2.2.1. Sơ lược về dân tộc S’tiêng
Dân tộc S‟tiêng hiện có mặt ở các tỉnh Đồng Nai, Đắk Nông, Lâm Đồng và Bình Phước. Trong đó, Bình phước là tỉnh có số lượng dân cư S‟tiêng đông nhất chiếm 70% tổng số dân cư S‟tiêng ở tất cả các tỉnh.
tộc Khmer, Ba Na, Chơ Ro,… và là một trong những dân cư lâu đời ở các địa phương thuộc miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Ở Bình Phước, dân tộc S‟tiêng là DTTS có số lượng dân cư đông nhất trong số 40 DTTS ở đây, có 89.534 người, chiếm 46,16% tổng số dân cư là DTTS. Dân cư S‟tiêng phân bố rộng khắp các huyện, thị xã trên địa bàn của tỉnh Bình Phước, tập trung nhiều nhất ở huyện Hớn Quản, Bù Gia Mập và Thị xã Bình Long. Tỷ lệ dân cư S‟tiêng ở 03 đơn vị này lần lượt là 87,57%, 70,75% và 76,91% trong tổng số dân cư ở các huyện và thị xã. Có những xã, tỷ lệ dân cư S‟tiêng chiếm trên 90% dân số của xã. Cụ thể, xã Phú Nghĩa (huyện Bù Gia Mập), dân cư S‟tiêng chiếm 95,15%; xã An Khương và xã Phước An của huyện Hớn Quản, dân cư S‟tiêng chiếm 94,87% và 94,27%; dân cư S‟tiêng xã Lộc An (huyện Lộc Ninh) chiếm 91,34%.
Đồng bào S‟tiêng ở Bình Phước phần lớn theo tôn giáo, nhiều nhất là Tin Lành, kế đến là Phật giáo và Công giáo.
Bảng 2.6: Tình hình tôn giáo của dân tộc S’tiêng
Tổng dân số 80.726 người
Không theo tôn giáo 16.366 người; chiếm 20,27%.
Các tín đồ tôn giáo 64.360 người; chiếm 79,73%.
Tin lành 49.140 người; chiếm 76,35% (tín đồ tôn giáo) Công giáo 11.290 người; chiếm 17,54% (tín đồ tôn giáo)
Phật giáo 2.737 người; chiếm 4,25% (tín đồ tôn giáo) Cao đài763 người; chiếm 1,18% (tín đồ tôn giáo) Hồi giáo 103 người; chiếm 0,16% (tín đồ tôn giáo) Tôn giáo khác 327 người; chiếm 0,52% (tín đồ tôn giáo)
Nguồn: Kết quả điều tra tình hình cơ bản hộ gia đình dân tộc thiểu số và thực trạng cơ sở hạ tầng các xã có đồng bào dân tộc thiểu số, có đến 01/01/2011 [11].
2.2.2. Phân loại, đánh giá di sản văn hóa S’tiêng
*Phân Loại
Căn cứ vào tiêu chí phân loại di sản văn hóa được đưa ra trong Luật Di sản văn hóa [26], có thể phân loại kho tàng di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng như sau:
- Di sản văn hóa phi vật thể:
+ Kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca. + Kho tàng sử thi.
+ Diễn xướng hát múa dân gian. + Các loại nhạc cụ, bộ cồng chiêng. + Lễ cưới - hỏi.
+ Các lễ hội truyền thống: lễ mừng lúa mới, lễ hội phá bàu, lễ hội lập làng mới, lễ hội Cồng chiêng.
+ Các ngành nghề thủ công truyền thồng: đan lát, dệt thổ cẩm, pha chế rượu cần.
+ Trang phục và trang sức. + Kiến trúc nhà dài (nhà rông). - Di sản văn hóa vật thể:
+ Di tích lịch sử - văn hóa: Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân giải phòng miền Nam Việt Nam (huyện Lộc Ninh).
+ Khu bảo tồn văn hóa sóc Bom Bo (huyện Bù Đăng). + Khu di tích văn hóa tâm linh núi Bà Rá.
*Đánh giá
Di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng vừa phong phú về số lượng vừa đa dạng về thể loại.
