1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về an sinh xã hội của thành phố Hồ Chí Minh
Xuất phát từ chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về ASXH trên địa bàn và đã thu đƣợc những kết quả đáng ghi nhận trong thời gian qua: Tuổi thọ trung bình của ngƣời dân tăng, tỷ lệ bác sĩ đạt 8.54 trên 10 nghìn dân. Toàn thành phố có 119.448 giƣờng bệnh, 156 bệnh viện, 436 trạm y tế và 7 nhà hộ sinh. Hệ thống y tế cộng đồng tƣơng đối hoàn chỉnh, tất cả xã, phƣờng đều có trạm y tế. Bên cạnh hệ thống nhà nƣớc, có 4.408 cơ sở y tế tƣ nhân và 3.472 cơ sở dƣợc tƣ nhân, góp phần làm giảm áp lực cho các bệnh viện lớn. Thành phố đã thực hiện chƣơng trình giảm nghèo bền vững theo hƣớng chuyển đổi phƣơng pháp tiếp cận nghèo từ đơn chiều sang đa chiều. Đến tháng 6/2016, thành phố hiện có 64.985 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 3,3%, trong năm, thành phố đã
giải quyết việc làm cho 311.135 lƣợt ngƣời, số việc làm mới tạo ra là 130.109 chỗ, tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 4,4%.
Tính đến năm 2017, Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 17 khu chế xuất, khu công nghiệp với tổng diện tích 2.571,64 ha, thu hút 1.461 dự án đầu tƣ còn hiệu lực với tổng vốn đầu tƣ đăng kí đạt 9,7 tỷ USD. Trong đó, có 551 dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, vốn đầu tƣ đăng kí đạt 5,5 tỷ USD; 910 dự án đầu tƣ trong nƣớc, vốn đăng kí đạt gần 62.500 tỷ đồng. Các dự án thu hút đầu vào các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn đạt hiệu quả cao, vốn đầu tƣ tăng mạnh. Các dự án đầu tƣ lớn vẫn tập trung ở các nhóm ngành nhƣ thực phẩm, công nghiệp phụ trợ dệt may, dịch vụ, cơ khí… Ngoài lợi thế là trung tâm kinh tế của cả nƣớc, Thành phố Hồ Chí Minh cũng là nơi tập trung cả số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân lực để thu hút đầu tƣ, đặc biệt là thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào các khu chế xuất, khu công nghiệp. Theo đó, tính đến năm 2017, Thành phố hiện có khoảng 270.000 lao động làm việc trong các KCN với trên 70% là lao động ngoại tỉnh. Xuất phát từ thực tế đó, Thành phố đã chủ động xây dựng nhiều chủ trƣơng, biện pháp tích cực trong công tác quản lý nhà nƣớc về ASXH nhằm thu hút nguồn nhân lực, đảm bảo an sinh cho ngƣời lao động, hƣớng tới phát triển bền vững.
Xuất phát từ nhận thức rõ, doanh nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng trong phát triển bền vững, đảm bảo an sinh xã hội và tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân địa phƣơng. Thành phố đã đề ra những chính sách cụ thể để tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực doanh nghiệp trên địa bàn phát triển, trên quan điểm luôn đồng hành, kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tƣ, doanh nghiệp.
Nâng cao đời sống của công nhân lao động tại các KCN, chế xuất là nội dung luôn đƣợc Thành phố, các cấp công đoàn chú trọng. Thành phố chủ trƣơng tập trung thực hiện các giải pháp về đảm bảo ASXH, thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình hỗ trợ công nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Thời gian vừa qua, đã có 22.468 lƣợt công nhân, lao động trong các khu công nghiệp, khu chế
xuất đƣợc trợ cấp với số tiền hơn 11,4 tỷ đồng; 115 công nhân lao động đƣợc hỗ trợ xây dựng “Mái ấm công đoàn”. Đồng thời, chỉ đạo Ban quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp phối hợp với Hiệp hội các doanh nghiệp khu công nghiệp và các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tổ chức đƣa hàng hóa bình ổn giá đến phục vụ công nhân tại các khu chế xuất – khu công nghiệp tạo điều kiện để công nhân tiếp cận đƣợc những mặt hàng có chất lƣợng, giá cả hợp lý, giúp ngƣời lao động cải thiện chất lƣợng cuộc sống.
