xã hội trong các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
3.2.1. Nâng cao hiệu quả xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển và hoạch định hệ thống chính sách an sinh xã hội
Trên cơ sở, đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, huyện Quế Võ cần tập trung vận dụng sáng tạo chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nƣớc để đổi mới và từng bƣớc hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch hoàn thiện khung chính sách ở một số giải pháp cụ thể sau:
Một là, cải thiện năng lực xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch phát triển và hoạch
định hệ thống chính sách ASXH của bộ máy quản lý nhà nƣớc về ASXH
Các phòng, ban, đơn vị trực thuộc UBND huyện triển khai nghiêm túc việc áp dụng Quy trình đổi mới phƣơng pháp lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vào việc xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống ASXH hàng năm. Để phục vụ công tác lập kế hoạch, các đơn vị nghiên cứu kỹ các chỉ thị, các văn bản hƣớng dẫn của Trung ƣơng, chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ và của UBND tỉnh Bắc
Ninh về xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống ASXH; các văn bản hƣớng dẫn của Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh về việc xây dựng Kế hoạch phát triển hệ thống ASXH; nghiên cứu, tìm hiểu kỹ Luật Ngân sách nhà nƣớc, các văn bản quy định, hƣớng dẫn, các tiêu chuẩn, định mức của Trung ƣơng và của tỉnh về công tác lập dự toán thu chi tài chính phục vụ thực thi chính sách ASXH.
Chiến lƣợc, kế hoạch phát triển hệ thống ASXH phải đƣợc xây dựng dựa trên kết quả thực hiện của các năm trƣớc; các chỉ tiêu đề ra phải có tính logic, khả thi, phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng, có tính đến các dự báo trong tƣơng lai; phải bám sát với mục tiêu và định hƣớng phát triển chung của tỉnh, hƣớng tới mục tiêu: Đến năm 2020, cơ bản hình thành hệ thống an sinh xã hội bao phủ toàn dân với các yêu cầu: bảo đảm để ngƣời dân có việc làm, thu nhập tối thiểu, tham gia bảo hiểm xã hội, bảo đảm hỗ trợ ngƣời có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ( trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, ngƣời cao tuổi thu nhập thấp, ngƣời khuyết tật nặng, ngƣời nghèo,…); bảo đảm cho ngƣời dân đƣợc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu (y tế, giáo dục, nhà ở, nƣớc sạch, thông tin), góp phần từng bƣớc nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân. Đồng thời, xây dựng các khu công nghiệp đồng bộ về cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho các hoạt động đầu tƣ, sản xuất kinh doanh, khai thác hiểu quả thế mạnh về công nghiệp của tỉnh và của huyện, đảm bảo sự phát triển bền vững, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Kế hoạch của các phòng, ban, đơn vị cần đƣợc xây dựng cụ thể từng nội dung, nhiệm vụ, xác định những nội dung trọng tâm, trọng điểm; phân công rõ nhiệm vụ và đề ra lộ trình, thời gian hoàn thành. Các đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch phải chủ động thƣờng xuyên rà soát, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện và kịp thời đề xuất điều chỉnh, bổ sung các mục tiêu, giải pháp cho phù hợp với tình hình thực tế.
Các đơn vị cần bố trí cán bộ đủ năng lực chuyên môn thực hiện nhiệm vụ xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch và hoạch định chính sách ASXH, công chức, viên chức đƣợc giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và lập dự toán thu – chi ngân sách phải đề cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, quyết tâm, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ.
Hai là, phát triển hệ thống ASXH hƣớng tới toàn dân
Thời gian tới, Quế Võ cần tiến hành rà soát, đánh giá hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về lao động, việc làm, BHXH, tăng cƣởng hiệu quả và hiệu lực của hệ thống pháp luật. Xây dựng và phát triển hệ thống ASXH đa dạng, nhiều tầng lớp, hƣớng tới bao phủ toàn bộ ngƣời dân, chú trọng đến bộ phận ngƣời lao động làm việc trong các KCN. Đồng thời, mở rộng sự tham gia của các đối tác xã hội thông qua các cơ chế khuyến khích, thu hút sự tham gia của các đối tƣợng vào cung cấp dịch vụ ASXH, phát huy vai trò của doanh nghiệp, ngƣời lao động và cộng đồng trong việc thực hiện các mục tiêu ASXH.
