Đánh giá thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an sinh xã hội trong các khu công nghiệp trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 72)

2.3.1. Ưu điểm

- Đối với công tác hoạch định chính sách ASXH:

Trong những năm qua, huyện Quế Võ đã triển khai thực hiện tích cực, đồng bộ có kết quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, hệ thống các chính sách ASXH của Nhà nƣớc nhƣ: Bảo trợ xã hội, cứu trợ xã hội, ƣu đãi xã hội, chăm sóc xã hội, dịch vụ xã hội…; Đồng thời có nhiều chủ trƣơng, chính sách ƣu đãi trợ giúp đặc thù đối với ngƣời lao động làm việc trong các KCN trên địa bàn huyện nên đã cải thiện một bƣớc về điều kiện sống, có cơ hội tự vƣơn lên tạo thu nhập để phát triển; một số nhu cầu xã hội thiết yếu nhƣ nhà ở, nƣớc sinh hoạt, khám chữa bệnh, học tập… cơ bản đã đƣợc đáp ứng. Đầu tƣ cho các chính sách ASXH tiệm cận với tăng trƣởng kinh tế. Một số chính sách đi trƣớc hoặc thực hiện cao hơn so với quy định của Trung ƣơng nhƣ: hỗ trợ dạy và học nghề cho doanh nghiệp và ngƣời lao động; xây dựng nhà ở cho công nhân trong các khu công nghiệp.

- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với công tác quản lý nhà nước về ASXH trong các khu công nghiệp trên địa bàn huyện:

Có thể nói, những năm qua, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, quán triệt và vận dụng các chủ trƣơng, nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về ASXH để xây dựng và ban hành các nghị quyết, quyết định, quy định… khá toàn diện và cụ thể về thực hiện chính sách

ASXH, về thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để tạo hành lang pháp lý cho việc tổ chức thực hiện; từ đó, tiếp tục chỉ đạo chính quyền các cấp, các ban, ngành chức năng xây dựng kế hoạch, chƣơng trình hành động cụ thể, xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, thể hiện đầy đủ các nhiệm vụ và giải pháp trong lĩnh vực ASXH; cụ thể hóa lộ trình thực hiện từ nay đến năm 2020, phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo tính khả thi cao.

Những văn bản nêu trên của các cấp chính quyền trong tỉnh là cơ sở hết sức quan trọng để triển khai thực hiện các chính sách ASXH trên địa bàn tỉnh. Nhìn một cách tổng thể, các văn bản của chính quyền đã thể chế hóa, cụ thể hóa một cách khá kịp thời chủ trƣơng, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về thực hiện chính sách ASXH. Cùng với các văn bản hƣớng dẫn thực hiện chính sách ASXH cụ thể của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ƣơng, các nghị quyết, quyết định của Tỉnh ủy, UBND, HĐND tỉnh đã góp phần đƣa chủ trƣơng, đƣờng lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về ASXH nhanh chóng đi vào cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, trong đó có các KCN Quế Võ.

- Công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về lao động trong các KCN trên địa bàn huyện:

Công tác kiểm tra, thanh tra đƣợc thực hiện theo định kỳ hàng năm đối với các doanh nghiệp, có sự phối hợp trong thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra giữa Ban quản lý các Khu công nghiệp với Sở Lao động, Thƣơng binh và Xã hội, Liên đoàn lao động tỉnh, Bảo hiểm xã hội…đã tạo đƣợc sự thống nhất và hiệu quả trong công tác kiểm tra, thanh tra.

Thông qua công tác kiểm tra, thanh tra, nắm bắt việc thực hiện chính sách pháp luật về lao động của doanh nghiệp đối với ngƣời lao động nhƣ: xây dựng nội quy lao động, thang bảng lƣơng, thành lập tổ chức công đoàn, xây dựng thoả ƣớc lao động, việc ký kết hợp đồng lao động, thực hiện các chính sách về bảo hiểm đối với ngƣời lao động, trang bị bảo hộ lao động, chấp hành quy định về sử

dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, xây dựng môi trƣờng làm việc tốt cho ngƣời lao động.v.v. Đồng thời, đôn đốc, hỗ trợ hƣớng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về lao động; đồng thời phát hiện những hành vi cố ý vi phạm pháp luật, nghiêm khắc xử phạt. Với việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền và công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lao động trong thời gian qua, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đều thực hiện tốt chính sách, pháp luật về lao động tạo sự tin tƣởng và yên tâm làm việc cho ngƣời lao động, giảm thiểu tình trạng tranh chấp lao động và đình công, lãn công tại các khu công nghiệp.