Bên cạnh các chính sách ASXH đang áp dụng hiện nay, Thành phố đang tiếp tục thực hiện thêm các chính sách hỗ trợ đều đặn nhƣ: Trợ cấp cho hộ nghèo đặc biệt khó khăn, trợ cấp khó khăn hàng tháng cho các đối tƣợng bảo trợ xã hội,..
Điều hành chặt chẽ vốn ngân sách chi đầu tƣ xây dựng cơ bản. UBND Thành phố đã yêu cầu các sở, ngành, quận – huyện điều chỉnh việc phân bố kế hoạch đầu tƣ nguồn vốn nhà nƣớc năm 2017; thành lập các đoàn công tác kiểm tra, rà soát tình hình thực hiện các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc.
Chính sách đảm bảo ASXH đã đƣợc cụ thể hóa trong mọi chủ trƣơng, đƣờng lối phát triển và công tác quản lý nhà nƣớc của chính quyền các cấp của Thành phố trong mọi giai đoạn, thời kỳ. Thành phố coi đây là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng trong quá trình ổn định, phát triển và đi lên: “Giải quyết kịp thời các vấn đề xã hội bức xúc, nhất là lao động, việc làm, bồi thƣờng, tái định cƣ, đẩy mạnh chƣơng trình giảm nghèo, đảm bảo ASXH, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân” [16].
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Nghị quyết số 33 của Bộ Chính trị về Xây dựng và phát triển thành phố Đà
Nẵng trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã xác định: “Phát
triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lƣợng cuộc sống, giải quyết tốt các vấn đề an
sinh xã hội” [17, tr.29]. Từ chủ chƣơng đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đà Nẵng đã chọn phƣơng thức vừa kết hợp hài hòa phát triển toàn diện, đồng bộ với phát triển có trọng điểm, giữa những vấn đề gây bức xúc hiện tại với những vấn đề phục vụ cho phát triển lâu dài, phát triển kinh tế gắn liền với việc giải quyết tốt các vấn đề về xã hội và chính sách ASXH cho ngƣời dân.
Là một trong những địa phƣơng phát triển mô hình khu công nghiệp sớm nhất cả nƣớc, thành phố Đà Nẵng có 06 khu công nghiệp tập trung, bao gồm: Hòa Khánh, Đà Nẵng, Liên Chiểu, Hòa Khánh mở rộng, Hòa Cầm và Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng, với quy mô 1.066,52 ha. Tính đến nay, các KCN tại thành phố Đà Nẵng đã thu hút 419 dự án, trong đó 319 dự án trong nƣớc và 100 dự án nƣớc ngoài; tỷ lệ lấp đầy đạt gần 85%; thu hút hơn 74.000 lao động tại địa phƣơng và các tỉnh lân cận. Các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động chủ yếu là hoạt động sản xuất hàng may mặc, chế biến thủy sản.
Từ thực tế đó, Đà Nẵng đã và đang đẩy mạnh phát triển nghề công tác xã hội, xây dựng hệ thống ASXH hiệu quả, đa dạng, ngày càng mở rộng phù hợp với nhu cầu của nhân dân, ngƣời lao động trong các KCN; tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp thông qua việc đẩy mạnh xúc tiến đầu tƣ, thu hút những dự án vào các lĩnh vực sản xuất sản phẩm có hàm lƣợng kỹ thuật, công nghệ cao; sử dụng lao động lành nghề, lao động kỹ thuật qua đào tạo nhằm hạn chế và từng bƣớc giảm dần việc làm có thu nhập thấp cũng nhƣ nguồn di dân lao động trình độ thấp về Thành phố; phối kết hợp giữa chính quyền, ban quản lý các KCN, doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo dạy nghề trên địa bàn thành phố xác định nhu cầu, xây dựng các chƣơng trình, ngành nghề đào tạo. Chú trọng đào tạo các nghề thuộc các ngành công nghiệp ƣu tiên mà Thành phố đang thiếu và có nhu cầu; đẩy mạnh việc xã hội hóa dạy nghề, huy động các nguồn lực xã hội tham gia phát triển dạy nghề, đáp ứng nhu cầu học nghề đa dạng của công nhân, đào tạo kỹ năng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp.