Ba là, điều chỉnh, bổ sung một số biện pháp tiến hành thực hiện chính sách
TGXH và ƢĐXH
Chính quyền huyện Quế Võ cần nâng cao trách nhiệm của địa phƣơng, doanh nghiệp trong việc triển khai thực hiện chính sách trợ giúp các đối tƣợng bảo trợ xã hội; xây dựng cơ sở dữ liệu về đối tƣợng BTXH của các địa phƣơng, doanh nghiệp để phục vụ cho việc hoạch định chính sách và bố trí kinh phí trợ cấp. Các chính sách TGXH phải có mối quan hệ chặt chẽ với các chính sách khác của hệ thống ASXH nhƣ BHXH và BHYT.
3.2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách an sinh xã hội trong các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Quế Võ hội trong các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Quế Võ
3.2.2.1. Tập trung công tác đào tạo, hỗ trợ tuyển dụng lao động làm việc trong các khu công nghiệp trên địa bàn huyện
UBND huyện phối hợp với Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh, Ban quản lý các khu công nghiệp, tham mƣu UBND tỉnh ban hành kế hoạch dạy nghề, giới thiệu việc làm cho lao động tới các doanh nghiệp sau quá
trình đào tạo, mở sàn giao dịch việc làm… để đáp ứng cung – cầu lao động cho các doanh nghiệp tại các KCN trên địa bàn huyện. Phối hợp với các Trung tâm dịch vụ việc làm mở các lớp đào tạo nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, đào tạo kỹ năng mềm cho lao động có nhu cầu làm việc tại KCN, đảm bảo nguồn nhân lực đủ về số lƣợng và chất lƣợng.
Đầu tƣ nâng cao chất lƣợng các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói chung, huyện Quế Võ nói riêng, tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tƣ thành lập và xây dựng các trƣờng cao đẳng, đại học, dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Hoàn thiện chính sách thu hút lao động là ngƣời địa phƣơng về làm việc tại các doanh nghiệp trong các KCN trên địa bàn huyện Quế Võ khi tốt nghiệp các trƣờng cao đẳng, đại học.
3.2.2.2. Thực hiện chính sách nhà ở cho người lao động, nhất là lao động người nước ngoài, lao động ngoại tỉnh đến cư trú
Nhà nƣớc, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 66/2009/QĐ- TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho công nhân tại các KCN, Quyết định số 67/2009/QĐ- TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tƣớng chính phủ về một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho ngƣời có thu nhập thấp tại khu vực đô thị. Việc triển khai xây dựng nhà ở đáp ứng nhu cầu cho ngƣời lao động đƣợc Trung ƣơng, tỉnh và huyện quan tâm, hỗ trợ tối đa. Việc xây dựng nhà ở công nhân tập trung góp phần phát huy hiệu quả tiết kiệm đƣợc tài nguyên và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đảm bảo không gian quy hoạch, kiến trúc cảnh quan và an ninh, giúp ngƣời lao động quen dần với lối sống hiện đại. Các dịch vụ đi kèm đƣợc tổ chức quy mô chuyên nghiệp, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sinh hoạt, vui chơi, giải trí của công nhân. Đồng thời phát huy vai trò quản lý của Nhà nƣớc, qua đó kịp thời theo dõi, thu thập thông tin, đề xuất cơ chế chính xác, kịp thời.
Nhà ở cho công nhân nhất là công nhân trong các khu công nghiệp ngoài yếu tố thị trƣờng cần kết hợp nhiều yếu tố khác. Trong đó vấn đề xã hội đảm bảo
quyền lợi cho ngƣời lao động phải đƣợc đồng thời quan tâm giải quyết theo các hƣớng sau:
Một là, khi quy hoạch xây dựng KCN đồng thời quy hoạch khu chung cƣ
dịch vụ tƣơng ứng. Hình thức đầu tƣ khuyến khích các thành phần tham ra, do hiệu quả đầu tƣ dự án xây nhà cho công nhân rất thấp do vậy, trƣớc mắt cần sử dụng một phần ngân sách nhà nƣớc đặt hàng các doanh nghiệp xây nhà cho công nhân thuê theo quy đinh của tỉnh.
