3.3. Các giải pháp
3.3.3. Giải pháp thứ ba: Đổi mới QLNN đối với công tác bảo tồn và phát
phát huy di sản văn hóa S’tiêng.
Giải pháp này xuất phát từ các cơ sở:
Đổi mới là xu hướng tất yếu của quá trình phát triển xã hội trên toàn thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng ấy. Đảng và Nhà nước ta đã và đang tiếp tục công cuộc đổi mới toàn diện, trong đó có đổi mới QLNN về văn hóa nói chung, về bảo tồn di sản văn hóa nói riêng.
Những tồn tại và hạn chế trong QLNN về bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Phước, trong đó có di sản văn hóa S‟tiêng thời gian qua (xin xem 2.3 chương 2) đòi hỏi phải đổi mới QLNN về công tác bảo tồn di sản văn hóa S‟tiêng nói riêng, di sản văn hóa cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh
Bình Phước nói chung.
Giải pháp này có một số nội dung sau đây: - Đổi mới bộ máy quản lý và nhân sự. - Đổi mới cơ chế quản lý.
- Đổi mới cách thức quản lý.
Có nhiều biện pháp để triển khai những nội dung trên đây.
- Thứ nhất: Theo chúng tôi, cần tổ chức lại các bộ phận có liên quan đến việc quản lý công tác bảo tồn di sản ở hai cấp: tỉnh và huyện, thị xã. Hiện nay ở hai cấp tỉnh và huyện, thị xã ở Bình Phước đều có hai bộ phận liên quan đến bảo tồn di sản văn hóa: nhà bảo tàng và phòng (ở cấp tỉnh), ban (ở cấp huyện, thị xã) quản lý bảo tồn di sản. Nên chăng nhập hai bộ phận này lại thành (ở 3.3 của chương này, chúng tôi sẽ đề cập kỹ hơn vấn đề này) Trung tâm quản lý bảo tồn di sản. Việc nhập như vậy sẽ làm cho bộ máy quản lý bảo tồn di sản bớt cồng kềnh, giảm được các đầu mối quan hệ khi cần xử lý, giải quyết một vụ việc nào đó gắn với bảo tồn di sản văn hóa. Mặt khác việc nhập lại sẽ tạo nên mối quan hệ chặt chẽ giữa hai bộ phận gắn với bảo tồn di sản văn hóa, đó là bộ phận quản lý di sản và bộ phận bảo tàng.
Tổ chức, bố trí lại đội ngũ cán bộ, viên chức làm công tác quản lý di sản theo hướng: tuyển chọn những người có tâm huyết, có trách nhiệm và có trình độ chuyên môn về quản lý di sản văn hóa, đặc biệt là những người thuộc các dân tộc thiểu số, trong đó ưu tiên những người thuộc cộng đồng dân tộc S‟tiêng. Nếu như những người (nhất là người thuộc các dân tộc thiểu số) có tâm huyết, có trách nhiệm trong việc bảo tồn di sản văn hóa nhưng chưa có kiến thức về bảo tồn di sản văn hóa thì nên cho họ đi đào tạo một cách bài bản. Song song với hướng đi nêu trên cần thuyên chuyển hoặc loại bỏ những cán bộ, viên chức không tâm huyết, thiếu trách nhiệm trong công tác bảo tồn di sản.
Thành lập một đội ngũ cộng tác viên quan tâm đến bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Có thể mời một số nghệ nhân dân gian hay những người ham thích với công tác bảo tồn di sản văn hóa của các dân tộc thiểu số (trong đó có dân tộc S‟tiêng tham gia vào đội ngũ này. Cần xây dựng quy chế hoạt động và chế độ đãi ngộ cho đội ngũ cộng tác viên. Kinh phí hoạt động và đãi ngộ cho đội ngũ cộng tác viên một phần lấy từ ngân sách nhà nước (ngân sách dành cho ngành văn hóa) và một phần thông qua sự hỗ trợ của các mạnh thường quân, của các nhà hảo tâm trên cơ sở đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo tồn di sản văn hóa (xem thêm giải pháp thứ dưới đây).
- Thứ hai: Trong QLNN về văn hóa nói chung, về bảo tồn di sản văn hóa nói riêng có các cơ chế quản lý: cơ chế phân cấp, cơ chế phân công và cơ chế phối hợp.
