Thực trạng quản lý nhà nƣớc về an sinh xã hội trong các khu công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an sinh xã hội trong các khu công nghiệp trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 49)

nghiệp trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

2.2.1. Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển an sinh xã hội

An sinh xã hội là một chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta, là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn quan tâm xây dựng hệ thống ASXH phù hợp để từng bƣớc mở rộng cải thiện đời sống, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đa dạng của các tầng lớp nhân dân

trong xã hội, nhất là các nhóm đối tƣợng chính sách, đối tƣợng nghèo và nhóm đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng.

“Chiến lƣợc an sinh xã hội giai đoạn 2011-2020” là một bộ phận cấu thành của "Chiến lƣợc tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2020”, với mục tiêu là đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp, hiện đại và xếp vào nhóm nƣớc có mức thu nhập trung bình, thể hiện nhất quán chủ trƣơng của Đảng “…xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng, phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân” (Văn kiện Đại hội X) và thực hiện quan điểm “từng bƣớc mở rộng và cải thiện hệ thống an sinh xã hội để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, nhất là nhóm đối tƣợng chính sách, đối tƣợng nghèo” (Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng lần thứ VI).

Các chính sách ASXH từng bƣớc đƣợc mở rộng về phạm vi, đối tƣợng và mức hƣởng. Các chính sách hỗ trợ ngày càng nhận đƣợc sự ủng hộ, tham gia của cá nhân, cộng đồng dựa trên tinh thần đoàn kết, chia sẻ và tƣơng trợ. Tuy nhiên, chính sách ASXH triển khai trên địa bàn huyện nói chung và trong các KCN nói riêng chƣa phát triển đồng bộ và tƣơng xứng với thành tựu phát triển kinh tế, cụ thể: mức độ bao phủ thực tế còn thấp, khả năng tiếp cận của nhiều nhóm đối tƣợng đối với một số chính sách, chƣơng trình còn hạn chế; các chính sách bất cập, thiếu đồng bộ, thiếu sự liên kết, chƣa huy động nguồn lực và chƣa bảo đảm tính bền vững.

Thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 1/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (Khóa XI) “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020”, trong những năm qua, công tác xây dựng chiến lƣợc và kế hoạch phát triển an sinh xã hội đã đƣợc các cấp chính quyền địa phƣơng, đứng đầu là UBND tỉnh quán triệt sâu sắc trong việc quản lý ASXH trên địa bàn, theo đó, xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng, toàn diện, từng bƣớc mở rộng diện bao phủ, có tính chia sẻ giữa Nhà nƣớc, xã hội và ngƣời dân. Công tác xây dựng chiến lƣợc và kế hoạch tập trung vào 4 nội dung chính nhƣ sau:

Một là, tăng cƣờng cơ hội có việc làm, bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững cho ngƣời lao động yếu thế thông qua hỗ trợ cá nhân và hộ gia đình phát triển sản xuất, hỗ trợ tín dụng, giải quyết việc làm và kết nối thông tin thị trƣờng lao động.

Hai là, mở rộng cơ hội cho ngƣời lao động tham gia hệ thống chính sách

bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để chủ động đối phó khi thu nhập bị suy giảm hoặc bị mất do các rủi ro, ốm đau, tai nạn lao động, tuổi già.

Ba là, hỗ trợ thƣờng xuyên đối với ngƣời có hoàn cảnh đặc thù và hỗ trợ đột

xuất cho ngƣời dân khi gặp các rủi ro không lƣờng trƣớc hoặc vƣợt quá khả năng kiểm soát (mất mùa, thiên tai, động đất, chiến tranh, đói nghèo,...) thông qua các khoản tiền mặt và hiện vật do ngân sách nhà nƣớc bảo đảm.

Bốn là, tăng cƣờng tiếp cận của ngƣời dân đến hệ thống dịch vụ xã hội cơ

bản, nhƣ giáo dục, y tế, nhà ở, nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng, thông tin.

