Quản lý nhà nƣớc về an sinh xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an sinh xã hội trong các khu công nghiệp trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 28)

1.2.1. Khái niệm Quản lý nhà nước về an sinh xã hội

- Khái niệm quản lý nhà nước

Đời sống xã hội là sự tổng hòa nhiều yếu tố và quá trình vận động phát triển. Muốn có một xã hội phát triển ổn định bền vững, cần nhiều chủ thể tham gia quản lý các đối tƣợng khác nhau trong đó Nhà nƣớc giữ vai trò quản lý vĩ mô. Quản lý nhà nƣớc xuất hiện sau khi Nhà nƣớc ra đời và là dạng thức quản lý đặc biệt - quản lý toàn thể xã hội.

Từ những phân tích trên ta có thể hiểu “Quản lý nhà nƣớc là một dạng quản lý xã hội đặc biệt mang tính quyền lực nhà nƣớc và sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi của cá nhân, công chức trong bộ máy nhà nƣớc thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển bền vững xã hội”.

- Khái niệm quản lý nhà nước về an sinh xã hội

Quản lý nhà nƣớc về an sinh xã hội là sự tác động có tổ chức và bằng quyền lực nhà nƣớc tới hệ thống ASXH, trong đó sử dụng các biện pháp can thiệp cần thiết và thích hợp vào lĩnh vực này nhằm mục đích bảo đảm cuộc sống của ngƣời dân, duy trì sự ổn định và phát triển bền vững xã hội.

1.2.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về an sinh xã hội

Ổn định xã hội là tiền đề cho sự phát triển của một quốc gia, muốn ổn định xã hội Nhà nƣớc phải kết hợp chặt chẽ, hợp lí giữa các mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nƣớc, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng chính sách phát triển, thực hiện tốt các chính sách xã hội trên sơ sở phát triển kinh tế, gắn quyền lợi với nghĩa vụ, cống hiến với hƣởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế - xã hội. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu về an sinh xã hội cũng càng tăng cao. Muốn hệ thống ASXH quốc gia phát triển đúng đắn để đáp ứng nhu cầu thực tế đó thì cần có quản lý nhà nƣớc về ASXH. Đối với hệ thống ASXH mỗi quốc gia, quản lý nhà nƣớc luôn là cần thiết khách quan, bởi vì:

- Diện bảo vệ của an sinh xã hội rộng.

Diện bảo vệ và che chắn của hệ thống ASXH quốc gia chia thành nhiều lƣới khác nhau, đảm bảo bảo vệ cho mọi thành viên trong xã hội không may gặp rủi ro và các biến cố bất lợi không phân biệt giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị xã hội, dân tộc, tôn giáo, v.v. Mọi thành viên trong xã hội không chỉ có quyền đƣợc hƣởng mà phải đƣợc hƣởng dịch vụ này một cách tốt nhất. Thực hiện tốt ASXH là vô cùng quan trọng để thúc đẩy và bảo vệ quyền con ngƣời, làm cho con ngƣời có cuộc sống đầy đủ, ý nghĩa và có ích. Tuy nhiên, khi diện bảo vệ của ASXH rộng thì cần một nguồn tài chính đủ lớn, ổn định và đƣợc đảm bảo lâu dài. Điều này chỉ có thể thực hiện đƣợc khi có sự quản lý nhà nƣớc về ASXH.

- Tất cả các chính sách ASXH đều nhằm đảm bảo công bằng xã hội.

Xã hội càng phát triển thì các phƣơng thức đối phó với rủi ro, khó khăn trong cuộc sống truyền thống nhƣ đùm bọc, chia sẻ giữa các cá nhân cũng nhƣ sự giúp đỡ của cộng đồng nhƣ từ thiện, bảo trợ xã hội cung cấp thông qua hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nƣớc,… dần dần không còn hiệu quả nữa. Lúc này, các quốc gia cần phải xây dựng và phát triển một hệ thống ASXH, các chính sách ASXH nhƣ bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội, ƣu đãi xã hội, xóa đói giảm nghèo.v.v. ngày càng đƣợc mở rộng và đều nhằm đảm bảo công bằng xã hội. Bởi, một mặt, các chính sách này là công cụ để cải thiện điều kiện làm việc cho các tầng lớp dân cƣ; mặt khác, là công cụ để phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong cộng đồng xã hội.