Cơ chế phân cấp trong QLNN là cơ chế phân cấp quyền lực quản lý (bao gồm quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ quản lý) giữa cấp trên và cấp dưới. Có thể hình dung phân cấp quản lý về văn hóa ở địa phương như sau:
Tỉnh: UBND Chỉ đạo Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch
Huyện: UBND Chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin
Xã: UBND Chỉ đạo Cán bộ chuyên trách về văn hóa
Ghi chú: : Chỉ đạo theo cơ chế phân cấp. : Chỉ đạo theo quan hệ tòng thuộc.
Tham mưu Tham mưu Tham mưu Chỉ đạo Chỉ đạo Chỉ đạo Chỉ đạo Chỉ đạo Chỉ đạo
: Tham mưu theo chức năng.
Nói đến đổi mới về cơ chế phân cấp là nói đến việc cơ quan QLNN cấp trên (tỉnh so với huyện và xã, huyện so với xã) cần mạnh dạn phân cấp quyền hạn, chức năng và nhiệm vụ quản lý cho cấp dưới, nhất là cấp cơ sở (phường, xã); cấp trên chỉ cần đưa ra quan điểm chỉ đạo và theo dõi, đôn đốc cấp dưới thực thi sự chỉ đạo của cấp trên. Phân cấp mạnh quyền hạn, chức năng nhiệm vụ cho cấp dưới trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa sẽ đưa đến những tác dụng to lớn: hoạt động của cấp dưới trở nên dễ dàng hơn (vì được giao quyền) và thiết thực, có hiệu quả hơn (do sát thực tiễn hơn); đồng thời tránh được tình trạng hành chính hóa hoạt động QLNN về văn hóa nói chung, về bảo tồn di sản văn hóa nói riêng – lĩnh vực quản lý có tính đặc thù. Đặc biệt việc mạnh dạn phân cấp quản lý cho cấp dưới, nhất là cấp phường xã – cấp có quan hệ trực tiếp, hàng ngày với nhân dân – sẽ tạo được niềm tin của quần chúng nhân dân – chủ nhân của di sản văn hóa ở địa phương.
Cơ chế phân công: Cơ chế phân công trong QLNN được hiểu là các cơ quan QLNN cùng cấp sẽ được phân công nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn khi giải quyết, xử lý một vấn đề nào đó. Chẳng hạn, các cơ quan xây dựng, tài nguyên – môi trường, kế hoạch,…sẽ được phân công nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn riêng khi giải quyết vấn đề nhà ở và đất của người dân. Đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, các cơ quan QLNN như văn hóa, kế hoạch, đầu tư,… đều được phân công nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn khác nhau.
Vấn đề đổi mới cơ chế phân công trong QLNN về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa mà chúng tôi muốn nói đến ở đây là sự rõ ràng, minh bạch khi phân công chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ quản lý cũng như khi thực thi quản lý. Điều này tránh tình trạng chồng chéo khi xử lý, giải quyết công việc hoặc tình trạng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, chối bỏ trách nhiệm
khi có sự cỗ diễn ra. Những tình trạng vừa nêu trên diễn ra ở những lĩnh vực thì có thể sửa sai, nhưng với di sản văn hóa thì không thể tái tạo lại, nếu có tái tạo thì giá trị của di sản văn hóa không còn nữa. Một ví dụ: với lý do phục vụ cho việc quy hoạch khu kinh tế, chính quyền địa phương một tỉnh ở Tây Nguyên đã phá vỡ ngôi nhà rông – một di sản văn hóa vô cùng quý giá của dân tộc Ba Na, JaRai,…Bị dư luận, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên phản ứng gay gắt, chính quyền địa phương ở đây đã hứa hẹn sẽ xây dựng lại nhà rông mới ở một địa điểm khác.
Cơ chế phối hợp: Cơ chế phối hợp trong QLNN bao gồm cơ chế phối hợp bên trong và cơ chế phối hợp bên ngoài. Cơ chế phối hợp bên trong là cơ chế phối hợp giữa các bộ phận có chức năng và nhiệm vụ khác nhau nhưng có quan hệ với nhau. Ví dụ: cơ chế phối hợp giữa bộ phận làm công tác bảo tồn di sản văn hóa với bộ phận làm công tác bảo tàng và lưu trữ của phòng hay sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch. Cơ chế phối hợp bên ngoài là cơ chế phối hợp giữa các cơ quan QLNN cùng cấp ở các địa phương khác khi giải quyết, xử lý một vấn đề có liên quan đến các bên. Ví dụ: cơ chế phối hợp giữa UBND huyện Bù Gia Mập và UBND huyện Hớn Quản của tỉnh Bình Phước về bảo tồn di sản văn hóa dân tộ S‟tiêng ở địa phương.