- Công tác thực hiện các thủ tục hành chính về lao động:

Công tác cải cách thủ tục hành chính thƣờng xuyên đƣợc quan tâm. Thủ tục hành chính đƣợc rà soát, công khai và đơn giản hóa gọn, nhẹ hơn, đảm bảo thực hiện đúng thời gian và quy định, không gây phiền hà đối với đối tƣợng, cá nhân và doanh nghiệp.

Với việc thƣờng xuyên thực hiện cải cách hành chính, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp. Quá trình thực hiện các thủ tục hành chính nêu trên đã đƣợc Ban quản lý các khu công nghiệp xây dựng thành quy trình ISO theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và đƣợc công khai minh bạch trên website, tại bộ phận “một cửa”, trụ sở làm việc của Ban quản lý các khu công nghiệp. Một số quy trình thủ tục hành chính đƣợc Ban quản lý rút ngắn thời gian thụ lý so với quy định của pháp luật, đƣợc doanh nghiệp ghi nhận và đánh giá cao.

- Tổ chức, hướng dẫn việc thực hiện hệ thống các chính sách ASXH:

+ Đối với việc thực hiện các chế độ, chính sách về lao động trong các khu công nghiệp:

Hệ thống dịch vụ việc làm đƣợc phát triển, tạo môi trƣờng cho phát triển dịch vụ kết nối cung - cầu về lao động trên thị trƣờng. Ngoài trung tâm giới thiệu việc làm của Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, một số tổ chức nhƣ tỉnh Đoàn, hội Nông dân, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh đã thành lập

trung tâm hoạt động giới thiệu việc làm. Sàn giao dịch việc làm hoạt động có hiệu quả, trong đó quan tâm thực hiện các chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho ngƣời nghèo, lao động nữ, lao động bị mất việc làm. Trong 5 năm đã tƣ vấn cho 44.136 lao động, giới thiệu việc làm cho 16.400 lao động và đã có 14.160 lao động tìm đƣợc việc làm.

+Tổ chức, hướng dẫn thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp:

Đây là chính sách đƣợc triển khai thực hiện khá rộng rãi. Luật BHXH hiện hành với 3 loại hình bảo hiểm gồm BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp đã tạo cơ hội cho ngƣời lao động, đặc biệt là lao động trong các KCN trên địa bàn huyện tham gia BHXH.

Đối tƣợng tham gia BHXH tăng nhanh, năm 2010 có 14.657 ngƣời tham gia đạt 63% trên tổng số lao động phải tham gia BHXH bắt buộc (22.168) và chiểm tỷ lệ 11,1% tổng lực lƣợng lao động (182.170); năm 2016 là 33.262 ngƣời đạt 72,6% trên tổng số ngƣời lao động khu công nghiệp phải tham gia BHXH bắt buộc và chiếm 19,4% tổng lực lƣợng lao động. Tổng số tiền đóng bảo hiểm tăng từ 229.664 triệu đồng năm 2010 lên 495.664 triệu đồng năm 2016.

Dƣới sự lãnh đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Quế Võ, trong những năm qua, đối tƣợng tham gia BHYT bắt buộc và tự nguyện đã tăng nhanh. Hệ thống hạ tầng sơ sở y tế ngày càng hoàn thiện; chất lƣợng chăm sóc sức khỏe đƣợc cải thiện. Chính phủ quan tâm trong việc hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần mức đóng BHYT cho các nhóm đối tƣợng nhƣ ngƣời nghèo, cận nghèo, đối tƣợng chính sách ƣu đãi xã hội, trợ giúp xã hội, học sinh sinh viên, trẻ em dƣới 6 tuổi… Chính sách BHYT đã góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo và công bằng xã hội, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân.