- Các chính sách trong hệ thống ASXH thƣờng có sự đan xen, lồng ghép với nhau.

Tất cả các chính sách ASXH đều có mối quan hệ tác động qua lại tạo thành một hệ thống chính sách gắn kết chặt chẽ, đan xen, lồng ghép. Vì vậy, muốn thực hiện thành công các chính sách ASXH đòi hỏi phải xác định đƣợc chiến lƣợc phát triển rõ ràng, phải có một có một quá trình hoạch định chính sách tốt bắt đầu bằng sự phân tích cặn kẽ hiện trạng, phải tổ chức thực hiện và kiểm tra

chặt chẽ quá trình thực thi chính sách. Chỉ có Nhà nƣớc với sức mạnh và quyền lực của mình mới huy động đƣợc các nguồn lực trong nƣớc và quốc tế để thực hiện thành công quá trình này.

- Tất cả các chính sách an sinh xã hội đều phải đƣợc luật hóa nhằm đảm bảo ổn định chính trị - xã hội.

ASXH vừa là nhân tố ổn định, vừa là nhân tố động lực phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Thực hiện ASXH cần trở thành nỗ lực chung của tất cả mọi ngƣời trong xã hội. Do đó, các chính sách bảo đảm ASXH phải đƣợc luật hóa, trong đó mội số chính sách thực hiện bắt buộc để các thành viên trong xã hội có nghĩa vụ và trách nhiệm phải tham gia nhƣ BHXH, xóa đói giảm nghèo.v.v. Khi đó, không thể thiếu sự quản lí của Nhà nƣớc thông qua công cụ pháp luật.

- Nhà nƣớc luôn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mối quan hệ bền vững giữa các bên trong hệ thống an sinh xã hội.

ASXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, là một trong những công cụ đắc lực trong việc mang thành quả của công cuộc phát triển đến với mọi ngƣời dân, đặc biệt là ngƣời nghèo. Do đó, Nhà nƣớc phải đứng ra quản lí và khuyến khích khu vực tƣ nhân cùng Nhà nƣớc tham gia phát triển hệ thống ASXH theo hƣớng có lợi cho quốc kế, dân sinh.

- Một số chính sách an sinh xã hội không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà cả trong phạm vi quốc tế.

Do đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội, không chỉ nội dung mà cả phạm vi hoạt động của các chính sách ASXH không còn bó hẹp trong phạm vi của một quốc gia. Đồng thời, trong các nguồn tài chính của ASXH luôn có sự góp mặt của nguồn viện trợ nƣớc ngoài bên cạnh các nguồn tài chính chủ yêu nhƣ ngân sách Nhà nƣớc, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong nƣớc.v.v. Bên cạnh đó, xu hƣớng quốc tế hóa, toàn cầu hóa tạo ra động lực cho sự phát triển kinh tế, xong cũng tích tụ nhiều vấn đề gây nên những bức xú trong xã hội. Thực tế này đòi hỏi Nhà nƣớc phải nghiên cứu, tìm hiểu để thiết lập và cải tiến hệ thống

ASXH phù hợp nhằm đối phó với những rủi ro, tác động không mong muốn từ môi trƣờng quốc tế đó.

Nhƣ vậy, quản lý nhà nƣớc về ASXH là cần thiết khách quan để xây dựng và phát triển một hệ thống ASXH trên bình diện rộng, có chiều sâu, bền vững và hòa nhập quốc tế.

1.2.3. Vai trò của quản lý nhà nước về an sinh xã hội

An sinh xã hội là hệ thống gồm nhiều chính sách khác nhau, do đó quản lý nhà nƣớc về ASXH có vai trò đặc biệt quan trọng:

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội

Bằng những công cụ quản lí nhƣ kế hoạch, chính sách, luật pháp.v.v Nhà nƣớc luôn đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển một hệ thống ASXH toàn diện, đa dạng, từng bƣớc bao phủ hết các đối tƣợng trợ cấp xã hội và đối tƣợng trợ giúp; phát triển phù hợp với yêu cầu thực tiễn, bảo đảm sự hài hòa giữa tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội. Nhà nƣớc lấy pháp luật và các chuẩn mực quốc tế làm cơ sở để quản lý ASXH nhằm đảm bảo hệ thống ASXH hoạt động ổn định và theo pháp luật. Nhà nƣớc sử dụng các chính sách ASXH là công cụ để đảm bảo hệ thống ASXH quốc gia từng bƣớc bao phủ hết các đối tƣợng trợ cấp xã hội và đối tƣợng trợ giúp; phát triển phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đặc biệt khi xu hƣớng hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ.