Hai là, khuyến khích các hộ cá thể lân cận KCN dành quỹ đất của gia đình
xây nhà cho công nhân thuê theo quy hoạch, mẫu đảm bảo tiêu chuẩn của tỉnh quy định đảm bảo hài hoà lợi ích, các hộ cho thuê tăng thu nhập và ngƣời lao động thuê nhà với giá hợp lý.
Ba là, tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí cho xây dựng kết cấu hạ tầng tại các
khu vực xây dựng nhà ở cho công nhân làm giảm giá nhà cho thuê của công nhân đối với chủ đầu tƣ.
Bốn là, cần có chính sách ƣu đãi về đất đai, ƣu đãi về tài chính đối với các
dự án phát triển nhà ở cho ngƣời lao động trong KCN.
3.2.2.3. Xây dựng môi trường làm việc tốt cho người lao động
Hƣớng dẫn các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các quy định về tiêu chuẩn môi trƣờng làm việc tạo môi trƣờng làm việc có sự hạn chế tối đa các yếu tố ảnh hƣởng đến sức khoẻ ngƣời lao động. Thƣờng xuyên kiểm tra việc thực hiện quy định này của doanh nghiệp. Đồng thời, đôn đốc thành lập tổ chức Công đoàn, xây dựng thoả ƣớc lao động, xây dựng mối quan hệ hài hoà giữa ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động, tạo môi trƣờng làm việc thân thiện cho ngƣời lao động. Môi trƣờng làm việc tốt là cơ sở để ngƣời lao động yên tâm làm việc, giảm sự biến động lao động do sự chuyển dịch lao động giữa các doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp.
Cùng với việc xây dựng nhà ở cho ngƣời lao động, cần có giải pháp tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tƣ xây dựng các công trình phúc lợi xã hội phục vụ ngƣời lao động.
3.2.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các chính sách, văn bản pháp luật về an sinh xã hội
Trên thực tế, việc thực hiện các chính sách ASXH trong các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Quế Võ chƣa thực sự thu hút đƣợc sự tham gia tích cực của ngƣời lao động; sự tham gia, phản hồi ý kiến đóng góp vào công tác quản lý ASXH của ngƣời lao động còn hạn chế. Vì vậy, công tác tuyên truyền, vận động nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và ngƣời lao động là rất cần thiết.
Để công tác tuyên truyền, hƣớng dẫn thực hiện chính sách, văn bản pháp luật đạt hiệu quả, tạo sự đồng thuận cao, cần tập trung ở một số biện pháp cụ thể sau:
Thứ nhất, huyện Quế Võ cần đầy mạnh công tác truyên truyền, vận động
ngừoi lao động trong các KCN và quần chúng nhân dân về vai trò và sự cần thiết của quản lý nhà nƣớc về ASXH, đảm bảo an sinh cho ngƣời dân trong bối cảnh tác động của mặt trái kinh tế thị trƣờng. Những biện pháp phải chứa đựng những giá trị nhân đạo, nhân văn của dân tộc: Truyền thống “Lá lành đùm lá rách”, “thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân”,… Việc truyên truyền vân động cho các tầng lớp nhân dân đôi lúc còn dập khuôn, máy móc, chƣa sáng tạo và phù hợp với điều kiện cụ thể với từng đối tƣợng và từng địa bàn khác nhau.
