3.2. Những giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về an sinh xã hộ
3.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra
Công tác kiểm tra, thanh tra cần có sự phối, kết hợp giữa các cơ quan, ngành chức năng có liên quan tránh chồng chéo gây phiền hà và ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Cùng với công tác kiểm tra, thanh tra tổ chức hƣớng dẫn doanh nghiệp về chính sách pháp luật, hoàn thiện các thủ tục theo quy định của pháp luật trong việc thực hiện các chính sách về lao động của doanh nghiệp. Thông qua kiểm tra, thanh tra tổng hợp đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về lao động; có nhân điển hình tiên tiến qua khen thƣởng, có xử phạt làm biện pháp dăn đe.
Để thực hiện mục tiêu phát triển các KCN Bắc Ninh theo hƣớng nhanh, ổn định và bền vững; thời gian tới cần phải tăng cƣờng hơn nữa công tác kiểm tra, thanh tra các hoạt động trong KCN với một số kiến nghị chủ yếu sau:
- Phải có hƣớng dẫn về tổ chức, hoạt động của Thanh tra Ban quản lý các KCN làm cơ sở pháp lý để Thanh tra Ban quản lý hoạt động đầy đủ chức năng, nhiệm vụ một cách độc lập, có chế tài xử lý nghiêm các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
- Cùng với việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc theo uỷ quyền của các Bộ, ngành chức năng, UBND tỉnh là các chế tài xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra Ban quản lý nhằm nâng cao hiệu lực thi hành.
- Cần có sự chỉ đạo thống nhất và tạo lập cơ chế phối hợp giữa các ngành, UBND các huyện với Ban quản lý các KCN, trong đó phân công đầu mối rõ ràng ngay từ khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, thanh tra tránh trùng lặp, theo dõi và cập nhật kịp thời kết quả xử lý sau kiểm tra, thanh tra.
- Công tác thanh tra đƣợc thực hiện trên cơ sở kết quả công tác kiểm tra, giám sát. Qua công tác kiểm tra, giám sát tiến hành phân loại đối tƣợng để tiến hành thanh tra theo nội dung cụ thể hoặc thanh tra toàn diện đối với doanh nghiệp KCN. Do vậy, phải nghiêm túc thực hiện các quy định về quy trình, thời gian, nội dung thanh tra theo đúng quy định pháp luật.
3.2.5. Từng bước xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ công chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an sinh xã hội
3.2.5.1. Nâng cao năng lực tư duy lý luận trong lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt của huyện đối với quản lý nhà nước về an sinh xã hội
Hoạt động lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện là định hƣớng, hƣớng dẫn cho cấp xã, cấp cơ sở cũng nhƣ các phòng, ban chuyên môn về các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị...; đồng thời chỉ đạo việc triển khai kịp thời, có hiệu quả các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc đến tận cơ sở, đến mỗi ngƣời dân trong phạm vi huyện.
Hoạt động lãnh đạo, quản lý của ngƣời cán bộ chủ chốt cấp huyện phải định ra đƣợc những quyết định đúng đắn, thể hiện ý chí của ngƣời cán bộ chủ chốt, phản ánh đƣợc sự liên kết giữa các ngành, các lĩnh vực thành một tổng thể các quan hệ ở tầm khái quát cao. Do vậy, ngƣời cán bộ chủ chốt cấp huyện, một mặt, phải nắm chắc đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của cấp trên; mặt khác, phải am hiểu thực tế, tình hình địa phƣơng, nắm đƣợc cái chung, cái riêng, cái đặc thù ở địa bàn, lĩnh vực mình phụ trách để qua đó, triển khai, vận dụng một cách đúng đắn và phù hợp quan điểm chỉ đạo của cấp trên vào thực tiễn địa phƣơng, vào lĩnh vực mình trực tiếp lãnh đạo và quản lý.
Rõ ràng, để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, ngƣời cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện nhất thiết phải có năng lực tƣ duy lý luận. Và, để có năng lực tƣ duy lý luận thì đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện phải thƣờng xuyên nâng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt, cả khoa học và thực tiễn, đặc biệt là phải có sự hiểu biết sâu sắc về lý luận Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng.
Thực tiễn cho thấy, phần lớn đội ngũ cán bộ chủ chốt của huyện Quế Võ hiện nay có năng lực tƣ duy chính trị nhạy bén. Chính sự nhạy cảm chính trị đã góp phần tạo nên năng lực định hƣớng chính trị trong hoạt động nhận thức và tổ chức thực tiễn của họ ở địa phƣơng. Cùng với đó, họ còn là những ngƣời có thế mạnh về kinh nghiệm chỉ đạo thực tiễn. Đa số cán bộ chủ chốt của huyện là những ngƣời có quá trình lăn lộn và trƣởng thành từ hoạt động thực tiễn tại địa phƣơng và do vậy, ở họ luôn có những năng lực nhất định trong việc vận dụng đƣờng lối đổi mới của Đảng vào xây dựng các chủ trƣơng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội cụ thể trên địa bàn của mình.