Giải quyết vấn đề nhà ở cho ngƣời lao động, chính quyền các cấp của Thành phố đã tích cực chủ động ban hành các cơ chế, chính sách thu hút đầu tƣ để tiếp tục thực hiện dự án xây dựng nhà ở cho ngƣời có thu nhập thấp, trong đó có công nhân làm việc tại các KCN theo hƣớng tập trung ƣu đãi để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ phát triển nhà ở cho thuê. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhƣ cho thuê đất với giá ƣu đãi; miễn, giảm về thuế; hỗ trợ cho vay vốn lãi suất thấp. Bên cạnh đó, Thành phố đã chủ trƣơng quy hoạch đồng bộ các khu vui chơi giải trí, chợ, trƣờng học, nhà trẻ, trạm y tế, khu ăn uống tập trung,… xung quanh các khu công nghiệp; tạo điều kiện và có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng các siêu thi, chợ giá rẻ và các khu ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp với mức thu nhập của ngƣời lao động; Có chính sách ƣu đãi đặc biệt với các tổ chức, cá nhân đầu tƣ vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi phục vụ đời sống sinh hoạt tinh thần của ngƣời lao động (nhà văn hóa, câu lạc bộ, sân bóng,…) [1, tr.35].
Chính sách BHXH đƣợc triển khai sâu rộng, số lƣợng ngƣời tham gia và quy mô BHXH bắt buộc tăng nhanh, cơ quan giám sát việc chấp hành theo pháp luật có hiệu quả. BHTN cũng tăng nhanh, qua 5 năm triển khai, so với năm 2012, năm 2016 số ngƣời tham gia BHTN tăng 31,8%, số ngƣời lao động tham gia BHXH bắt buộc đến nay đạt trên 90%. Công tác BHYT trên địa bàn cũng không ngừng đƣợc mở rộng: Số lƣợng ngƣời đƣợc khám chữa bệnh theo BHYT tăng nhanh, số chi năm 2016 là 1.125 tỷ đồng, mức độ bao phủ đạt trên 85% dân số [1, tr.18].
Ngoài ra, tổ chức Công đoàn các cấp, công đoàn các khu công nghiệp tại Đà Nẵng không ngừng đƣợc củng cố, kiện toàn và tăng cƣờng vai trò và hiệu quả hoạt động trong việc bảo vệ quyền lợi của công nhân; phối hợp với các ban ngành, tổ chức xã hội có liên quan tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, tƣ vấn giải đáp thắc mắc, của công nhân về pháp luật lao động, BHXH, BHYT, an toàn vệ sinh lao động, hôn nhân gia đình, phòng chống tệ nạn xã hội, góp phần nâng cao nhận thức của ngƣời lao động tại các KCN.
Đà Nẵng coi việc đảm bảo ASXH là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác quản lý nhà nƣớc về ASXH. Đảng bộ, chính quyền các cấp và nhân dân cùng phối hợp thực hiện, ngoài ra còn huy động sức mạnh từ các tổ chức đoàn thể, xã hội và doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Trong 12 năm thực hiện Quỹ ASXH, thành phố Đà Nẵng đã xây dựng đƣợc khoảng 12.000 căn nhà đại đoàn kết, hỗ trợ trên 5.000 căn nhà xuống cấp, cơ bản xóa xong vấn đề nhà tạm, những hộ không có đất ở ổn định đƣợc thành phố bố trí chung cƣ cho hộ nghèo và hộ thu nhập thấp.
Có thể nói, công tác quản lý nhà nƣớc về ASXH trên địa bàn nói chung và đối với các KCN nói riêng của thành phố Đà Nẵng đã đƣợc thực thi một cách đồng bộ, có hiệu quả cao, là một trong những thành công lớn, là minh chứng sinh động cho những quyết sách của Đảng bộ và chính quyền các cấp. Thắng lợi còn thể hiện bài học đoàn kết của Đảng bộ, chính quyền và mọi tầng lớp nhân dân trong việc chung tay thực hiện mục tiêu chung của Thành phố.