2.2.2. Ban hành văn bản pháp luật

Cũng nhƣ nhiều địa phƣơng của cả nƣớc, trong giai đoạn 2010 - 2016 các cấp, các ngành của tỉnh Bắc Ninh đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) nhằm thể chế hóa chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về an sinh xã hội, các văn bản ban hành đa số phù hợp với đặc điểm của địa phƣơng, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Nhà nƣớc và có nhiều tác động tích cực trong hoạt động quản lý nhà nƣớc của chính quyền địa phƣơng đối với lĩnh vực ASXH trên địa bàn tỉnh, chính sách ASXH đối với ngƣời lao động trong các khu công nghiệp Quế Võ nói riêng, cụ thể nhƣ:

+ Quyết định số 57/2010/QĐ-UB ngày 31-5-2010 của UBND tỉnh Bắc Ninh

Về hỗ trợ đào tạo nghề trong các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động tỉnh Bắc

Ninh”.

+ Quyết định số 383/2011/QĐ-UB ngày 04-4-2011 của UBND tỉnh Bắc

Ninh “Về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011

+ Quyết định số 380/QĐ-UBND ngày 16-10-2013 của UBND tỉnh Bắc Ninh

“ Về quản lý sức khỏe người lao động trong các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013-2020”.

+ Quyết định 195/2013/QĐ-UBND ngày 22-05-2013 của UBND tỉnh Bắc

Ninh “Về quy chế phối hợp quản lý nhà nước trong tuyển dụng và quản lý lao

động là người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”.

+ Quyết định số 423/QĐ-UBND ngày 12-05-2014 của UBND tỉnh Bắc Ninh

“Về triển khai thực hiện Đề án nâng cao năng lực thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đến năm 2020”.

+ Quyết định số 1176/QĐ-UBND ngày 07/11/2014 của UBND tỉnh Bắc

Ninh “Về quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề tỉnh Bắc Ninh đến

năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

+ Quyết định số 815/QĐ-UBND ngày 30-07-2015 của UBND tỉnh Bắc Ninh

“Về hỗ trợ phát triển thị trường lao động thuộc chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề năm 2015”.

+ Quyết định số 622/QĐ-UBND ngày 13/06/2016 của UBND tỉnh Bắc Ninh

“Về thực hiện đề án Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu vực khu

công nghiệp, cụm công nghiệp đến 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”.

Những văn bản nêu trên của chính quyền tỉnh Bắc Ninh là cơ sở hết sức quan trọng để triển khai thực hiện các chính sách ASXH trên địa bàn tỉnh nói chung, các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Quế Võ nói riêng. Nhìn một cách tổng thể, các văn bản của chính quyền đã thể chế hóa, cụ thể hóa một cách khá kịp thời chủ trƣơng, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc và chủ trƣơng, nghị quyết của Tỉnh ủy Bắc Ninh về thực hiện chính sách ASXH. Cùng với các văn bản hƣớng dẫn thực hiện chính sách ASXH cụ thể của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ƣơng, các nghị quyết, quyết định của Tỉnh ủy, UBND, HĐND tỉnh đã góp phần đƣa chủ trƣơng, đƣờng lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về ASXH nhanh chóng đi vào cuộc

sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, trong thời gian qua, công tác xây dựng, ban hành và thi hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực ASXH trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định. UBND các cấp đã chỉ đạo cơ quan tƣ pháp phối hợp với các cơ quan chuyên môn thực hiện tốt việc giúp UBND tự kiểm tra các VBQPPL do UBND cùng cấp ban hành, chỉ đạo cơ quan tƣ pháp giúp Chủ tịch UBND cùng cấp kiểm tra theo thẩm quyền đối với các VBQPPL do HĐND, UBND cấp dƣới trực tiếp thành lập các đoàn kiểm tra về tình hình soạn thảo, ban hành VBQPPL để kiểm tra và xử lý những tồn tại, hạn chế, nhằm nâng cao hiệu quả công tác này tại địa phƣơng. Qua kiểm tra, đã phát hiện 06 văn bản do cấp tỉnh ban hành có dấu hiệu không phù hợp với quy định của pháp luật và UBND tỉnh đã tiến hành xử lý theo quy định. Đồng thời, trong quá trình thực hiện nghiệp vụ, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh đã phát hiện và trình UBND tỉnh ban hành văn bản để sửa đổi, bổ sung, thay thế 42 VBQPPL do không phù hợp với các văn bản pháp luật do trung ƣơng mới ban hành hoặc tình hình thực tiễn địa phƣơng.