Nâng cao năng lực tƣ duy lý luận cho đội ngũ cán bộ chủ chốt làm công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với quản lý nhà nƣớc về ASXH trên địa bàn huyện Quế Võ hiện nay là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài và mang ý nghĩa chiến lƣợc trong công tác cán bộ của huyện. Theo đó, cần quán triệt một số nguyên tắc cơ bản nhƣ sau:
Thứ nhất, nâng cao năng lực tƣ duy lý luận phải xuất phát từ thực tiễn, phải gắn
với quá trình tổng kết thực tiễn trên địa bàn ngƣời cán bộ chủ chốt phụ trách.
Thứ hai, nâng cao năng lực tƣ duy lý luận phải gắn với công tác đào đạo, bồi
dƣỡng và sử dụng cán bộ.
Thứ ba, nâng cao năng lực tƣ duy lý luận cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
huyện phải gắn với nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của họ và nâng cao trình độ dân trí cộng đồng.
Thứ tư, phải gắn việc nâng cao năng lực tƣ duy lý luận với việc giải quyết
nhiệm vụ chính trị là phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện mà ngƣời cán bộ chủ chốt trực tiếp phụ trách.
Thứ năm, nâng cao năng lực tƣ duy lý luận cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện phải gắn liền với việc trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng.
Trên cơ sở thực hiện những nguyên tắc cơ bản này, cần đồng thời thực hiện một số giải pháp chủ yếu nhằm từng bƣớc nâng cao năng lực tƣ duy lý luận cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện. Đó là:
- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo bƣớc chuyển biến tích cực về đời sống vật chất, văn hoá, trình độ dân trí cho cán bộ và nhân dân.
- Đặc biệt quan tâm đầu tƣ cho công tác giáo dục và đào tạo nhằm không ngừng nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận, khả năng nắm bắt, xử lý thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện; đồng thời, nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn cho họ.
- Cần thực hiện việc bố trí, sử dụng cán bộ dựa trên tiêu chuẩn về năng lực tƣ duy lý luận. Và muốn vậy, phải động viên, khuyến khích họ thƣờng xuyên trau dồi và rèn luyện phƣơng pháp tƣ duy biện chứng duy vật.
Năng lực tƣ duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện cần phải đƣợc trau dồi, rèn luyện thƣờng xuyên và phải thông qua hoạt động thực tiễn ở cơ sở để rèn luyện, biến tri thức và phƣơng pháp tƣ duy thành sức mạnh vật chất. Chỉ có nhƣ thế mới tạo ra cho họ thói quen tƣ duy khoa học, tính linh hoạt, nhạy cảm, chính xác trong suy nghĩ cũng nhƣ trong hành động. Do thực trạng tƣ duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện còn nhiều hạn chế, bất cập, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn đổi mới, nên việc nâng cao trình độ và năng lực tƣ duy lý luận cho đội ngũ cán bộ này đang là một yêu cầu khách quan, cấp bách và quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, phát triển con ngƣời trong giai đoạn hiện nay.
3.2.5.2. Giải pháp nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức
Trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về ASXH, Đảng và Nhà nƣớc luôn coi trọng việc tạo dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, coi đây là nguồn lực, là yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định tới thành công hay thất bại của mục tiêu quản lý, đảm bảo ASXH cho ngƣời dân. Để đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao về
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức công vụ trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về ASXH, huyện Quế Võ cần có chiến lƣợc với lộ trình rõ ràng nhằm từng bƣớc xây dựng, hình thành đội ngũ cán bộ quản lý lớn mạnh về số lƣợng, đa dạng về ngành nghề và có chuyên môn nghiệp vụ cao. Để làm đƣợc điều đó, huyện Quế Võ cần tập trung vào một số giải pháp cụ thể sau:
Một là, đề cao kỷ luật, kỷ cƣơng trong các hoạt động của các cơ quan nhà
nƣớc
Quán triệt Nghị quyết số 48-NQ/TW yêu cầu nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động thanh tra công chức, công vụ, đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; chấp hành nghiêm Luật phòng chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2012; bảo đảm mọi hành vi tham nhũng phải đƣợc phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh theo pháp luật, để thực hiện giải pháp này, Luật cán bộ, công chức năm 2008 đƣợc Quốc hội ban hành đã quy định về thanh tra công vụ, có nhiệm vụ thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức, thực hiện tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dƣỡng, điều động, luân chuyển, biệt phái, miễn nhiệm, đánh giá, thôi việc, nghỉ hƣu, khen thƣởng, xử lý kỷ luật công chức, đạo đức, văn hóa giao tiếp trong thi hành công vụ của công chức và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động công vụ.
Để góp phần phòng ngừa, ngăn chặn và kiềm chế tham nhũng trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về ASXH, chính quyền các cấp của huyện phải quán triệt việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức đơn vị, gắn với các biện pháp nâng cao trách nhiệm giải trình của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tiếp tục đẩy mạnh, tăng cƣờng công khai, minh bạch trong quản lý các lĩnh vực ASXH, nhất là quản lý ngân sách nhà nƣớc (bao gồm cả thu chi và phân bổ ngân sách), quản lý đất đai; việc tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động, quản lý cán bộ; quy định cụ thể hơn trong việc thực hiện minh bạch tài sản, thu nhập theo hƣớng từng bƣớc mở rộng diện kê khai, tăng cƣờng công khai bản kê khai tài sản, thu nhập và trách nhiệm giải trình về nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm và một số vấn đề khác.
