Một số bài học kinh nghiệm rút ra đối với công tác quản lý nhà nƣớc về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an sinh xã hội trong các khu công nghiệp trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 41 - 45)

nƣớc về ASXH trong các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Quế Võ

Thứ nhất, quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực thi đồng bộ, hiệu quả các chính

sách đảm bảo ASXH.

Để hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý nhà nƣớc về ASXH đối với các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh cần phải phát huy vai trò tập thể lãnh đạo, đề vao vai trò, chịu trách nhiệm của cá nhân trong bộ máy quản lý nhà nƣớc. Quá trình thực thi chính sách ASXH phải đảm bảo vai trò chủ đạo, thống nhất quản lý của Nhà nƣớc và các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn huyện. Nhà nƣớc, chính quyền các cấp giữ vai trò quan trọng trong việc hoạch định chính sách. Quá trình hoạch định cần phải đƣa ra những biện pháp dựa trên những luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tế sao cho phù hợp với tình hình thực tế tại các khu công nghiệp trên địa bàn.

Trong hoạt động quản lý, cần xác định đúng vai trò của Nhà nƣớc, các cấp, các ngành trong việc cung cấp các điều kiện và đảm bảo thực thi chính sách

ASXH. Tuy nhiên, không nên tuyệt đối hóa vai trò của bộ máy quản lý nhà nƣớc mà cần phải huy động, phát huy sức mạnh của các đoàn thể xã hội và ngƣời lao động, ngƣời dân trong quá trình kiểm tra, giám sát quá trình quản lý việc thực thi chính sách ASXH trên địa bàn.

Thứ hai, xây dựng, ban hành các quy định đặc thù trong công tác quản lý

nhà nƣớc về ASXH đối với các khu công nghiệp trên địa bàn huyện.

Từ các mục tiêu và nhiệm vụ đảm bảo ASXH trong từng giai đoạn, huyện nên xây dựng những quy định, các đề án, các chƣơng trình phù hợp với điều kiện, tiềm lực của địa phƣơng mình. Trên thực tế thành công của thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng cho thấy, huyện cần đẩy nhanh việc xây dựng và hoàn thiện các quy định về ASXH hơn nữa. Đây là cơ sở pháp lý để việc đảm bảo ASXH phù hợp với điều kiện cụ thể hiện nay phù hợp với quá trình phát triển kinh tế thị trƣờng, định hƣớng xã hội và quá trình phát triển kinh tế tri thức. Việc hoàn thiện các quy định về an sinh trên địa bàn còn là cơ sở quan trọng trong việc đảm bảo đầy đủ quyền và trách nhiệm của các chủ thể tham gia công tác quản lý, thực hiện chính sách ASXH, tạo sự gắn kết, liên thông giữa các chính sách ASXH với các chính sách kinh tế - xã hội khác.

Tuy nhiên, việc ban hành các quy định của huyện phải dựa trên cơ sở đồng thuận của các cấp ngành (phải có cơ sở tiềm lực để thực thi), đặc biệt là sự đồng thuận của ngƣời dân. Những quy định đƣợc ban hành phải đƣợc thẩm định, có thể triển khai mô hình, thí điểm ở một vài doanh nghiệp, một khu công nghiệp, sau đó đúc rút thành công, hạn chế rồi mới triển khai nhân rộng.

Thứ ba, huy động, phân bố và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt đẩy

mạnh khuyến khích khu vực tƣ nhân tham gia đóng góp trong việc đảm bảo ASXH trên địa bàn.

Hệ thống ASXH không thể tự vận hành và phát triển nếu nhƣ không có bàn tay của Nhà nƣớc, không có định hƣớng ngay từ đầu trong việc phát triển nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Mặt trái của kinh tế thị trƣờng làm cho Nhà nƣớc phải điều chỉnh lại hệ thống ASXH và phúc

lợi xã hội để đảm bảo sự ổn định xã hội và chính trị. Nhà nƣớc không chỉ tạo ra cơ chế, môi trƣờng thuận lợi cho việc phát triển hệ thống ASXH mà còn cung cấp nguồn lực cho việc thực hiện các dịch vụ về ASXH.