Thực ra, hai loại cơ chế này, nhất là cơ chế phối hợp bên trong đã được thiết lập. Song quá trình triển khai thực hiện, thì những cơ chế này chỉ mang tính hình thức. Từ đây, đổi mới cơ chế phối hợp trong QLNN, theo chúng tôi, cần tránh tính hình thức khi phối hợp; phải phối hợp theo đúng nghĩa.
- Thứ ba: Để QLNN về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng có hiệu quả hơn cần phải đổi mới cách thức quản lý. Đổi mới cách thức quản lý theo chúng tôi cần theo hướng:
Trao quyền quản lý di sản văn hóa S‟tiêng cho chính quyền cơ sở và cho người dân. Quản lý của chính quyền tỉnh và huyện nên tập trung vào chỉ
đạo chính quyền cơ sở (phường, xã) triển khai việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa S‟tiêng theo định hướng đề ra; theo dõi, đôn đốc và tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền cơ sở triển khai tốt hoạt động quản lý của họ. Đây chính là nội dung đổi mới việc phân cấp quản lý mà chúng tôi đã nêu ở trên. Ngoài những tác dụng to lớn và thiết thực như đã nêu ở các nội dung trên, trao quyền quản lý di sản văn hóa S‟tiêng cho chính quyền cơ sở và cho người dân là trao trách nhiệm, nhiệm vụ cho chính quyền cơ sở và người dân. Theo đó, người dân S‟tiêng càng có ý thức hơn đối với di sản văn hóa mà tổ tiên, ông cha họ đã sáng tạo, gìn giữ, bảo vệ qua nhiều thế hệ.
Linh hoạt hơn trong bố trí nhân sự làm công tác quản lý và trong điều hành quản lý di sản văn hóa S‟tiêng. Cụ thể, ở huyện, thị xã nào, phường xã nào đông đồng bào và nhiều di sản văn hóa S‟tiêng thì cần đưa người S‟tiêng vào làm công tác quản lý. Không thể vì vướng về định biên nhân sự hay vì công tác tổ chức cán bộ mà giao việc quản lý di sản văn hóa S‟tiêng cho người dân tộc khác. Không ai hiểu và có trách nhiệm với di sản văn hóa S‟tiêng bằng chính người S‟tiêng.
Tăng cường vai trò của các lực lượng trong hệ thống chính trị đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa S‟tiêng ở cấp cơ sở. Đây chính là cách thức hướng đến cơ sở.
Vấn đề này đã được các lực lượng trong hệ thống chính trị của địa phương quan tâm, đã được ghi trong các văn kiện đại hội Đảng các cấp. Vấn đề mà chúng tôi thấy cần phải tăng cường vai trò của các lực lượng trong hệ thống chính trị ở cấp cơ sở khi xã hội có nhiều biến động, nhất là khi đất nước ta chấp nhận và xây dựng nền kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu, hội nhập với thế giới.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền và Mặt trận cơ sở cần xây dựng chiến lược bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng nói riêng, các
dân tộc nói chung sao cho phù hợp với chiến lược phát triển KT-XH của địa phương trong tình hình mới; xác định chính xác những thuận lợi và khó khăn của việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc trước những biến động xã hội; xác định mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy, phát triển giá trị di sản văn hóa trong mối tương quan với phát triển KT-XH. Mặt khác, không kém phần quan trọng và bức thiết là tuyên truyền, giáo dục cho người dân có một nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa bảo tồn di sản văn hóa dân tộc với việc tiếp nhận văn hóa nước ngoài, nhất là văn hóa phương Tây. Ở đây cần nhấn manh đến vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh bởi một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên các dân tộc (trong đó có thanh thiếu niên dân tộc S‟tiêng) đã có những cách nhìn lệch lạc, méo mó khi xử lý, giải quyết mối quan hệ vừa nêu. Nếu không kịp uốn nắn, giáo dục thì những thanh thiếu niên ấy – những chủ nhân tương lai của dân tộc, của đất nước sẽ đánh mất cội nguồn của mình, sẽ trở thành những kẻ lai căng, “Tây chẳng ra Tây, Ta chẳng ra Ta”.