Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý tại Thành Đoàn Hà Nội (Trang 67 - 68)

2.1.1 .Thông tin thứ cấp

3.3. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý tại Thành Đoàn Hà Nội giai đoạn 2012 2016

3.3.4. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý

Đánh giá cán bộ Đoàn là khâu có ý nghĩa quyết định trong công tác cán bộ, là cơ sở để tiến hành việc quy hoạch, đào tạo, bố trí và sử dụng cán bộ. Để làm tốt công tác này, cơ quan Thành Đoàn đã ban hành quy chế đánh giá cán bộ dựa trên cơ sở tiêu chí, quy trình đánh giá cán bộ của từng cấp: tự đánh giá, đánh giá của đơn vị, đánh giá của cấp uỷ Đảng.

Những tiêu chí đƣợc sử dụng chủ yếu để đánh giá năng lực thực hiện công việc của đội ngũ cán bộ quản lý tại Thành Đoàn Hà Nội đó là: Hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao và hoàn thành đúng thời hạn, đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả công việc, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế của đơn vị công tác. Dựa vào những tiêu chí này, hàng năm các cơ quan chức năng tiến hành đánh giá việc thực hiện công việc của từng cá nhân sau đó tiến hành lƣợng hóa và đƣợc kết quả nhƣ bảng sau:

Bảng 3.10. Đánh giá việc thực hiện công việc của CBQL

Đơn vị %

Tên đơn vị Tỷ lệ % hoàn thành nhiệm vụ

2012- 2013 2014 - 2015 2016

Cán bộ phòng thuộc Thành Đoàn HN 87 90 95

Cán bộ Ban thuộc Thành Đoàn HN 90 91 94

Cán bộ đơn vị sự nghiệp thuộc Thành Đoàn HN 81 90 93

Nguồn: Văn phòng Thành Đoàn

Qua kết quả đánh giá việc thực hiện công việc tại Thành Đoàn Hà Nội cho thấy, đội ngũ CBQL tại các phòng, ban, đơn vị sự nghiệp trực thuộc đều chƣa hoàn thành suất sắc công việc đƣợc giao. Tình trạng này xảy ra là do công tác quản lý của các đơn vị trực thuộc chƣa chặt chẽ, dẫn đến cán bộ lơ là nhiệm vụ đƣợc giao, một nguyên nhân khác là do chế độ thƣởng phạt đối với cán bộ chƣa nghiêm khắc, chƣa trở thành công cụ khuyến khích cán bộ hoàn thành công việc.

Nhƣ vậy, việc đánh giá năng lực thực hiện công việc của CBQL tại Thành Đoàn đã cung cấp các thông tin phản hồi cho lãnh đạo biết khả năng có thể hoàn thành công việc của đội ngũ cán bộ so với các tiêu chuẩn đề ra. Từ đó đội ngũ CBQL sẽ phát hiện ra những sai sót trong quá trình làm việc. Và họ sẽ tự điều chỉnh để giảm thiểu tối đa nhất những lỗi sai đó.

Qua thực tế trên lãnh đạo các phòng ban QL cần phải đƣa ra các biện pháp để chấn chỉnh tƣ duy làm việc, và sự lỗ lực làm việc để các phòng ban đều hoàn thành công việc đƣợc giao trong từng giai đoạn.

Mặc dù cơ quan Thành Đoàn có quan tâm đến việc tổ chức đánh giá cán bộ song chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và việc đánh giá mới chỉ tập trung vào một số đối tƣợng nhất định nhƣ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quy hoạch... mức độ đánh giá còn chung chung, chƣa hiệu quả.

Do vậy cần phải xác định lại đối tƣợng, nội dung đánh giá cán bộ để từ đó có thể đánh giá cán bộ một cách chính xác và hiệu quả. Việc tổ chức đánh giá cán bộ phải đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, chính xác, công tâm, tránh định kiến hẹp hòi. Phải căn cứ tiêu chuẩn chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, môi trƣờng và điều kiện thực hiện nhiệm vụ trong thời gian cụ thể để đánh giá cán bộ.

Đánh giá cán bộ cần đƣợc thực hiện toàn diện trên các mặt: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực và kết quả tham mƣu, tổ chức thực hiện các chủ trƣơng công tác của Đoàn và phong trào TTN. Chiều hƣớng và khả năng phát triển của cán bộ. Đồng thời phải kết hợp giữa tự đánh giá và đơn vị, chi bộ Đảng trực tiếp đánh giá trên cơ sở tiêu chí, quy trình đánh giá cán bộ cụ thể ở từng cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý tại Thành Đoàn Hà Nội (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)