Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách an sinh xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an sinh xã hội trong các khu công nghiệp trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 97)

3.2. Những giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về an sinh xã hộ

3.2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách an sinh xã hộ

hội trong các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Quế Võ

3.2.2.1. Tập trung công tác đào tạo, hỗ trợ tuyển dụng lao động làm việc trong các khu công nghiệp trên địa bàn huyện

UBND huyện phối hợp với Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh, Ban quản lý các khu công nghiệp, tham mƣu UBND tỉnh ban hành kế hoạch dạy nghề, giới thiệu việc làm cho lao động tới các doanh nghiệp sau quá

trình đào tạo, mở sàn giao dịch việc làm… để đáp ứng cung – cầu lao động cho các doanh nghiệp tại các KCN trên địa bàn huyện. Phối hợp với các Trung tâm dịch vụ việc làm mở các lớp đào tạo nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, đào tạo kỹ năng mềm cho lao động có nhu cầu làm việc tại KCN, đảm bảo nguồn nhân lực đủ về số lƣợng và chất lƣợng.

Đầu tƣ nâng cao chất lƣợng các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói chung, huyện Quế Võ nói riêng, tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tƣ thành lập và xây dựng các trƣờng cao đẳng, đại học, dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Hoàn thiện chính sách thu hút lao động là ngƣời địa phƣơng về làm việc tại các doanh nghiệp trong các KCN trên địa bàn huyện Quế Võ khi tốt nghiệp các trƣờng cao đẳng, đại học.

3.2.2.2. Thực hiện chính sách nhà ở cho người lao động, nhất là lao động người nước ngoài, lao động ngoại tỉnh đến cư trú

Nhà nƣớc, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 66/2009/QĐ- TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho công nhân tại các KCN, Quyết định số 67/2009/QĐ- TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tƣớng chính phủ về một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho ngƣời có thu nhập thấp tại khu vực đô thị. Việc triển khai xây dựng nhà ở đáp ứng nhu cầu cho ngƣời lao động đƣợc Trung ƣơng, tỉnh và huyện quan tâm, hỗ trợ tối đa. Việc xây dựng nhà ở công nhân tập trung góp phần phát huy hiệu quả tiết kiệm đƣợc tài nguyên và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đảm bảo không gian quy hoạch, kiến trúc cảnh quan và an ninh, giúp ngƣời lao động quen dần với lối sống hiện đại. Các dịch vụ đi kèm đƣợc tổ chức quy mô chuyên nghiệp, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sinh hoạt, vui chơi, giải trí của công nhân. Đồng thời phát huy vai trò quản lý của Nhà nƣớc, qua đó kịp thời theo dõi, thu thập thông tin, đề xuất cơ chế chính xác, kịp thời.

Nhà ở cho công nhân nhất là công nhân trong các khu công nghiệp ngoài yếu tố thị trƣờng cần kết hợp nhiều yếu tố khác. Trong đó vấn đề xã hội đảm bảo

quyền lợi cho ngƣời lao động phải đƣợc đồng thời quan tâm giải quyết theo các hƣớng sau:

Một là, khi quy hoạch xây dựng KCN đồng thời quy hoạch khu chung cƣ

dịch vụ tƣơng ứng. Hình thức đầu tƣ khuyến khích các thành phần tham ra, do hiệu quả đầu tƣ dự án xây nhà cho công nhân rất thấp do vậy, trƣớc mắt cần sử dụng một phần ngân sách nhà nƣớc đặt hàng các doanh nghiệp xây nhà cho công nhân thuê theo quy đinh của tỉnh.

Hai là, khuyến khích các hộ cá thể lân cận KCN dành quỹ đất của gia đình

xây nhà cho công nhân thuê theo quy hoạch, mẫu đảm bảo tiêu chuẩn của tỉnh quy định đảm bảo hài hoà lợi ích, các hộ cho thuê tăng thu nhập và ngƣời lao động thuê nhà với giá hợp lý.

Ba là, tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí cho xây dựng kết cấu hạ tầng tại các

khu vực xây dựng nhà ở cho công nhân làm giảm giá nhà cho thuê của công nhân đối với chủ đầu tƣ.

