3.3. Các giải pháp
3.3.1. Giải pháp thứ nhất: Gắn chặt công tác bảo tồn di sản văn hóa dân
dân tộc S’tiêng với việc phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước, cải thiện và nâng cao đời sống cho đồng bào S’tiêng ở địa phương.
Thực ra giải pháp này được chính quyền Bình Phước tiến hành trong thời gian qua. Tuy nhiên kết quả đạt được không cao và không bền vững.
Nếu giải pháp này được tiến hành triệt để không những di sản văn hóa S‟tiêng được bảo tồn và phát triển mà còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội, địa phương cải thiện và nâng cao đời sống cho đồng bào S‟tiêng trên địa bàn.
Để đạt được mục đích vừa nêu, khi triển khai giải pháp này cần tiến hành những biện pháp và hoạt động sau đây:
* Thứ nhất, cần tiến hành các bước sau đây, ở mỗi bước có những nội dung, yêu cầu cụ thể.
- Bước 1: Lựa chọn những di sản văn hóa khi tiến hành bảo tồn có khả năng mang lại những giá trị kinh tế.
Như chúng ta đã biết, di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng rất phong phú, đa dạng. Song khi tiến hành bảo tồn, không phải di sản văn hóa nào cũng có khả năng mang lại giá trị kinh tế. Chẳng hạn, dự án sưu tầm hệ thống sử thi hay kho tàng tục ngữ, dân ca, ca dao S‟tiêng. Thông thường các ngành nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, trang phục, ẩm thực, thủ công mỹ nghệ,…) và các di sản văn hóa vật thể (di tích, lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh,…) là những di sản văn hóa có khả năng mang lại giá trị kinh tế khi triển khai các dự án bảo tồn. Sau khi lựa chọn được các di sản văn hóa theo yêu cầu cần phải xây dựng các đề án, dự án bảo tồn. Khi đã có được các dự án, đề án bảo tồn di sản văn hóa thì cần phải lựa chon một lần nữa: dự án nào cần triển khai trước, dự án nào có thể triển khai muộn hơn. Việc lựa chọn này cần xuất phát từ thực tế của địa phương và từ khả năng triển khai của dự án.
- Bước 2: Lựa chọn địa điểm triển khai dự án. Địa điểm được lựa chọn phải đáp ứng được một trong hai điều kiện: địa điểm đông dân cư, giao thông thuận lợi hoặc địa điểm có nguồn nguyên liệu phục vụ cho việc thực hiện nội dung dự án. Điều kiện thứ nhất (đông dân, giao thông thuận lợi) là một trong những cơ sở để giải quyết đầu ra (thị trường tiêu thụ sản phẩm từ dự án) và để thu hút du khách đến với dự án, với di sản văn hóa. Điều kiện thứ hai (có nguồn nguyên vật liệu) là một trong những cơ sở để giảm giá thành của các sản phẩm từ dự án. Theo đó sẽ tăng giá trị kinh tế của dự án.
- Bước 3: Thành lập các tổ hợp triển khai dựa án.
Lúc đầu, khi thành lập dự án, sản phẩm làm ra còn ít và đơn lẻ, cần lập các hợp tác xã (HTX) nghề. Sau một vài năm hoạt động, hợp tác xã (HTX) nghề đã ồn định nên nhanh chóng chuyển dần thành công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hay các tổ hợp doanh nghiệp. Chẳng hạn từ HTX dệt thổ cẩm
chuyển thành Công ty TNHH đệt thổ cẩm. Không nên thành lập các tổ, đội nhỏ, manh mún. Các tổ, đội nhỏ càng manh mún càng khó tồn tại lâu dài, càng khó cạnh tranh với các đơn vị lớn hơn.
- Bước 4: Đầu tư các nguồn lực cho việc triển khai dự án.
Đầu tư các nguồn lực cho dự án bao gồm: đầu tư nhân lực, tài lực và vật lực. Đầu tư ba nguồn lực này cần có sự phối hợp giữa đầu tư Nhà nước và đầu tư theo hướng XHH.
- Bước 5: Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho thực hiện dự án.
