hoạch cán bộ quản lý tại các đơn vị trực thuộc Thành Đoàn.
Hoàn thiện công tác xây dựng tiêu chuẩn cán bộ quản lý phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ công tác trong thời kỳ hội nhập, mở cửa. Từ tiêu chuẩn chung của cán bộ quản lý, xây dựng tiêu chuẩn riêng cho từng loại cán bộ quản lý và tiêu chuẩn từng chức danh Bí thƣ, Phó Bí thƣ; các trƣởng, phó phòng ban, thủ trƣởng, phó thủ trƣởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Các tiêu chuẩn đó phải phù hợp với chuyên môn, nhiệm vụ chính trị đƣợc giao và theo tính chất đặc thù của từng đơn vị. Tiêu chuẩn cán bộ sẽ là cơ sở để tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng và sử dụng cán bộ; là thƣớc đo để đánh giá cán bộ.
Đổi mới phƣơng pháp tiến hành quy hoạch cán bộ quản lý tại thành đoàn Hà Nội cần chủ động, linh hoạt trong cách thức tiến hành.
4.3. Giải pháp hoàn thiện công tác phát triển đội ngũ CBQL tại Thành Đoàn Hà Nội
4.3.1. Đổi mới tiêu chuẩn quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý
Quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý là bƣớc đầu tiên của quá trình phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, đây là giải pháp hàng đầu có tính chất quyết định đến công tác phát triển ngũ cán bộ quản lý tại Thành đoàn Hà Nội. Xuất phát từ quan điểm: Đảng lãnh đạo công tác thanh niên và trực tiếp lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; xây dựng Đoàn vững mạnh là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Công tác quy hoạch cán bộ quản lý cần đƣợc xem là quá trình rèn luyện, thử thách đối với đội ngũ cán bộ. Vì vậy, công tác quy hoạch cán cán bộ cần đƣợc chú trọng, đầu tƣ và thực hiện nghiêm túc.
Phải có chủ trƣơng điều phối cán bộ hợp lý theo năng lực, tính chất, sở trƣờng cán bộ và phù hợp với phong trào từng vị trí, đơn vị trực thuộc. Phải có chính sách cán bộ thỏa đáng để cán bộ chuyên tâm phục vụ và tâm huyết với tổ chức Đoàn. Hoạt động bố trí sắp xếp, đề bạt bổ nhiệm cán bộ theo quy hoạch, đƣợc