Bốn là, cần có chính sách ƣu đãi về đất đai, ƣu đãi về tài chính đối với các

dự án phát triển nhà ở cho ngƣời lao động trong KCN.

3.2.2.3. Xây dựng môi trường làm việc tốt cho người lao động

Hƣớng dẫn các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các quy định về tiêu chuẩn môi trƣờng làm việc tạo môi trƣờng làm việc có sự hạn chế tối đa các yếu tố ảnh hƣởng đến sức khoẻ ngƣời lao động. Thƣờng xuyên kiểm tra việc thực hiện quy định này của doanh nghiệp. Đồng thời, đôn đốc thành lập tổ chức Công đoàn, xây dựng thoả ƣớc lao động, xây dựng mối quan hệ hài hoà giữa ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động, tạo môi trƣờng làm việc thân thiện cho ngƣời lao động. Môi trƣờng làm việc tốt là cơ sở để ngƣời lao động yên tâm làm việc, giảm sự biến động lao động do sự chuyển dịch lao động giữa các doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp.

Cùng với việc xây dựng nhà ở cho ngƣời lao động, cần có giải pháp tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tƣ xây dựng các công trình phúc lợi xã hội phục vụ ngƣời lao động.

3.2.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các chính sách, văn bản pháp luật về an sinh xã hội

Trên thực tế, việc thực hiện các chính sách ASXH trong các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Quế Võ chƣa thực sự thu hút đƣợc sự tham gia tích cực của ngƣời lao động; sự tham gia, phản hồi ý kiến đóng góp vào công tác quản lý ASXH của ngƣời lao động còn hạn chế. Vì vậy, công tác tuyên truyền, vận động nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và ngƣời lao động là rất cần thiết.

Để công tác tuyên truyền, hƣớng dẫn thực hiện chính sách, văn bản pháp luật đạt hiệu quả, tạo sự đồng thuận cao, cần tập trung ở một số biện pháp cụ thể sau:

Thứ nhất, huyện Quế Võ cần đầy mạnh công tác truyên truyền, vận động

ngừoi lao động trong các KCN và quần chúng nhân dân về vai trò và sự cần thiết của quản lý nhà nƣớc về ASXH, đảm bảo an sinh cho ngƣời dân trong bối cảnh tác động của mặt trái kinh tế thị trƣờng. Những biện pháp phải chứa đựng những giá trị nhân đạo, nhân văn của dân tộc: Truyền thống “Lá lành đùm lá rách”, “thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân”,… Việc truyên truyền vân động cho các tầng lớp nhân dân đôi lúc còn dập khuôn, máy móc, chƣa sáng tạo và phù hợp với điều kiện cụ thể với từng đối tƣợng và từng địa bàn khác nhau.

Việc tuyên truyền, vận động trong việc huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tuyên truyền về “tự an sinh” của đối tƣợng đƣợc hƣởng thụ; Công tác tuyên truyền trong thời gian tới cần tập trung vào: Tuyên truyền việc thực hiện các chỉ tiêu đặt ra trong lĩnh vực ASXH đƣợc nêu lên trong Phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Quế Võ lần thứ XVII; tuyên truyền về vai trò, trách nhiệm và tinh thần “trách nhiệm với cộng đồng” của các doanh nghiệp trên địa bàn; tuyên truyền về các chế độ chính sách, các luật và pháp lệnh liên quan đến ASXH nhƣ Luật Bảo hiểm, An toàn vệ sinh lao động; Vinh danh và khen thƣởng kịp thời những tấm gƣơng tích cực, điển hình của cá nhân, tập thể trong việc tham gia, đóng góp vào hoạt động quản lý, kiểm tra giám sát, đảm bảo ASXH cho ngƣời lao động và ngƣời dân.

Việc tuyên truyền phải diễn ra liên tục, thƣờng xuyên với nhiều cách thức, phƣơng tiện khác nhau ở một số khung giờ, với thời lƣợng khác nhau, phù hợp với giờ giấc sinh hoạt và làm việc của công nhân, ngƣời lao động:

- Tuyên truyền thông qua các kênh truyền thông, báo, đài Trung ƣơng, tỉnh, huyện, xã.

