Căn cứ vào văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ IX [13], Chương trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước giai đoạn 2015-2020 [40] và Kế hoạch thực hiện đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Bình Phước [39], phương hướng, nhiệm vụ bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng thời gian tới như sau:
3.2.1. Phương hướng chung
Phát huy những kết quả đạt được, triển khai nhanh chóng và có hiệu quả các chương trình, dự án, đề án bảo tồn di sản văn hóa các DTTS (trong đó có dân tộc S‟tiêng) trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Gắn chặt công tác bảo tồn di sản văn hóa các DTTS với việc phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện, nâng cao đời sống cho đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh. Tập trung mọi nguồn lực của địa phương, khuyến khích mọi tổ chức và người dân đầu tư xây dựng và phát triển các khu bảo tồn văn hóa trọng điểm của tỉnh (Khu bảo tồn văn hóa sóc Bom Bo, Khu bảo tồn văn hóa Bình Long,…) Triển khai chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh. Huy động các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và toàn xã hội thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc. Tăng cường hợp tác và giao lưu quốc tế về văn hóa, tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của nước ngoài cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các DTTS trên địa bàn tỉnh.
3.2.2. Nhiệm vụ
Có mười nhiệm vụ cơ bản sau:
Một là, phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để xây dựng bộ chỉ số phát triển văn hóa các DTTS trên địa bàn tỉnh.
giáo dục, sức khỏe,…) và bộ chỉ số về đời sống văn hóa tinh thần (thiết chế văn hóa, di sản văn hóa, hoạt động văn hóa, mức độ hưởng thụ văn hóa,…).
Hai là, hoàn thành tổng kiểm kê di sản văn hóa các DTTS tỉnh Bình Phước. Tiến hành phân loại, đánh giá di sản văn hóa theo từng tiêu chí cụ thể (loại hình, tình trạng tồn tại, chất lượng, giá trị,…).
Ba là, gắn công tác bảo tồn di sản văn hóa các DTTS với việc phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với đặc điểm của từng địa bàn, cải thiện và nâng cao đời sống cho đồng bào các DTTS ở địa phương.
Bốn là, phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa cơ sở, đưa các thiết chế văn hóa này trở thành địa điểm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các DTTS.
Năm là, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng có hiệu quả lực lượng làm công tác bảo tồn di sản văn hóa, chú trọng lựa chọn người có tâm huyết, trẻ, khỏe từ các DTTS.
Sáu là, thông qua các phương tiện thông tin tuyên truyền (đài phát thanh, truyền hình, báo chí, phim ảnh,…) đẩy mạnh hoạt động quảng bá di sản văn hóa các DTTS. Đặc biệt là di sản văn hóa các dân tộc tiêu biểu như S‟tiêng và di sản văn hóa các dân tộc đang có nguy cơ mai một.
Bảy là, đẩy mạnh tổ chức các chương trình hoạt động lễ hội và biểu diễn nghệ thuật các DTTS ở cả ba cấp (tỉnh, huyện, xã), đưa những hoạt động này trở thành định kỳ.
Tám là, kịp thời ngăn chặn những hoạt động, hành vi lợi dụng việc bảo tồn di sản văn hóa các DTTS để trục lợi hoặc làm phương hại đến di sản văn hóa.
Chín là, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các lực lượng trong hệ thống chính trị, của toàn xã hội đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các DTTS ở địa phương trong tỉnh; đẩy mạnh XHH hoạt động bảo tồn di sản văn hóa.
Mười là, tăng cường hợp tác, mở rộng giao lưu văn hóa với thế giới, đưa những tinh hoa và đặc sắc của di sản văn hóa các DTTS ở Bình Phước đến với bạn bè quốc tế, đồng thời tiếp thu có chon lọc những tinh hoa văn hóa của thế giới để phát triển di sản văn hóa các DTTS trên địa bàn tỉnh.
Mười nội dung đã trình bày ở trên, đã được UBND tỉnh Bình Phước phê duyệt và đưa ra trong nhiều văn bản (xin xem [40], [41]), mang tính chất chung cho công tác bảo tồn di sản văn hóa các DTTS (trong đó có dân tộc S‟tiêng) trên địa bàn tỉnh Bình Phước.