Nguồn thu từ BHYT tăng nhanh do mở rộng đối tƣợng tham gia BHYT và do có sự điều chỉnh tăng lƣơng của Nhà nƣớc. Số thu BHYT năm 2010 là 143.239 triệu đồng và năm 2016 tổng số thu đạt là 466.708 triệu đồng. Ngay sau

khi có văn bản hƣớng dẫn của Chính phủ thi hành một số điều luật BHXH về bảo hiểm thất nghiệp. Năm 2012 có 20.820 ngƣời tham gia bảo hiểm thất nghiệp với tổng số tiền là 19.602 triệu đồng, đạt tỷ lệ 75% trên tổng số ngƣời đủ điều kiện tham gia BHTN (26.894); năm 2016 tăng lên 42.761 ngƣời, đạt 93% trên tổng số ngƣời đủ điều kiện tham gia BHTN với tổng số tiến là 131.879 triệu đồng.

+ Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia giải quyết việc làm:

Việc thực hiện chƣơng trình mục tiêu Quốc gia giải quyết việc làm, đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế, đặc biệt trong ngành công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn - thành thị. Trong kỳ giải quyết việc làm cho 136.870 lao động. Bình quân 22.811 lao động/năm, tăng bình quân 7,4% /năm. Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 4% năm 2012 xuống còn 3,28% năm 2015; cơ cấu lao động chuyển dịch theo hƣớng tích cực, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm từ 63.3% xuống còn 40,64%, công nghiệp - xây dựng tăng từ 22,3% lên 34,33%, dịch vụ tăng từ 14,4% lên 25,04%.

Công tác đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo nghề cho các nhóm lao động dễ bị tổn thƣơng có việc làm ngày càng đƣợc chú trọng. Hệ thống dịch vụ việc làm đƣợc phát triển, tạo môi trƣờng cho phát triển dịch vụ kết nối cung - cầu về lao động trên thị trƣờng. Ngoài trung tâm giới thiệu việc làm của Sở Lao động - Thƣơng bình và xã hội, một số tổ chức nhƣ tỉnh đoàn, hội nông dân, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh đã thành lập trung tâm hoạt động giới thiệu việc làm. Sàn giao dịch việc làm hoạt động có hiệu quả, trong đó quan tâm thực hiện các chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho ngƣời nghèo, lao động nữ, lao động bị mất việc làm. Trong 5 năm đã tƣ vấn cho 44.136 lao động, giới thiệu việc làm cho 16.400 lao động và đã có 14.160 lao động tìm đƣợc việc làm.

+ Hệ thống dịch vụ xã hội:

Về y tế: Song song với phát triển dịch vụ khám chữa bệnh, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng, hoặc ngay tại doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đối với ngƣời lao động ngày càng phát triển dƣới nhiều hình thức nhƣ

ngành y tế đã thành lập các tổ, đội y tế lƣu động đi khám, chữa bệnh, tƣ vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản, thực hiện các hoạt động phòng bệnh theo định kỳ tại các doanh nghiệp để khám và cấp thuốc cho công nhân.

Về điện sinh hoạt: Hệ thống cung cấp điện sinh hoạt đƣợc đầu tƣ nâng cao hiệu quả và thuận tiện đáp ứng nhu cầu của ngƣời lao động, do đó số ngƣời sử dụng điện sinh hoạt đạt 100%.

Về nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng: Hệ thống cung cấp nƣớc sinh hoạt tại các khu công nghiệp và vùng phụ cận phục vụ cho ngƣời lao động, nhất là tại nông thôn đƣợc cải thiện thông qua các chƣơng trình nƣớc sạch quốc gia, chƣơng trình nƣớc sạch của UNICEF hỗ trợ…

Về tƣ vấn trợ giúp pháp lý: Chính sách tƣ vấn và hỗ trợ pháp lý cho ngƣời lao động đã tăng cƣờng tiếp cận thông tin và thực hiện quyền tiếp cận tới các dịch vụ của Nhà nƣớc.

2.3.2. Hạn chế

2.3.2.1. Một số hạn chế về tư duy quản lý

Cán bộ chủ chốt cấp huyện là những ngƣời đứng đầu các tổ chức chính trị, xã hội, các phòng, ban của huyện; là những ngƣời lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc. Hoạt động lãnh đạo, quản lý của họ là định hƣớng, hƣớng dẫn cho cấp xã, cấp cơ sở cũng nhƣ các phòng, ban chuyên môn về các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị...; đồng thời chỉ đạo việc triển khai kịp thời, có hiệu quả các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc đến tận cơ sở, đến mỗi ngƣời dân trong phạm vi huyện.