- Cần chủ động gửi các tài liệu hƣớng dẫn, tài liệu tuyên truyền về công tác đảm bảo an sinh xã hội đến từng doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, nhà ở của công nhân. Những tài liệu đó phải đƣợc trình bày một cách dễ hiểu, dễ tiếp cận, gần gũi và có minh họa rõ ràng.

- Cần mở nhiều lớp tập huấn, lớp bồi dƣỡng, các buổi tọa đàm nhằm quán triệt và tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực thi chính sách ASXH cho doanh nghiệp và ngƣời lao động tại các KCN đóng trên địa bàn.

Thứ hai, công tác tuyên truyền đối với công tác quản lý nhà nƣớc về ASXH

phải gắn với tuyên truyền, vận động về thực thi và xử lý pháp luật nghiêm minh đối với các cá nhân, doanh nghiệp vi phạm chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng về quản lý, đảm bảo ASXH hoặc cố tình sai phạm, không chịu trách nhiệm xã hội theo quy định:

- Tuyên truyền, vận động các tổ chức chính trị - xã hội, các cấp chính quyền cơ sở về nội dung pháp luật và pháp lệnh về ASXH. Từ đó, làm cho pháp luật, pháp lệnh nhanh chóng đi sâu vào nhận thức của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân để học tập và triển khai theo đúng quy định.

- Quá trình thực thi công tác quản lý nhà nƣớc về ASXH phải kiên quyết, triệt để xử lí nghiêm minh các hành vi sai trái, vi phạm pháp luật về ASXH trên địa bàn huyện.

Giải pháp này để tiến hành tốt phải huy động đƣợc sức mạnh tổng lực của cộng đồng, mỗi ngƣời dân và toàn bộ hệ thống chính trị, đòi hỏi huyện Quế Võ cần xây dựng và từng bƣớc hoàn thiện những chƣơng trình cụ thể, bài bản khoa học cho đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ làm công tác tuyên truyền.

Thứ ba, hình thành, phát hiện và nhân rộng những mô hình ASXH và những cá nhân, tập thể có đóng góp tích cực trong công tác quản lý và thực thi chính sách ASXH trên địa bàn huyện.

Trong thời gian tới, huyện Quế Võ cần tập trung triển khai vấn đề này ở một số biện pháp cụ thể: Kịp thời tổng kết, đánh giá những mô hình có hiệu quả trong quá trình thực thi các chính sách ASXH; việc triển khai phải bắt đầu từ đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực chính sách xã hội. Việc nhân rộng những điển hình, tích cực không phải là cách làm mới. Vì thế, huyện Quế Võ cần nghiên cứu các hình thức khen thƣởng sao cho hợp lý và hiệu quả nhất.

3.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra

Công tác kiểm tra, thanh tra cần có sự phối, kết hợp giữa các cơ quan, ngành chức năng có liên quan tránh chồng chéo gây phiền hà và ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Cùng với công tác kiểm tra, thanh tra tổ chức hƣớng dẫn doanh nghiệp về chính sách pháp luật, hoàn thiện các thủ tục theo quy định của pháp luật trong việc thực hiện các chính sách về lao động của doanh nghiệp. Thông qua kiểm tra, thanh tra tổng hợp đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về lao động; có nhân điển hình tiên tiến qua khen thƣởng, có xử phạt làm biện pháp dăn đe.

Để thực hiện mục tiêu phát triển các KCN Bắc Ninh theo hƣớng nhanh, ổn định và bền vững; thời gian tới cần phải tăng cƣờng hơn nữa công tác kiểm tra, thanh tra các hoạt động trong KCN với một số kiến nghị chủ yếu sau:

- Phải có hƣớng dẫn về tổ chức, hoạt động của Thanh tra Ban quản lý các KCN làm cơ sở pháp lý để Thanh tra Ban quản lý hoạt động đầy đủ chức năng, nhiệm vụ một cách độc lập, có chế tài xử lý nghiêm các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

- Cùng với việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc theo uỷ quyền của các Bộ, ngành chức năng, UBND tỉnh là các chế tài xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra Ban quản lý nhằm nâng cao hiệu lực thi hành.