Chất lượng, giá trị của sản phẩm làm ra từ các dự án mà chúng ta đang đề cập phụ thuộc vào chất lượng của lực lượng lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm. Trong khi đó, lực lượng lao động của các dự án bảo tồn di sản văn hóa S‟tiêng phần lớn là người dân S‟tiêng có trình độ văn hóa thấp, trình độ tay nghề còn nhiều hạn chế. Do đó, đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề cho lực lượng lao động này là một đòi hỏi cấp bách, là cơ sở để cho dự án phát triển bền vững.
Trước khi tiến hành đào tạo, bồi dưỡng cần tiến hành lựa chon nhân lực. Dự án bảo tồn di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng đương nhiên cần ưu tiên lựa chon người dân S‟tiêng, chú trọng lực lượng thanh niên có tâm huyết với văn hóa dân tộc, đặc biệt là con em của các nghệ nhân văn hóa dân tộc S‟tiêng.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cần chia làm hai giai đoạn với những hình thức và nội dung thích hợp. Trong khoản thời gian từ 2 đến 3 năm đầu, khi dự án mới triển khai nên sử dụng hình thức truyền nghề “thợ cả truyền nghề cho thợ học việc”, người dạy là các nghệ nhân người S‟tiêng, người học là con em họ. Thời gian học chỉ nên kéo dài từ 3 đến 5 tháng. Hình thức này nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu lực lượng lao động có tay nghề phục vụ cho việc triển khai dự án. Ở giai đoạn tiếp theo, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng phải được tiến hành bài bản, tổ chức thành lớp, thành khóa. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng bao
gồm: kỹ năng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và tâm lý ứng xử. Ngoài ra còn phải trang bị cho họ kiến thức tin học và ngoại ngữ (tiếng Anh). Để tổ chức các lớp, khóa đào tạo, chính quyền địa phương cần hỗ trợ tích cực về kinh phí, trang thiết bị, cách thức tổ chức,…Chẳng hạn, chính quyền địa phương cần có chính sách và chủ trương, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động có tay nghề phục vụ cho việc triển khai các dự án bảo tồn di sản văn hóa các DTTS.
-Bước 6: Tạo vùng nguyên liệu cho hoạt động sản xuất của dự án. Khi triển khai dự án, việc tạo ra vùng nguyên liệu sẽ tạo được sự chủ động trong sản xuất và góp phần giảm giá thành sản xuất. Vùng nguyên liệu tại chỗ (tại địa điểm triển khai dự án), có khi ở xa địa điểm triển khai dự án. Chẳng hạn, dự án phát triển nghề dệt thổ cẩm S‟tiêng cần có nguồn nguyên liệu bông hoặc từ dâu tằm. Nếu như vùng trồng dâu nuôi tằm hoặc vùng trồng bông ở xa, thì chủ đầu tư dự án cần ký kết hợp đồng với chủ của hai vùng nuôi trồng sản phẩm từ bông và tơ tằm. Nếu được, sau một thời gian ngắn, có thể đưa chủ của hai vùng trồng bông và trồng dâu nuôi tắm kết hợp trở thành một bộ phận của dự án. Lúc ấy, dự án có một tổ hợp sản xuất dệt thổ cẩm.
- Bước 7: Triển khai dự án.
Đây là bước dự án đi vào hoạt động tạo ra sản phẩm theo quy trình của dự án. Ở bước này, lực lượng lao động cần nhận thức sâu sắc rằng: chất lượng sản phẩm làm ra quyết định sự sống còn của dự án, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đời sống của người dân. Do đó, người lao động cần phải đề cao ý thức, trách nhiệm khi tạo ra sản phẩm, phải năng động sáng tạo, mạnh dạn cải tiến kỹ thuật, rút ngắn thời gian tạo ra một sản phẩm và phải thể hiện được đạo đức nghề nghiệp (không làm dối, làm ẩu, tạo hàng giả, hàng kém chất lượng,…).
tiêu dùng. Từ kết quả của bước này, người quản lý của dự án sẽ có những điều chỉnh phù hợp để sản phẩm làm ra có chất lượng cao hơn, hấp dẫn và đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng hơn.
- Bước 9: Quảng bá sản phẩm.