Hai là, xây dựng chiến lƣợc trong việc xây dựng, đào tạo cán bộ lĩnh vực ASXH Nâng cao năng lực quản lý của huyện còn phải gắn liền với việc đổi mới phƣơng thức quản lý và điều hành vĩ mô đối với hệ thống ASXH. Coi trọng công tác xây dựng, thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch đảm bảo ASXH phù hợp với cơ chế thị trƣờng và định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
Chiến lƣợc xây dựng đội ngũ cán bộ phải căn cứ vào từng hoạt động của từng lĩnh vực ASXH tạo sự chuyên môn hóa trong từng công việc; xây dựng chiến lƣợc cán bộ cần thực hiện dƣới dạng xã hội hóa về chính sách; phải thƣờng xuyên tổng lết rút kinh nghiệm và trao đổi học tập kinh nghiệm với một số địa phƣơng trong công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ.
Ba là, huyện Quế Võ cần phối hợp, liên kết đào tạo nguồn nhân lực chất
lƣợng cao cho lĩnh vực quản lý ASXH với các trƣờng đại học, học viện có uy tín trên cả nƣớc.
Trong thời gian tới, Quế Võ cần mở rộng, liên kết đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao với các trƣờng đại học, học viện đúng chuyên ngành nhằm xây dựng nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu quản lý ASXH; thƣờng xuyên mở các lớp ngắn hạn, các lớp tập huấn, tọa đàm, hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa cá địa phƣơng trong và ngoài tỉnh để học tập kinh nghiệm (tham gia vào các hoạt động hội thảo về nâng cao chất lƣợng phục vụ của cán bộ, công chức; hội thảo về giải quyết việc làm nhằm đảm bảo ASXH; hội thảo về công tác xóa đói giảm nghèo,…). Đồng thời, cần chủ động cho đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực quản lý ASXH trong việc học trình độ thạc sĩ, tiến sĩ để nâng cao kiến thức, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ.
Bốn là, tạo bƣớc đột phá trong các chính sách mang tính đặc thù cho đội ngũ
cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý ASXH
Huyện phải có kế hoạch và lộ trình phù hợp trong việc xây dựng lực lƣợng cán bộ kế cận, cán bộ nguồn theo đúng quy trình, có kế hoạch đào tạo đội ngũ kế cận, cán bộ nguồn đáp ứng yêu cầu quá trình thực hiện chính sách ASXH; làm công tác quy hoạch cán bộ, thƣờng xuyên liên tục tạo điều kiện để củng cố kiện
toàn tổ chức và đổi mới cán bộ; quy hoạch cán bộ phải thực hiện thoe quy trình khép kín, đồng bộ từ chủ trƣơng, biện pháp để tạo nguồn cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt và cán bộ lãnh đạo.
Chế độ tiền lƣơng, thƣởng, nhà ở trong việc thực hiện chính sách ASXH của huyện đối với đội ngũ cán bộ phù hợp. Đây là điều kiện tiên quyết để cán bộ yêu ngành, yêu nghề; công tác đào tạo, trọng dụng và bổ nhiệm cần căn cứ vào năng lực chuyên môn, đạo đức và mức độ của từng cá nhân cống hiến. Từ đó, cần có cơ chế đặc thù đối với những nhân tài trong ngành, cán bộ có trình độ tiến sĩ và những chuyên gia hàng đầu thực sự tâm huyết với ngành.
Khuyến khích cho đội ngũ cán bộ thực hiện các sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học. Tạo điều kiện để triển khai ứng dụng các thành tựu của nghiên cứu vào hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về ASXH trên địa bàn.
Năm là, mỗi cán bộ ngành Lao động, Thƣơng binh và Xã hội của huyện phải
chủ động nắm bắt cơ hội để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp trong bối cảnh đổi mới toàn diện và hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thƣờng xuyên cho cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn của huyện bằng các biện pháp tổ chức đào tạo và đào tạo lại, khuyến khích cán bộ học hỏi, tìm tòi thực tiễn. Đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về ASXH phải có ý chí, nghị lực để vƣơn lên trong thực tiễn nghiên cứu, tổng kết xây dựng mô hình kinh nghiệm trong thực tế nảy sinh; đội ngũ cán bộ phải giữ gìn đạo đức chuyên môn trong thực thi và đạo đức với nhân dân. Tích cực tham gia vào các lớp học dài hạn, ngắn hạn, nghiên cứu sâu sắc các đề án, tham gia vào các hội thảo, tọa đàm để trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phƣơng trong và ngoài Tỉnh.
3.2.6. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính để thực hiện chính sách, pháp luật về an sinh xã hội trong các khu công nghiệp trên địa bàn huyện
Việc huy động nguồn lực tài chính đảm bảo cho hoạt động quản lý nhà nƣớc về ASXH trong các KCN trên địa bàn huyện Quế Võ là vấn đề then chốt mang ý