Giải pháp thứ tư: Tăng cường đầu tư các nguồn lực cho việc bảo tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc STiêng trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 86 - 90)

3.3. Các giải pháp

3.3.4. Giải pháp thứ tư: Tăng cường đầu tư các nguồn lực cho việc bảo tồn

bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc S’tiêng

Trong bối cảnh đất nước đang đẩy mạnh công cuộc CNH - HĐH hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh, bất kỳ lĩnh vực nào, ngành nào cũng cần được đầu tư thỏa đáng để phát triển. Tuy nhiên, xuất phát từ tầm quan trọng, vị trí của từng lĩnh vực, từng ngành trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước, Nhà nước sẽ có những đầu tư khác nhau sao cho thỏa đáng, phù hợp.

Do tính đặc thù của di sản văn hóa, công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc cần được đầu tư thỏa đáng và kịp thời. Tính đặc thù của di sản văn hóa được thể hiện qua một số điểm sau đây:

trong lịch sử của một cộng đồng dân tộc bằng chất liệu của tự nhiên (tre, nứa, gỗ, đất,…) hoặc bằng hình thức truyền miệng,…nên rất dễ bị hư hỏng, dễ mất đi. Một khi một di sản văn hóa mất đi do không được đầu tư bảo tồn thì không thể phục chế, tôn tạo hoặc nếu được phục chế, tôn tạo thì giá trị của di sản văn hóa sẽ giảm đi.

- Thứ hai: Nhiều di sản văn hóa trải dài trên một địa bàn rộng, thậm chí rất rộng như chùa Yên Tử ở Quảng Ninh, động Phong Nha – Kẻ Bàng ở Quảng Bình, hệ thống tháp Chàm ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận,…Muốn bảo tồn và phát huy giá trị của những di sản văn hoá này rõ ràng cần được đầu tư lớn và phải kịp thời.

- Một số di sản văn hóa phi vật thể như các loại hình dân ca, các trường ca Đẻ đất đẻ nước của người Mường (Hòa Bình), Sống chụ xôn xao của người Thái (Sơn la), Đam San – Xinh Nhã của dân tộc Ê Đê,…(Đắk Lắk),…trải dài cả về không gian (qua nhiều địa phương) và về thời gian (qua nhiều thế hệ) lại tồn tại dưới dạng truyền khẩu. Để bảo tồn và phát huy giá trị những di sản văn hóa này cần phải tốn rất nhiều công sức, nhiều thời gian của các nhà sưu tầm, của các nghệ nhân dân gian,…Từ đây rõ ràng cần phải đầu tư rất lớn cả về nhân lực, tài lực và vật lực mới mong bảo tồn được một phần những di sản ấy.

Những điều vừa nêu là cơ sở để tăng cường đầu tư cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng nói riêng, các dân tộc khác nói chung.

Đầu tư cho bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng nói riêng, các dân tộc khác nói chung có thể theo hai hướng.

- Từ Nhà nước.

- Bằng con đường XHH.

chúng tôi chỉ đề cập đến hướng đầu tư từ phía Nhà nước. Có ba nội dung đầu tư từ Nhà nước:

- Đầu tư nhân lực. - Đầu tư tài lực. - Đầu tư vật lực.

Dưới đây là hướng đầu tư từ phía Nhà nước đối với ba nội dung này: - Về đầu tư nhân lực: Đầu tư nhân lực phục vụ mục đích nâng cao hiệu quả QLNN đối với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng, theo chúng tôi cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

 Ưu tiên tuyển dụng người dân tộc S‟tiêng. Ở những huyện, xã đông dân S‟tiêng và có nhiều di sản văn hóa S‟tiêng thì nên đưa người S‟tiêng trực tiếp quản lý việc bảo tồn các di sản văn hóa ở địa phương.

 Đầu tư nhân lực phải mang tính chiến lược, lâu dài. Theo đó, cần tuyển chon tại chỗ những thanh niên, học sinh, người dân tộc thiểu số ở các trường dân tộc nội trú của huyện và tỉnh, đưa họ đi đào tạo một cách bài bản. Bảo tồn di sản văn hóa dân tộc là một công việc lâu dài, nên đội ngũ làm công tác này cần trẻ về tuổi đời được đào tạo và bồi dưỡng hiểu biết về công tác bảo tồn.