- Nhanh chóng đƣa chính sách an sinh xã hội vào cuộc sống

Quản lý nhà nƣớc về ASXH ảnh hƣởng quyết định tới việc thực hiện mục tiêu của hệ thống ASXH thông qua việc tổ chức thực thi chính sách ASXH nhằm nhanh chóng đƣa chính sách này vào cuộc sống.

- Điều phối các chính sách an sinh xã hội cho phù hợp

Quản lý nhà nƣớc về ASXH tạo sự kết dính giữa các hợp phần của hệ thống ASXH và tạo mối liên hệ giữa các mức chuẩn trợ cập xã hội, trợ giúp xã hội với tiền lƣơng tối thiểu hoặc mức sống trung bình của cộng đồng dân cƣ.

Chỉ có Nhà nƣớc với vai trò quản lí xã hội mới có thể huy động đƣợc các nguồn nhân lực, vật lực và tạo điều kiện thuận lợi cho các chính sách ASXH hoạt động. Bên cạnh đó, ngân sách nhà nƣớc luôn là một trong những nguồn tài chính quan trọng bậc nhất của hệ thống ASXH quốc gia. Đồng thời, chỉ có Nhà nƣớc mới có thể đầu tƣ và kêu gọi đầu tƣ có hiệu quả vào một hệ thống ASXH hiện đại, có tính chất lồng ghép, giúp ngƣời dân đƣơng đầu đƣợc với mọi rủi ro.

- Vai trò trong quan hệ quốc tế

Quản lý nhà nƣớc góp phần đƣa hệ thống ASXH quốc gia phát triển đứng hƣớng, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Đồng thời, huy động đƣợc sự giúp đỡ quốc tế trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH của đất nƣớc.

1.2.4. Nguyên tắc quản lý nhà nước về an sinh xã hội

Các nguyên tắc quản lý nhà nƣớc về ASXH là những quy tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn hành vi mà các cơ quan QLNN phải tuân thủ trong quá trình quản lý nhà nƣớc về ASXH. Việc quản lý về ASXH của Nhà nƣớc phải tuân thủ theo những nguyên tắc quản lý chung và phải vận dụng cụ thể vào hệ thống ASXH để hình thành nên các nguyên tắc nhất định.

- Đảm bảo đúng pháp luật và chuẩn mực quốc tế

Đây là nguyên tắc đòi hỏi hoạt động quản lý nhà nƣớc về ASXH phải dựa trên cơ sở pháp luật, các chuẩn mực quốc tế và sử dụng pháp luật với tƣ cách là một phƣơng tiện để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, nó chỉ phát huy đƣợc vai trò khi các cơ quan Nhà nƣớc, các tổ chức xã hội và mọi công dân phải tuân thủ và chấp hành một cách chính xác, đầy đủ và nghiêm chỉnh. Để thực hiện nguyên tắc này, Nhà nƣớc phải xây dựng và hoàn chỉnh pháp luật; giáo dục pháp luật cho toàn dân; xử lí nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật, mọi ngƣời đều bình đẳng và tự chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về ASXH.

- Đảm bảo công khai và dân chủ

Hoạt động của hệ thống ASXH thực chất là thông qua sự trợ giúp cả về vật chất và tinh thần của toàn xã hội để khắc phục và hạn chế những khó khăn, bất

hạnh của con ngƣời, góp phần xây dựng xã hội công bằng, văn minh và phát triển bền vững. Do đó, trong quản lý nhà nƣớc về ASXH, Nhà nƣớc phải luôn quán triệt nguyên tắc công khai, thực hiện “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”. Cụ thể, công khai hóa các chƣơng trình, kế hoạch, dự án, công tác tổ chức, phân bổ ngân sách, nguồn quỹ,… Đồng thời, trong quá trình quản lý hệ thống ASXH phải coi trọng quyền làm chủ của nhân dân, phải luôn khẳng định đúng vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Hoạt động quản lý nhà nƣớc phải xuất phát từ nguyện vọng của mọi tầng lớp dân cƣ, đảm bảo quyền làm chủ thực sự của nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nƣớc. Nhà nƣớc phải dựa vào dân để thực hiện vận động quần chúng, kết hợp với các tổ chức, đoàn thể phát động phong trào quần chúng, thƣờng xuyên tham khảo ý kiến của nhân dân trƣớc khi đƣa ra các quyết định về chính sách ASXH. Có nhƣ vậy mới có điều kiện tạo lập, củng cố lòng tin và thu hút đƣợc đông đảo nhân dân tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý nhà nƣớc về ASXH.