Trong quá trình quy hoạch, phát triển các KCN tất yếu kéo theo việc thu hồi đất của nông dân giao cho doanh nghiệp đầu tƣ sản xuất kinh doanh, nên các doanh nghiệp phải nhận thức rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình khi ngƣời dân đã giao tƣ liệu sản xuất cho mình. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải chia sẻ thông qua đóng góp, hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp vào ASXH để cùng với chính quyền địa phƣơng thực hiện tốt ASXH cho cƣ dân. Doanh nghiệp phải có trách nhiệm đối với lao động trong việc hỗ trợ tai nạn, BHYT,…

Kinh nghiệm từ thành công của các địa phƣơng cho thấy, việc phát huy và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đóng vai trò vô cùng quan trọng, tạo ra sức mạnh tổng hợp cho sự phát triển, trong đó yếu tố nội lực đóng vai trò quyết định trực tiếp, nguồn lực bên ngoài giữ vai trò quan trọng. Nguồn lực để đảm bảo ASXH đa dạng có từ nhiều nguồn khác nhau, nó bao gồm chủ trƣơng, chính sách, nhân lực, nguồn vốn, khoa học công nghệ hiện đại,… Việc phát huy nội lực đặt ra hàng loạt các vấn đề về quy hoạch, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, trƣớc hết là phát huy nguồn lực con ngƣời, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, đi đôi với việc sử dụng các nguồn lực nhà nƣớc. Tuy nhiên, phải đảm bảo minh bạch, hiệu quả trong công tác quản lý, tránh thất thoát, lãng phí, tiêu cực làm mất niềm tin của ngƣời lao động và nhân dân.

Trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập sâu rộng nền kinh tế thế giới, địa phƣơng phải đẩy mạnh chính sách quy hoạch, mở rộng thị trƣờng, đào tạo, bồi dƣỡng và nâng cao chất lƣợng tay nghề cho ngƣời lao động để thu hút các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài. Ngoài ra, địa phƣơng phải tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng, phát triển và ứng dụng công nghệ hiện đại trong việc triển khai, thực thi chính sách ASXH: nhập khẩu hệ thông phần mềm quản lý các dự án ASXH trong cả nƣớc; tin học hóa trong công tác quản lý và quá trình thực thi chính sách ASXH.

Thứ tư, bài học về gắn kết và tạo nên mối quan hệ hài hòa giữa tăng trƣởng kinh tế với việc đảm bảo ASXH trong công tác quản lý nhà nƣớc về ASXH trong các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Quế Võ.

Đối với Quế Võ, việc đẩy mạnh tăng trƣởng kinh tế là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân. Việc gắn tăng trƣởng kinh tế với ổn định xã hội đảm bảo cho ngƣời dân trong công tác quản lý nhà nƣớc về ASXH đƣợc nhiều địa phƣơng lựa chọn, trong đó, coi trọng sự kết hợp giữa “nguyên tắc cạnh tranh thị trƣờng” với “nguyên tắc công bằng xã hội” thông qua thiết kế mạng lƣới đảm bảo ASXH. Chính sách ASXH đƣợc coi nhƣ một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế thị trƣờng hiện nay trên thế giới. Có thể nói, việc hình thành và triển khai hợp lý hệ thống ASXH cho ngƣời dân, nhất là tầng lớp yếu thế trong xã hội sẽ tạo ra sự hài hòa trong quá trình phát triển kinh tế với phát triển xã hội.

Quế Võ đang trong quá trình hội nhập và phát triển, để tránh rơi vào những mặt trái của việc tăng trƣởng đơn thuần nhƣ một số đại phƣơng vấp phải, Quế Võ phải xây dựng mô hình hài hòa giữa phát triển kinh tế với đảm bảo ASXH cho ngƣời dân trên địa bàn, phải coi tăng trƣởng kinh tế là cơ cở, là nền tảng và mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế nhằm xây dựng thành công mục tiêu chung của địa phƣơng.

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Nội dung chƣơng 1 đã khái quát các khái niệm cơ bản liên quan đến ASXH nhƣ khái niệm về ASXH, khái niệm quản lý nhà nƣớc, quản lý nhà nƣớc về ASXH. Ngoài ra, trong Chƣơng này cũng trình bày về sự cần thiết, vai trò của quản lý nhà nƣớc về ASXH, chủ thể, nguyên tắc và nội dung quản lý nhà nƣớc về ASXH.

Việc nghiên cứu những vấn đề cơ sở lý luận ở Chƣơng 1 đặt nền tảng khung lý luận vững chắc để nghiên cứu Chƣơng 2 và Chƣơng 3 của Luận văn.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN SINH XÃ HỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an sinh xã hội trong các khu công nghiệp trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)