 Xây dựng một đội ngũ làm công tác bảo tồn di sản văn hóa có đầy đủ các tiêu chuẩn: tâm huyết và gắn bó lâu dài với nghề nghiệp; am hiểu sâu sắc về lịch sử, đặc điểm của từng dân tộc, đặc biệt là am hiểu các di sản văn hóa; có trình độ chuyên môn cao; có nhận thức sâu sắc về vai trò và trách nhiệm của mình đối với việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.

Để triển khai có hiệu quả những việc này, rõ ràng chính quyền địa phương ở cả ba cấp phải có một kế hoạch đầu tư lâu dài và kèm theo đó phải có kế hoạch đầu tư tài chính phục vụ cho công tác xây dựng đội ngũ làm công tác bảo tồn di sản văn hóa trong tình hình mới.

- Về đầu tư tài lực: Đầu tư tài lực (hay đầu tư tài chính) cũng cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định.

 Ưu tiên đầu tư cho các di sản văn hóa có vai trò, giá trị lớn và cho các di sản văn hóa có nguy cơ thất truyền hay mất đi. Vai trò, giá trị của di sản văn hóa cần được xem xét trên một số khía cạnh sau đây:

Thứ nhất: Di sản văn hóa ấy phản ánh những đặc điểm về lịch sử, văn hóa, xã hội của dân tộc. Không kịp thời bảo tồn di sản ấy sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của dân tộc.

Thứ hai: Di sản văn hóa ấy có tác động mạnh mẽ đến văn hóa các dân tộc khác ở địa phương.

Thứ ba: Di sản văn hóa ấy có tác dụng góp phần phát triển KT – XH của địa phương trong giai đoạn hiện nay.

Để đáp ứng đúng, chính xác khi ưu tiên đầu tư cho các di sản văn hóa, các cơ quan chức năng cần phải rà soát, kiểm tra và phân hạng kho tàng di sản văn hóa của từng dân tộc trên địa bàn tỉnh Bình Phước, làm rõ di sản văn hóa cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, đặc biệt di sản văn hóa của các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Đồng thời phải phân loại kho tàng di sản văn hóa thành hai loại: di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể. Kinh phí và cách đầu tư tài chính cho di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể có khác nhau.

 Đầu tư trực tiếp cho di sản văn hóa cần được bảo tồn, cho địa phương có di sản văn hóa. Đầu tư trực tiếp vừa làm cho việc bảo tồn di sản văn hóa được triển khai nhanh chóng và kịp thời, vừa tránh được sự thất thoát qua các khâu trung gian.

 Linh hoạt trong đầu tư tài chính. Tùy từng loại hình di sản (phi vật thể hay vật thể) và nhu cầu đầu tư tài chính của từng di sản văn hóa, đầu tư tài chính cần linh hoạt và sát thực tế. Chẳng hạn, một di sản văn hóa hay một

công việc gắn với công tác bảo tồn di sản văn hóa cần được đầu tư lớn về tài chính nhưng lại diễn ra trong một thời gian dài 5 – 10 năm thì việc đầu tư theo tiến độ triển khai công tác bảo tồn. Một di sản văn hóa cần được bảo tồn nhưng lại diễn ra trên một địa bàn rộng. (nhiều xã, nhiều huyện) và cần huy động nhiều người tham gia như sưu tầm các làn điệu dân ca S‟tiêng chẳng hạn thì phải dựa trên số lượng người tham gia sưu tầm và đặc điểm địa bàn sưu tầm (vùng sâu, vùng xa hay ở các xã, huyện gần,…) mà bố trí kinh phí cho phù hợp.

Dù đầu tư tài chính theo hướng nào, nguyên tắc nào thì mục tiêu cuối cùng của đầu tư là mang lại hiệu quả, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa được tiến hành theo đúng kế hoạch đã đề ra. Đi đôi với việc đầu tư tài chính, các cơ quan QLNN có thẩm quyền phải thường xuyên theo dõi, giám sát việc thu chi tài chính phục vụ cho công tác bảo tồn di sản văn hóa.

- Về đầu tư vật lực: Đầu tư vật lực là đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng, trang thiết bị,…cho việc bảo tồn di sản văn hóa. Đầu tư vật lực cho công tác bảo tồn di sản văn hóa phải căn cứ vào:

 Thực trạng của từng di sản văn hóa hiện nay.

 Loại hình di sản văn hóa (vật thể hay phi vật thể).

 Tầm quan trọng, vai trò của từng di sản văn hóa (xem thêm mục Đầu tư tài lực, đã nêu ở trên).

Căn cứ vào kho tàng di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng, theo chúng tôi chính quyền địa phương ở Bình Phước cần đầu tư vật lực cho công tác bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc này như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc STiêng trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)