Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển đội ngũ giảng viên ở Trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học y dược thái nguyên (Trang 79 - 81)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển đội ngũ giảng viên ở Trƣờng

Việc phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên trong trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Nguyên hiện nay chịu ảnh hƣởng của những nhân tố sau đây:

3.4.1. Nhân tố trong nước

3.4.1.1. Các chính sách của nhà nước đối với phát triển đội ngũ giảng viên

Nhà nƣớc ta cũng có những chính sách khuyến khích và thúc đẩy trong việc phát triển đội ngũ giảng viên trong các trƣờng đại học. Bộ giáo dục đào tạo đã luôn đề ra các chính sách đãi ngộ đối với giảng viên trong nhà trƣờng. Các giáo viên trực tiếp giảng dạy đƣợc hƣởng phụ cấp ƣu đãi, tùy theo từng chuyên ngành mà hƣởng phụ cấp ƣu đãi dựa trên phần trăm tổng số lƣơng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang hoàn thành đề án đổi mới cơ chế tài chính, đề án học bổng và học phí của sinh viên; khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học thực hiện việc đào tạo theo nhu cầu xã hội, chất lƣợng cao, chi phí thấp, khuyến khích các trƣờng đại học và cao đẳng liên kết với các doanh nghiệp trong đào tạo; xây dựng các trung tâm dự báo nguồn nhân lực và nhu cầu xã hội.

3.4.1.2. Chiến lược phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường

Trƣờng đại học Y Dƣợc với số lƣợng cán bộ khá lớn đã luôn dành nhiều thời gian và chi phí cho công tác nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực giảng dạy của nhà trƣờng. Chủ trƣơng của nhà trƣờng là “Chất lƣợng của đội ngũ giảng viên là yếu tố quyết định chất lƣợng sản phẩm giáo dục đào, mặc dù lấy ngƣời học làm trung tâm của đào tạo. Cùng với chủ trƣơng này là hàng loạt các giải pháp nhằm bồi dƣỡng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên.

Nhờ có chủ trƣơng này mà hàng loạt cán bộ đƣợc ƣu tiên nâng cao trình độ ở các bậc học thạc sỹ và tiến sỹ. Đồng thời nhà trƣờng cũng tạo điều kiện và chính sách nhằm khuyến những giảng viên có trình độ giỏi, nhiệt tình với công việc. Cố gắng và tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ viên chức trong toàn trƣờng an tâm với công việc. Tạo ra môi trƣờng làm việc lành mạnh và mang lại những tác động tích cực cho ngƣời lao động.

Với những chủ trƣơng và chính sách đúng đắn, nhà trƣờng đã kích thích đƣợc các giảng viên trong công tác phấn đấu tự rèn luyện mình. Đồng thời tận tâm tận lực trong công việc, đây là điều mà nhà trƣờng cần phải quan tâm và luôn đề cao trong quá trình xây dựng, phát triển.

3.4.1.3. Chính sách về cơ cấu đào tạo giảng viên trong nhà trường

Mục tiêu của chính sách này là nhằm điều tiết hai loại hình cơ cấu đào tạo là cơ cấu về trình độ đào tạo và cơ cấu ngành nghề đào tạo. Công tác quản lý phát triển đội ngũ giảng viên tƣơng ứng với việc bố trí nhân sự. Dựa vào đặc điểm cụ thể của từng ngành nghề đào tạo cũng nhƣ trình độ, năng lực của đội ngũ giảng viên mà hiệu trƣởng tiến hành xác định việc phân bổ nguồn nhân lực một cách hợp lý, khoa học và có hiệu quả nhất. Qua đó cũng hạn chế tình trạng đào tạo ồ ạt không có mục tiêu cụ thể gây lãng phí và làm ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

3.4.2. Nhân tố quốc tế

3.4.2.1. Yếu tố kinh tế thị trường

Hiện nay, nền kinh tế ngày càng phát triển mang lại những lợi ích to lớn trong công cuộc giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đất nƣớc ta không tránh khỏi bị ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế của nền kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng cao. Hệ thống các trƣờng đại học trong cả nƣớc tăng nhanh làm cho sự cạnh tranh giữa các trƣờng đại học ngày càng lớn. Điều này đòi hỏi đội ngũ giảng viên trong các trƣờng đại học phải luôn có ý thức học hỏi, cập nhật kiến thức mới để đáp ứng với các yêu cầu ngày càng khắt khe của Bộ giáo dục và đào tạo

3.4.2.2. Hợp tác quốc tế, phát triển nguồn lực giảng dạy trong các trường đại học

Trƣớc hết, đó là xu thế hội nhập về giáo dục của các nƣớc trong khu vực Asean. Đây là điều kiện tốt nhất để chúng ta học hỏi kinh nghiệm của các nƣớc trong khu vực trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo, gửi cán bộ giảng viên đi đào tạo ở nƣớc ngoài, nâng cao trình độ khoa học. Mối quan hệ trong các lĩnh vực liên quan đến giáo dục và đào tạo trong cộng đồng quốc tế dƣới hình thức song phƣơng hoặc đa phƣơng. Nó là cơ sở để chúng ta nâng cao hơn nữa khả năng hội nhập và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Đặc biệt là trong quan hệ hợp tác về nghiên cứu khoa học, trong đào tạo sau đại học, trong đào tạo tiến sĩ có trình độ đạt chuẩn quốc tế, tham gia một cách tích cực và có hiệu quả vào quá trình phát triển giáo dục đào tạo mang tính khu vực và toàn cầu, phù hợp với xu thế toàn cầu hóa hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học y dược thái nguyên (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)