2.2.3. Hoạch định hệ thống các chính sách an sinh xã hội

Công tác hoạch định hệ thống chính sách ASXH dựa trên quán triệt Nghị quyết Đại hội Toàn quốc lần thứ XI của Đảng:

“Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội vƣợt qua khó khăn hoặc rủi ro trong cuộc sống. Tăng tỷ lệ ngƣời lao động tham gia các hình thức Bảo hiểm. Đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ bảo hiểm xã hội, chuyển các loại hình trợ giúp, cứu trợ xã hội sang cung cấp dịch vụ bảo trợ xã hội dựa vào cộng đồng. Bảo đảm cho các đối tƣợng bảo trợ xã hội có cuộc sống ổn định, hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng, có cơ

Nghị quyết Đại hội đảng bộ Tỉnh lần thứ XVIII xác định: “Tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh CNH,HĐH. Phát triển công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp phát triển toàn diện theo hƣớng hiện đại, bền vững. Xây dựng nông

thôn mới; nâng cao chất lƣợng nhân lực và ASXH” [16, tr.103].

Thực hiện hệ thống các chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và của Tỉnh về ASXH, các cấp, các ngành, các địa phƣơng trong tỉnh đã phối hợp chặt chẽ, đồng bộ để tổ chức thực hiện kịp thời đầy đủ đến các nhóm đối tƣợng. Sau 5 năm thực hiện hệ thống chính sách ASXH của Trung ƣơng và của tỉnh, công tác ASXH đã đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng. Hệ thống ASXH ngày càng đồng bộ và hoàn thiện với diện bao phủ ngày càng đƣợc mở rộng. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng đƣợc cải thiện. ASXH đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho ngƣời nghèo, ngƣời lao động và các đối tƣợng yếu thế dễ bị tổn thƣơng trong xã hội, các chỉ tiêu đều đạt và vƣợt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra. Trong đó có các kết quả nổi bật là:

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,47% vào cuối năm 2012, là một trong 10 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất so với cả nƣớc.

- Các chính sách xã hội của Nhà nƣớc, của tỉnh đƣợc thực hiện rộng hơn về quy mô, đối tƣợng thụ hƣởng với mức trợ giúp ngày càng tăng, đặc biệt đầu tƣ của tỉnh cho ASXH ngày càng tăng. Tỉnh đã có nhiều chính sách xã hội chú ý tới ngƣời cao tuổi, ngƣời nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, ngƣời có công, hỗ trợ đào tạo nghề - việc làm cho lao động nông thôn nhằm chăm lo và khuyến khích đối tƣợng tự vƣơn lên ổn định cuộc sống.

- Số lao động đƣợc giải quyết việc làm ngày càng tăng, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị còn 3,28%, thu nhập của ngƣời lao động đƣợc cải thiện.

- Số ngƣời tham gia BHXH, BHYT, BHTN ngày càng tăng, các chế độ trợ cấp cho ngƣời tham gia BHXH đƣợc giải quyết kịp thời đã góp phần quan trọng trong đảm bảo ASXH trên địa bàn huyện.

Trong những năm qua, huyện Quế Võ đã triển khai thực hiện tích cực, đồng bộ có kết quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, hệ thống các chính sách ASXH

của Nhà nƣớc nhƣ: Bảo trợ xã hội, cứu trợ xã hội, ƣu đãi xã hội, chăm sóc xã hội, dịch vụ xã hội…; Đồng thời có nhiều chủ trƣơng, chính sách ƣu đãi trợ giúp đặc thù đối với ngƣời lao động làm việc trong các khu công nghiệp trên địa bàn huyện nên đã cải thiện một bƣớc về điều kiện sống, có cơ hội tự vƣơn lên tạo thu nhập đề phát triển; một số nhu cầu xã hội thiết yếu nhƣ nhà ở, nƣớc sinh hoạt, khám chữa bệnh, học tập… cơ bản đã đƣợc đáp ứng. Đầu tƣ cho các chính sách ASXH tiệm cận với tăng trƣởng kinh tế. Một số chính sách đi trƣớc hoặc thực hiện cao hơn so với quy định của Trung ƣơng nhƣ: hỗ trợ dạy và học nghề cho doanh nghiệp và ngƣời lao động; xây dựng nhà ở cho công nhân trong các khu công nghiệp.