Thực tiễn cho thấy, phần lớn đội ngũ cán bộ chủ chốt của huyện Quế Võ hiện nay có năng lực tƣ duy chính trị, có thế mạnh về kinh nghiệm chỉ đạo thực tiễn. Đa số họ là những ngƣời có quá trình lăn lộn và trƣởng thành từ hoạt động thực tiễn tại địa phƣơng và do vậy, ở họ luôn có những năng lực nhất định trong việc vận dụng đƣờng lối đổi mới của Đảng vào xây dựng các chủ trƣơng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội cụ thể trên địa bàn.

Tuy nhiên, năng lực tƣ duy lý luận, tƣ duy quản lý các lĩnh vực đời sống xã hội, lãnh đạo thực hiện chính sách ASXH trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng và môi trƣờng hội nhập quốc tế của đội ngũ cán bộ từ cấp huyện tới cơ sở còn hạn chế; Năng lực, trách nhiệm của một số cấp ủy, nhất là cấp cơ sở hạn chế; sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền có lúc, có nơi chƣa hiệu quả… chính vì vậy đào tạo và xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ mới, có trình độ đủ đáp ứng yêu cầu để lãnh đạo phát triển toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng nhƣ lãnh đạo thực hiện chính sách ASXH là một trong những nội dung đặt ra cho các cấp chính quyền của huyện Quế Võ trong giai đoạn hiện nay.

Những năm tới, cơ hội đối với tỉnh Bắc Ninh nói chung và huyện Quế Võ nói riêng là rất lớn, nhƣng thách thức, khó khăn cũng không nhỏ, nhận thức đúng và đầy đủ thời cơ cũng nhƣ những thách thức đặt ra trong giai đoạn hiện nay, đồng thời xác định đƣợc trách nhiệm, phƣơng hƣớng và giải pháp đúng đắn trong chỉ đạo, quản lý sẽ góp phần quan trọng quyết định hiệu quả quản lý các lĩnh vực đời sống xã hội nói chung và lãnh đạo thực hiện chính sách ASXH của đội ngũ cán bộ chủ chốt của huyện Quế Võ giai đoạn từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo, đƣa Quế Võ phát triển nhanh, bền vững.

2.3.2.1. Hạn chế về xây dựng, ban hành và thực thi văn bản pháp luật quản lý nhà nước về an sinh xã hội

+ Công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật:

Một số ban, ngành chƣa chủ động đề xuất hoặc điều chỉnh chƣơng trình xây dựng VBQPPL của tỉnh, còn đƣa vào chƣơng trình những văn bản chƣa thực sự cần thiết. Trong việc thực hiện quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL còn có đơn vị chƣa tổ chức đƣợc việc khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội, tổ chức lấy ý kiến nhƣng đối tƣợng lấy ý kiến hẹp, chất lƣợng lấy ý kiến không cao. Việc thực hiện thẩm định ở cấp huyện, ý kiến đóng góp của công chức tƣ pháp - hộ tịch ở cấp xã còn hạn chế. Chất lƣợng ban hành VBQPPL của cấp xã chƣa cao, chƣa đảm bảo yêu cầu về thể thức, nội dung, kỹ thuật trình bày văn bản.

+ Công tác rà soát, kiểm tra và xử lý VBQPPL:

Một số phòng, ban chƣa chủ động tham mƣu cho UBND huyện tự kiểm tra các VBQPPL do UBND huyện ban hành và rà soát các VBQPPL do HĐND, UBND huyện ban hành liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về ASXH mà chỉ thực hiện khi Sở/Phòng Tƣ pháp đề nghị phối hợp nên chất lƣợng rà soát chƣa cao. Công tác kiểm tra theo thẩm quyền của cấp huyện đối với VBQPPL của cấp xã còn chƣa có chiều sâu (chủ yếu kiểm tra về thể thức và kỹ thuật trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an sinh xã hội trong các khu công nghiệp trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)