Thông qua các phương tiện thông tin: phát thanh, truyền hình, các mạng xã hội, phim ảnh, báo chí,… giới thiệu, quảng bá sản phẩm của dự án. Từ đó thu hút du khách trong và ngoài nước đến với dự án “Bảo tồn di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng”. Điều cần lưu ý trong quảng bá là sự chính xác và trung thực, nếu quảng bá không chính xác, không trung thực có thể đưa đến hiệu ứng ngược. Khi đó, du khách và khách hàng cảm thấy bị lừa dối dẫn đến “một đi không trở lại”. Có thể, kết hợp hoặc liên kết với các cơ sở kinh doanh du lịch trong và ngoài tỉnh, để giới thiệu sản phẩm của dự án đến với mọi người ở các địa phương, các nước.
- Bước 10. Tìm kiếm thị trường. Đây là bước tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm.
Đây là bước giải quyết đầu ra (tiêu thụ) sản phẩm của dự án. Bước này rất quan trọng nhưng cũng vô cùng khó khăn. Có hai loại thị trường: thị trường nội địa (trong nước) và thị trường ngoài nước. Có nhiều cách tìm kiếm thị trường như thông qua du khách đến với các dự án và đã sử dụng sản phẩm của dự án, thông qua các cuộc hội thảo và hội nghị về thị trường, thông qua các hội nghị triển lãm trong và ngoài nước,…
Mười bước để triển khai dự án bảo tồn di sản văn hóa dân tộc Stiêng vừa nêu có thể tiến hành theo trình tự thời gian, cũng có thể cùng thời gian tiến hành hai, ba bước.
* Thứ hai, để dự án phát triển bền vững cần phải quan tâm đến một số vấn đề sau đây:
Chất lương + Giá thành + Thân thiện = Sự phát triển bền vững
Chất lượng của sản phẩm được tao nên bởi chất lượng của lực lượng lao động và năng lực quản lý của người quản lý. Giá thành thấp được tạo nên bởi sự chủ động trong sản xuất (trong đó có việc tạo vùng nguyên liệu sản xuất) và rút ngắn thời gian tạo nên sản xuất. Thân thiện bao gồm thân thiện với môi trường (môi trường tự nhiên và môi trường xã hội) và thân thiện với người tiêu dung, phải chăm lo cho khách hàng, cố gắng đáp ứng tối đa nhu cầu hợp lý của khách hàng.
- Sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Trong thị trường hiện nay, ở trong nước và trên thê giới đang diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt trên nhiều lĩnh vực như nhân lực, hàng hóa, giá cả,…Một khi triển khai dự án “Bảo tồn di sản văn hóa” với mục tiêu tạo ra sản phẩm hàng hóa nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hôi phát triển, nâng cao đời sống của người dân, đương nhiên phải tính đến sự cạnh tranh về lực lượng lao động, chất lượng sản phẩm,…với các đơn vị sản xuất, kinh doanh khác. Từ đây, để dự án phát triển bền vững phải quan tâm đến nâng cao chất lượng của lực lượng lao động, phải nâng cao chất lượng đời sống của họ và gia đình, làm cho họ thực sự gắn bó với công việc, nghề nghiệp đang làm, phải đổi mới quy trình sản xuất và đưa khoa học công nghệ thông tin hiện đại vào hoạt động sản xuất, phải có liên kết, hợp tác với các đơn vị sản xuất trong và ngoài nước.
- Cần có hướng xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa “bảo tồn” và “phát triển” khi triển khai các dự án bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc. Nếu quá chú trọng “bảo tồn” thì dự án khó phát triển bền vững (sản phẩm làm ra không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, khó cạnh tranh trên nền kinh tế thị trường,…). Ngược lại nếu quá chú trọng “phát triển” thì sản phẩm tạo ra dễ dẫn đến sự khác biệt, thậm chí lạ lẫm so với sản phẩm truyền thống,…). Nói khác đi, xử lý mối quan hệ giữa “bảo tồn” và “phát triển” là giải quyết
mối quan hệ giữa “truyền thống” với “cách tân”, giữa “bản sắc dân tộc” với “thị hiếu người tiêu dùng”.
Đối với những di sản văn hóa không hoặc khó mang lại những giá trị kinh tế cao như: hệ thống sử thi, hệ thống ca dao dân ca hay diễn xướng,…thì công tác bảo tồn phải được tiến hành bằng một giải pháp khác: giải pháp xã hội hóa (XHH). (xin xem giải pháp thứ hai dưới đây)