Ví dụ: theo kết quả sưu tầm bước đầu, chưa đầy đủ, dân tộc S‟tiêng có tới 150 bản sử thi khác nhau. Một ví dụ khác, trang phục của đồng bào S‟tiêng có tới 13 mẫu hoa văn. Có thể nói, ít có dân tộc nào ở nước ta có
nhiều mẫu hoa văn như dân tộc S‟tiêng.
Trong các di sản văn hóa S‟tiêng, có nhiều di sản văn hóa mang tính truyền thống – những di sản hình thành và tạo dựng nên trong lịch sử của dân tộc S‟tiêng như: trang phục, ẩm thực, diễn xướng, sử thi,…Có những di sản văn hóa mới hình thành trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ như: Khu bảo tồn văn hóa sóc Bom Bo; di tích lịch sử: Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân giải phòng miền Nam Việt Nam (ở Lộc Ninh) và Khu du lịch văn hóa tâm linh núi Bà Rá hình thành trong thời gian qua.
Các di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng mang đậm bản săc riêng, gắn với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của đồng bào S‟tiêng. Điều này có thể nhận thấy qua các mẫu hoa văn truyền thống của trang phục dân tộc S‟tiêng: mẫu hoa văn “Nhện hóa” (sâu lúa), mẫu hoa văn “Da con trăn”, mẫu hoa văn “Da rồng, rắn”, mẫu hoa văn “Lông cánh chim ó”, mẫu hoa văn “Dây thừng”, mẫu hoa văn “Tóc phụ nữ” hay “Sâu cuốn chiếu”, mẫu hoa văn “Khung bếp lửa”, mẫu hoa văn “Rắn mối”, “Hoa bầu”,…Các loại hoa văn và trang phục của đồng bào S‟tiêng được tổ chức trên cơ sở phối hợp năm màu: đen, trắng, đỏ, xanh, vàng, mỗi màu mang một ý nghĩa riêng. Cụ thể, màu đen làm màu nền vải, theo quan niệm của đồng bào S‟tiêng nền vải màu đen đặc trưng cho đất đai, gắn bó với cuộc đời của họ (từ khi sinh ra đến khi mất đi). Màu trắng là màu của sự tinh khiết, màu của mây, nước. Màu đỏ (nâu) là màu của đất đỏ bazan, màu đỏ tương trưng cho sự đam mê, khát vọng tình yêu. Màu xanh là màu của lá lúa, màu của cây cỏ, của đất trời. Màu vàng là màu của hạt lúa, của ánh sáng.
(xin xem ý nghĩa của hoa văn trang phục S‟tiêng trong công trình nghiên cứu khoa học do Huỳnh Thanh chủ nhiệm đề tài, [27, tr.24-26].
Tương tự trong thực đơn ẩm thực truyền thống của dân tộc S‟tiêng có tám món ăn (06 món ăn và 02 món uống): Cơm ống rừng, cơm nắm là tiu
bình, canh bổi, tiết trâu nấu lá nhíp, thịt trâu đọt mây nướng, cà tím nướng, nước khổ qua vò rượu cần. Nguyên liệu để tạo các món ăn và đồ uống trên đây là những thứ gắn liền với cuộc sống của người S‟tiêng: gạo nếp, gạo tẻ, đậu đỏ, lá nhíp, đọt mây, thịt heo, thịt trâu, tiết trâu, cà tím, mướp, măng rừng,…
Cũng cần nói thêm, có nhiều di sản văn hóa của dân tộc S‟tiêng có mặt ở nhiều dân tộc thiểu số khác ở miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên: di sản văn hóa cồng chiêng, trường ca, sử thi, rượu cần, ẩm thực,…Song ngay ở những di sản văn hóa này, di sản văn hóa S‟tiêng vẫn thể hiện bản sắc riêng của mình. Chẳng hạn, cồng chiêng là di sản văn hóa của nhiều dân tộc như Ba Na, Ê Đê, JaRai,…song trong khi bộ cồng chiêng của các dân tộc BaNa, Ê Đê, JaRai,…to hơn, dày hơn và âm thanh trầm hơn, vang hơn, mang đậm âm hưởng hung vĩ của núi rừng Tây Nguyên. Ngược lại, bộ cồng chiêng của dân tộc S‟tiêng nhỏ hơn, mỏng hơn và âm thanh bổng hơn, thanh thót hơn.