Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý an sinh xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an sinh xã hội trong các khu công nghiệp trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 112 - 114)

3.2. Những giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về an sinh xã hộ

3.2.8. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý an sinh xã hộ

hội của chính quyền huyện Quế Võ

Cụ thể hóa chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng về phát triển ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), Quốc hội, Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, chƣơng trình ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nƣớc hết sức cụ thể, thiết thực, nhƣ: Luật Công nghệ thông tin, Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc; Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nƣớc; Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chƣơng trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc giai đoạn 2011- 2015, Luật An toàn thông tin và Nghị quyết số 36a/NQ- CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử.

Với đặc thù quản lý một lĩnh vực rộng, mang tính bao quát nhƣ ASXH, chính quyền huyện Quế Võ cần tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ASXH đối với các khu công nghiệp trên địa bàn huyện, thông qua những biện pháp cụ thể sau:

Một là, nâng cao nhận thức và trình độ ứng dụng công nghệ thông tin.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc ứng dụng và phát triển CNTT trong cả nƣớc nói chung và ở Quế Võ nói riêng chƣa thể đạt đƣợc hiệu quả cao là do việc chƣa nhận thức và đánh giá đúng đƣợc vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin. Khi nhận thức chƣa rõ, chƣa thống nhất thì mọi nỗ lực đầu tƣ

hoặc chính sách đƣa ra đều có thể bị vô hiệu. Vì vậy, nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin là một trong những giải pháp hết sức quan trọng. Việc nhận thức ở đây trƣớc hết phải bắt đầu ở các cấp lãnh đạo rồi đến các công chức, viên chức.

Để thực hiện đƣợc giải pháp này, cần tập trung một số biện pháp cơ bản nhƣ: - Quán triệt quan điểm đầu tƣ cho công nghệ thông tin là đầu tƣ cho phát triển ở tất cả các cấp các ngành. Đồng thời, xây dựng và duy trì sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan trong quá trình triển khai ứng dụng công nghệ thông tin.

- Tăng cƣờng trang bị kiến thức về công nghệ thông tin, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ công chức. Trong đào tạo cần lƣu ý phân loại đối tƣợng để có chƣơng trình và nội dung đào tạo phù hợp

- Tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy các cơ sở đào tạo công nghệ thông tin, thị trƣờng công nghiệp CNTT và hệ thống Internet đƣợc phát triển rộng khắp trong huyện.

Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách cho ứng dụng CNTT

Đội ngũ chuyên trách là điều kiện để đảm bảo cho việc ứng dụng CNTT đƣợc ổn định và cải tiến thƣờng xuyên. Đội ngũ CNTT chuyên trách ở đây, trƣớc hết là cán bộ lãnh đạo quản lý CNTT chuyên trách, kế đến là đội ngũ lập trình viên chịu trách nhiệm phát triển các ứng dụng CNTT.

Ba là, tăng cƣờng hiệu quả của việc ứng dụng CNTT

Trƣớc hết là việc tin học hóa một số khâu công việc cần thiết. Tin học hóa có thể hiểu là việc đƣa các chƣơng trình ứng dụng vào thực hiện các công việc nhƣ: điều hành, quản lý của lãnh đạo; tác nghiệp của công chức, viên chức và việc cung cấp các dịch vụ công cho ngƣời dân và doanh nghiệp.

Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT của cơ quan quản lý nhà nƣớc ở Quế Võ đa số vẫn dừng lại ở việc soạn thảo văn bản và gửi báo cáo qua email. Do đó, trong thời gian tới, Quế Võ cần tập trung hơn cho việc tin học hóa các công việc phục

vụ cho quản lý, thực thi công vụ của bộ máy quản lý bằng các biện pháp cụ thể nhƣ sau:

- Ƣu tiên nâng cấp hệ thống email hiện có để đáp ứng đƣợc yêu cầu trao đổi thông tin thƣờng xuyên.

- Ứng dụng các công nghệ truyền thông đa phƣơng tiện để thực hiện trao đổi thông tin, điều hành, đào tạo từ xa và họp trực tuyến qua mạng Internet. Điều này sẽ nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của công tác quản lý và tiết kiệm đƣợc nhiều thời gian và chi phí tổ chức hội họp.

- Phát triển mới các ứng dụng hay các hệ thống thông tin phục vụ cho quản lý và thực thi công vụ.

Bốn là, đầu tƣ có trọng điểm để tạo sự đột phá trong việc ứng dụng CNTT

Nguồn tài chính là yếu tốt đầu tiên quyết định cho sự thành công hay thất bại của việc triển khai CNTT, đầu tƣ cho CNTT không thể làm nửa vời, đầu tƣ phải đồng bộ ở tất cả các lĩnh vực phần cứng, phần mềm và nguồn nhân lực. Nhƣng thực tế việc đòi hỏi một nguồn lực tài chính lớn để cá thể triển khai là rất khó, do đó, để việc đầu tƣ cho ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý nhà nƣớc nói chung và quản lý nhà nƣớc về ASXH nói riêng có hiệu quả cần sử dụng nguồn vốn đầu tƣ đúng chỗ, đúng mục địch, đồng thời huy động thêm nguồn đầu tƣ từ khu vực tƣ nhân.

Để đảm bảo việc đầu tƣ cho ứng dụng CNTT có hiệu quả , trƣớc tiên cần xác định lại các mục tiêu cho sát với yêu cầu thực tiễn, tiến đến xác định các mục tiêu ƣu tiên. Để làm đƣợc điều này, cần phải tăng cƣờng học tập kinh nghiệm ở các địa phƣơng đã triển khai thành công để chắt lọc những mô hình, phƣơng pháp triển khai phù hợp với điều kiện của huyện. Khi có đƣợc sự lựa chọn phù hợp, trƣớc khi triển khai các dự án CNTT cần cho tiến hành khảo sát, đánh giá lại hiện trạng một cách toàn diện và chính xác hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an sinh xã hội trong các khu công nghiệp trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 112 - 114)