5. Kết cấu của luận văn
3.4.2. Nhân tố quốc tế
3.4.2.1. Yếu tố kinh tế thị trường
Hiện nay, nền kinh tế ngày càng phát triển mang lại những lợi ích to lớn trong công cuộc giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đất nƣớc ta không tránh khỏi bị ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế của nền kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng cao. Hệ thống các trƣờng đại học trong cả nƣớc tăng nhanh làm cho sự cạnh tranh giữa các trƣờng đại học ngày càng lớn. Điều này đòi hỏi đội ngũ giảng viên trong các trƣờng đại học phải luôn có ý thức học hỏi, cập nhật kiến thức mới để đáp ứng với các yêu cầu ngày càng khắt khe của Bộ giáo dục và đào tạo
3.4.2.2. Hợp tác quốc tế, phát triển nguồn lực giảng dạy trong các trường đại học
Trƣớc hết, đó là xu thế hội nhập về giáo dục của các nƣớc trong khu vực Asean. Đây là điều kiện tốt nhất để chúng ta học hỏi kinh nghiệm của các nƣớc trong khu vực trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo, gửi cán bộ giảng viên đi đào tạo ở nƣớc ngoài, nâng cao trình độ khoa học. Mối quan hệ trong các lĩnh vực liên quan đến giáo dục và đào tạo trong cộng đồng quốc tế dƣới hình thức song phƣơng hoặc đa phƣơng. Nó là cơ sở để chúng ta nâng cao hơn nữa khả năng hội nhập và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Đặc biệt là trong quan hệ hợp tác về nghiên cứu khoa học, trong đào tạo sau đại học, trong đào tạo tiến sĩ có trình độ đạt chuẩn quốc tế, tham gia một cách tích cực và có hiệu quả vào quá trình phát triển giáo dục đào tạo mang tính khu vực và toàn cầu, phù hợp với xu thế toàn cầu hóa hiện nay.