Cùng với việc triển khai nghiêm túc, kịp thời các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, các chủ trƣơng, nghị quyết, chính sách của Tỉnh về lĩnh vực ASXH, các cấp ủy, chính quyền địa phƣơng huyện Quế Võ đã luôn quan tâm, coi trọng công tác sơ, tổng kết đánh giá việc thực hiện các chính sách ASXH , trên cơ sở đó xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho từng giai đoạn và hàng năm, đồng thời kiến nghị Đảng và Nhà nƣớc, UBND tỉnh điều chỉnh và ban hành các chủ trƣơng, chính sách ASXH phù hợp; hoạch định chủ trƣơng, chính sách ASXH của huyện một cách cụ thể, thiết thực và phù hợp.

2.2.4. Hướng dẫn, thực thi chính sách an sinh xã hội trong các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

2.2.4.1. Hướng dẫn, thực thi chính sách lao động và việc làm

- Thực hiện chính sách lao động

Trong vòng 6 năm trở lại đây số lao động làm việc trong các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Quế Võ không ngừng tăng lên, cụ thể:

Bảng 2.1. Số lao động làm việc trong các khu công nghiệp Quế Võ Năm TS lao động (ngƣời) Lao động nội tỉnh (ngƣời) Lao động ngoại tỉnh (ngƣời) Tỷ lệ lao động ngoại tỉnh/TS lao động (%) 2011 25.158 14.131 10.476 41,4 2012 32.326 15.900 16.423 50,7 2013 38.874 17.678 21.196 54,9 2014 40.053 14.655 24.398 60,8 2015 44.455 16.173 27.782 61,9 2016 46.423 16.797 29.226 65,0

(Nguồn: Phòng Quản lý Lao động – Ban quản lý các KCN Bắc Ninh)

Qua bảng tổng hợp nêu trên cho thấy trong vòng 5 năm trở lại đây số lao động ngoại tỉnh tăng dần qua các năm, song số lao động nội tỉnh đƣợc các doanh nghiệp tuyển dụng vào làm việc trong các khu công nghiệp Quế Võ lại tăng không tƣơng xứng với tỉ lệ lao động tăng hàng năm. Đây là vấn đề đặt ra cho chính quyền địa phƣơng, các chủ doanh nghiệp cần phải có chính sách ƣu tiên tuyển dụng lao động ngƣời địa phƣơng (nhất là địa phƣơng nơi ngƣời dân mất ruộng sản xuất nông nghiệp cho phát triển công nghiệp) vào làm việc để giải quyết kịp thời việc làm cho con em họ.

Bảng 2.2. Tỷ lệ lao động phân theo giới tính làm việc trong các KCN Quế Võ Năm TSLĐ Nam Nữ Tỷ lệ Nam/TSLĐ (%) Tỷ lệ Nữ/TSLĐ (%) 2011 25.158 10.349 14.809 43,2 56,8 2012 32.326 12.767 19.556 38,2 61,8 2013 38.874 14.226 24.648 37,3 62,7 2014 40.053 11.478 28.575 29,3 70,7 2015 44.455 11.517 32.938 27,7 72,3 2016 46.423 12.620 33.787 26,8 73,2

Qua bảng tổng hợp trên cho thấy trong vòng 5 năm trở lại đây số lao động nữ đƣợc tuyển dụng vào làm việc trong doanh nghiệp thuộc các khu công nghiệp Bắc Ninh ngày càng tăng (năm sau cao hơn năm trƣớc). Tỉ lệ lao động nữ làm việc trong các doanh nghiệp tăng cao đồng nghĩa tỉ lệ lao động nam đƣợc tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp ít.

Thực tế cho thấy hầu hết các doanh nghiệp (khoảng 90% các doanh nghiệp) đều đăng thông tin tuyển dụng lao động nữ. Đây cũng là vấn đề cần đƣợc quan tâm, bởi hiện có rất nhiều doanh nghiệp toàn là lao động nữ, lao động nam rất ít gây ra mất cân bằng giơi nghiêm trọng ngay trong các doanh nghiệp.

Với 186 dự án trong và ngoài nƣớc đầu tƣ vào các KCN trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an sinh xã hội trong các khu công nghiệp trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)