- Cần có sự chỉ đạo thống nhất và tạo lập cơ chế phối hợp giữa các ngành, UBND các huyện với Ban quản lý các KCN, trong đó phân công đầu mối rõ ràng ngay từ khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, thanh tra tránh trùng lặp, theo dõi và cập nhật kịp thời kết quả xử lý sau kiểm tra, thanh tra.

- Công tác thanh tra đƣợc thực hiện trên cơ sở kết quả công tác kiểm tra, giám sát. Qua công tác kiểm tra, giám sát tiến hành phân loại đối tƣợng để tiến hành thanh tra theo nội dung cụ thể hoặc thanh tra toàn diện đối với doanh nghiệp KCN. Do vậy, phải nghiêm túc thực hiện các quy định về quy trình, thời gian, nội dung thanh tra theo đúng quy định pháp luật.

3.2.5. Từng bước xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ công chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an sinh xã hội

3.2.5.1. Nâng cao năng lực tư duy lý luận trong lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt của huyện đối với quản lý nhà nước về an sinh xã hội

Hoạt động lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện là định hƣớng, hƣớng dẫn cho cấp xã, cấp cơ sở cũng nhƣ các phòng, ban chuyên môn về các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị...; đồng thời chỉ đạo việc triển khai kịp thời, có hiệu quả các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc đến tận cơ sở, đến mỗi ngƣời dân trong phạm vi huyện.

Hoạt động lãnh đạo, quản lý của ngƣời cán bộ chủ chốt cấp huyện phải định ra đƣợc những quyết định đúng đắn, thể hiện ý chí của ngƣời cán bộ chủ chốt, phản ánh đƣợc sự liên kết giữa các ngành, các lĩnh vực thành một tổng thể các quan hệ ở tầm khái quát cao. Do vậy, ngƣời cán bộ chủ chốt cấp huyện, một mặt, phải nắm chắc đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của cấp trên; mặt khác, phải am hiểu thực tế, tình hình địa phƣơng, nắm đƣợc cái chung, cái riêng, cái đặc thù ở địa bàn, lĩnh vực mình phụ trách để qua đó, triển khai, vận dụng một cách đúng đắn và phù hợp quan điểm chỉ đạo của cấp trên vào thực tiễn địa phƣơng, vào lĩnh vực mình trực tiếp lãnh đạo và quản lý.

Rõ ràng, để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, ngƣời cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện nhất thiết phải có năng lực tƣ duy lý luận. Và, để có năng lực tƣ duy lý luận thì đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện phải thƣờng xuyên nâng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt, cả khoa học và thực tiễn, đặc biệt là phải có sự hiểu biết sâu sắc về lý luận Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng.

Thực tiễn cho thấy, phần lớn đội ngũ cán bộ chủ chốt của huyện Quế Võ hiện nay có năng lực tƣ duy chính trị nhạy bén. Chính sự nhạy cảm chính trị đã góp phần tạo nên năng lực định hƣớng chính trị trong hoạt động nhận thức và tổ chức thực tiễn của họ ở địa phƣơng. Cùng với đó, họ còn là những ngƣời có thế mạnh về kinh nghiệm chỉ đạo thực tiễn. Đa số cán bộ chủ chốt của huyện là những ngƣời có quá trình lăn lộn và trƣởng thành từ hoạt động thực tiễn tại địa phƣơng và do vậy, ở họ luôn có những năng lực nhất định trong việc vận dụng đƣờng lối đổi mới của Đảng vào xây dựng các chủ trƣơng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội cụ thể trên địa bàn của mình.

Nâng cao năng lực tƣ duy lý luận cho đội ngũ cán bộ chủ chốt làm công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với quản lý nhà nƣớc về ASXH trên địa bàn huyện Quế Võ hiện nay là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài và mang ý nghĩa chiến lƣợc trong công tác cán bộ của huyện. Theo đó, cần quán triệt một số nguyên tắc cơ bản nhƣ sau:

Thứ nhất, nâng cao năng lực tƣ duy lý luận phải xuất phát từ thực tiễn, phải gắn

với quá trình tổng kết thực tiễn trên địa bàn ngƣời cán bộ chủ chốt phụ trách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an sinh xã hội trong các khu công nghiệp trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 97)