- Nhà nƣớc quản lý thống nhất

Nhà nƣớc là ngƣời đại diện cho toàn xã hội, là tổ chức duy nhất trong hệ thống chính trị có quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thể hiện ý chí và quyền lực của mọi ngƣời dân trong việc thực hiện ASXH. Nhà nƣớc thống nhất quản lí ASXH từ định ra các chính sách xã hội đến ban hành hệ thống pháp luật ASXH, lập hệ thống các cơ quan chức năng nhà nƣớc về ASXH và kiểm tra việc tổ chức, thực hiện các chế độ, chính sách an sinh xã hội. Nhà nƣớc phải giữ quyền quản lí thống nhất trong tay, đồng thời phải giao quyền hạn và trách nhiệm giải quyết cho các địa phƣơng, các ngành, các tổ chức, các cá nhân trong xã hội. Tuy nhiên, cũng cần phải giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nƣớc và các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể xã hội khác, đồng thời thu hút họ cùng tham gia xây dựng hệ thống ASXH toàn diện cho mọi thành viên trong xã hội.

- Đảm bảo tính linh hoạt

Quản lý nhà nƣớc mang tính quyền lực đặc biệt và tính tổ chức rất cao nhƣng không thể thiếu tính linh hoạt, mềm dẻo. Chỉ có nhƣ vậy, hệ thống chính

sách ASXH mới luôn theo kịp sự thay đổi nhanh chóng của điều kiện kinh tế - xã hội. Đồng thời, Nhà nƣớc mới phát huy đƣợc tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong việc điều hành, phối hợp, huy động lực lƣợng, phát huy sức mạnh tổng hợp trong quá trình thực thi chính sách ASXH.

1.2.5. Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về an sinh xã hội

1.2.5.1. Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển an sinh xã hội

Chiến lƣợc, kế hoạch phát triển ASXH là một trong những công cụ quản lí của Nhà nƣớc về ASXH, khi nói đến hai khái niệm này là muốn nói tới dự kiến phát triển hệ thống ASXH trong tƣơng lai.

Xây dựng chiến lƣợc và kế hoạch phát triển ASXH có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công của hệ thống ASXH. Chiến lƣợc và kế hoạch chỉ rõ mục tiêu, hƣớng đi đúng đắn cho hệ thống ASXH, đồng thời giúp Nhà nƣớc có các bƣớc đi và giải pháp thích ứng đƣợc với sự biến đổi của xu hƣớng phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ASXH nói riêng. Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng hiện nay, chiến lƣợc và kế hoạch phát triển ASXH chỉ mang tính chất hƣớng dẫn. Tính chất hƣớng dẫn này sẽ có hiệu quả cao hơn nếu nó đƣợc xây dựng một cách khoa học và có tính khả thi.

1.2.5.2. Ban hành văn bản pháp luật

Quản lý nhà nƣớc mang tính quyền lực đặc biệt và có tính tổ chức cao. Nhà nƣớc quản lí xã hội bằng pháp luật, tăng cƣờng pháp chế, xử lí nghiêm minh, kịp thời mọi vi phạm pháp luật nhằm thực hiện và bảo vệ quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân. Pháp luật ASXH là phƣơng tiện, công cụ chủ yếu để quản lý nhà nƣớc, nhằm duy trì sự phát triển ổn định và bền vững của hệ thống ASXH. Hệ thống văn bản pháp quy hoàn chỉnh gồm luật và các văn bản dƣới luật nhằm giúp Nhà nƣớc điều tiết hệ thống ASXH theo đúng định hƣớng chiến lƣợc, phù hợp với điều kiện kinh tế - chính trị của đất nƣớc và hòa nhập với thông lệ quốc tế, biến những chủ trƣơng, chính sách ASXH thành những điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an sinh xã hội trong các khu công nghiệp trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)