Việc tuyên truyền, vận động trong việc huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tuyên truyền về “tự an sinh” của đối tƣợng đƣợc hƣởng thụ; Công tác tuyên truyền trong thời gian tới cần tập trung vào: Tuyên truyền việc thực hiện các chỉ tiêu đặt ra trong lĩnh vực ASXH đƣợc nêu lên trong Phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Quế Võ lần thứ XVII; tuyên truyền về vai trò, trách nhiệm và tinh thần “trách nhiệm với cộng đồng” của các doanh nghiệp trên địa bàn; tuyên truyền về các chế độ chính sách, các luật và pháp lệnh liên quan đến ASXH nhƣ Luật Bảo hiểm, An toàn vệ sinh lao động; Vinh danh và khen thƣởng kịp thời những tấm gƣơng tích cực, điển hình của cá nhân, tập thể trong việc tham gia, đóng góp vào hoạt động quản lý, kiểm tra giám sát, đảm bảo ASXH cho ngƣời lao động và ngƣời dân.
Việc tuyên truyền phải diễn ra liên tục, thƣờng xuyên với nhiều cách thức, phƣơng tiện khác nhau ở một số khung giờ, với thời lƣợng khác nhau, phù hợp với giờ giấc sinh hoạt và làm việc của công nhân, ngƣời lao động:
- Tuyên truyền thông qua các kênh truyền thông, báo, đài Trung ƣơng, tỉnh, huyện, xã.
- Cần chủ động gửi các tài liệu hƣớng dẫn, tài liệu tuyên truyền về công tác đảm bảo an sinh xã hội đến từng doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, nhà ở của công nhân. Những tài liệu đó phải đƣợc trình bày một cách dễ hiểu, dễ tiếp cận, gần gũi và có minh họa rõ ràng.
- Cần mở nhiều lớp tập huấn, lớp bồi dƣỡng, các buổi tọa đàm nhằm quán triệt và tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực thi chính sách ASXH cho doanh nghiệp và ngƣời lao động tại các KCN đóng trên địa bàn.
Thứ hai, công tác tuyên truyền đối với công tác quản lý nhà nƣớc về ASXH
phải gắn với tuyên truyền, vận động về thực thi và xử lý pháp luật nghiêm minh đối với các cá nhân, doanh nghiệp vi phạm chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng về quản lý, đảm bảo ASXH hoặc cố tình sai phạm, không chịu trách nhiệm xã hội theo quy định:
- Tuyên truyền, vận động các tổ chức chính trị - xã hội, các cấp chính quyền cơ sở về nội dung pháp luật và pháp lệnh về ASXH. Từ đó, làm cho pháp luật, pháp lệnh nhanh chóng đi sâu vào nhận thức của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân để học tập và triển khai theo đúng quy định.
- Quá trình thực thi công tác quản lý nhà nƣớc về ASXH phải kiên quyết, triệt để xử lí nghiêm minh các hành vi sai trái, vi phạm pháp luật về ASXH trên địa bàn huyện.
Giải pháp này để tiến hành tốt phải huy động đƣợc sức mạnh tổng lực của cộng đồng, mỗi ngƣời dân và toàn bộ hệ thống chính trị, đòi hỏi huyện Quế Võ cần xây dựng và từng bƣớc hoàn thiện những chƣơng trình cụ thể, bài bản khoa học cho đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ làm công tác tuyên truyền.
Thứ ba, hình thành, phát hiện và nhân rộng những mô hình ASXH và những cá nhân, tập thể có đóng góp tích cực trong công tác quản lý và thực thi chính sách ASXH trên địa bàn huyện.
Trong thời gian tới, huyện Quế Võ cần tập trung triển khai vấn đề này ở một số biện pháp cụ thể: Kịp thời tổng kết, đánh giá những mô hình có hiệu quả trong quá trình thực thi các chính sách ASXH; việc triển khai phải bắt đầu từ đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực chính sách xã hội. Việc nhân rộng những điển hình, tích cực không phải là cách làm mới. Vì thế, huyện Quế Võ cần nghiên cứu các hình thức khen thƣởng sao cho hợp lý và hiệu quả nhất.
3.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra
Công tác kiểm tra, thanh tra cần có sự phối, kết hợp giữa các cơ quan, ngành chức năng có liên quan tránh chồng chéo gây phiền hà và ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Cùng với công tác kiểm tra, thanh tra tổ chức