Một số văn bản pháp luật về di sản và bảo tồn di sản văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc STiêng trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 33)

Các cơ quan QLNN từ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng,...đã ban hành một số văn bản pháp luật về di sản văn hóa và bảo tồn di sản văn hóa. Xin nêu một số văn bản quan trọng:

- Luật Di sản văn hóa năm 2001 [26] và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009.

- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa [9].

- Quyết định số 36/2005/QĐ-TTg ngày 24/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về ngày Di sản văn hóa Việt Nam [32].

- Quyết định số 581/2009/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020”[33].

- Quyết định số 1270/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt đề án “ Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”[34].

- Quyết định số 53/2004/QĐ-BNV ngày 17/8/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc Phê duyệt Điều lệ Hội Di sản văn hóa Việt Nam [3].

Ngoài ra còn có một số văn bản khác có liên quan...

Qua các văn bản này, Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác quản lý di sản văn hóa và bảo tồn, phát triển di sản văn hóa. Đỉnh cao của sự quan tâm ấy là ngày 24/02/2005 Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 36 về ngày Di sản văn hóa Việt Nam [32]; ngày 17/8/2004 Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 53 phê duyệt Điều lệ Hội Di sản văn hóa Việt Nam [3].

Những nội dung cơ bản về di sản văn hóa và bảo tồn, phát triển di sản văn hóa được quy định tại Luật Di sản văn hóa [26]. Luật Di sản văn hóa năm 2001 có 7 chương với 74 Điều, trong đó chương I (Quy định chung có 13 Điều); chương II (Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hóa với 03 Điều); chương III (Bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể, có 11 Điều); chương IV (Bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể, có 26 Điều); chương V (Quản lý nhà nước về di sản văn hóa, có 15 Điều); chương VI (Khen thưởng và xử lý vi phạm, có 04 Điều); chương VII (Điều khoản thi hành, có 02 Điều). Có thể khẳng định, Luật Di sản văn hóa là cơ sở để triển khai hoạt động QLNN về di sản văn hóa và bảo tồn, phát triển di sản văn hóa.

phát huy di sản văn hóa dân tộc

Có hai loại yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc.

- Những yếu tố bên trong (nội tại) của QLNN. - Những yếu tố bên ngoài của QLNN.

* Những yếu tố bên trong (nội tại) của QLNN là những yếu tố nằm trong tổ chức và hoạt động của QLNN. Thuộc loại này gồm có:

+ Ý thức, trách nhiệm và hiểu biết về di sản văn hóa dân tộc của đội ngũ cán bộ QLNN.

+ Tổ chức bộ máy QLNN đối với việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc.

+ Quan điểm, chủ trương, chính sách và các biện pháp quản lý di sản văn hóa dân tộc của chính quyền các cấp.

*Những yếu tố bên ngoài của QLNN là những yếu tố không thuộc về cơ quan QLNN. Thuộc loại này có thể kể đến:

+ Đặc điểm của di sản văn hóa: chất liệu cấu thành di sản, vị trí địa lý, loại hình di sản (di sản vật thể hay di sản phi vật thể), thời gian (lịch sử).

+ Ý thức, trách nhiệm, tâm lý,...của người dân - chủ thể của di sản. + Sự tác động của một số lĩnh vực kinh tế, xã hội, đặc biệt là kinh tế du lịch. Đây là những tác động do biến đổi xã hội.

1.3.4. Nội dung QLNN về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

*Nội dung QLNN về di sản văn hóa

Luật Di sản văn hóa đã chỉ rõ “Nội dung QLNN về di sản văn hóa” bao gồm: 1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát triển di sản văn hóa.

2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa.

3. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa.

4. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hóa.

Những yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với bảo tồn và phát huy di sản văn hóa

văn văn hovăn hóa Yếu tố bên trong

(nội tại)

Yếu tố bên ngoài (ngoại tại) Tổ chức bộ máy Chủ trương, chính sách QLNN Đặc điểm của di sản Tác động biến đổi xã hội loại hình Ý thức, tâm lý của con người Đội ngũ QLNN

5. Hoạt động, quản lý, sử dụng các quyền lực về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

6. Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

7. Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyêt khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa. [Luật Di sản văn hóa, Điều 54].

* Nội dung QLNN về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Trong tám nội dung QLNN về di sản văn hóa, có hai nội dung (nội dung 2 và nội dung 4) không trực tiếp đề cập đến bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Tuy nhiên, về phương diện nào đó, hai nội dung này cũng gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Như vậy, có thể xác định rằng QLNN về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa có tám nội dung giống như QLNN đối với Di sản văn hóa nói chung.

1.3.5. Phương thức QLNN về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

QLNN về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa có những phương thức sau đây:

- QLNN bằng pháp luật và theo nguyên tác pháp chế. Đây là phương thức đương nhiên và phương thức thứ nhất của QLNN trên mọi lĩnh vực.

- QLNN bằng tổ chức bộ máy. Phương thức này vừa đảm bảo tính thống nhất, tính hệ thống trong hoạt động QLNN vừa tạo hiệu quả và quyền lực của bộ máy Nhà nước trong hoạt động quản lý.

- QLNN bằng hệ thống chính sách. Kho tàng di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc trên đất nước Việt Nam rất phong phú và trải rộng trên mọi miền đất nước. Do đó, để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cần có

một hệ thống chính sách đủ mạnh để quản lý.

- QLNN bằng tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục. Di sản văn hóa gắn liền với đời sống của mỗi người dân, mỗi thôn xóm, làng bản. Người dân vừa là chủ thể sáng tạo nên di sản vừa là người có quyền và nhiệm vụ bảo vệ, gìn giữ di sản. Do đó, QLNN về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phải thực sự coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục người dân.

Tiểu kết Chƣơng 1

Ở chương này, sau khi trình bày một số khái niệm liên quan đến đề tài, chúng tôi đề cập đến những vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của QLNN về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa như: vai trò của di sản văn hóa, quan hệ giữa “bảo tồn” và “phát huy” di sản văn hóa, những yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, những yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc (cơ sở lý luận), sự cần thiết của QLNN về bảo tồn di sản văn hóa, một số văn bản pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa, nội dung và phương thức QLNN về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC S’TIÊNG

TỈNH BÌNH PHƢỚC THỜI GIAN QUA 2.1. Khái quát về tỉnh Bình Phƣớ

2.1.1. Vị trí địa lý và tổ chức hành chính

Bình Phước là một tỉnh miền núi thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, là cửa ngõ nối vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên và Campuchia với hơn 260,43km đường biên giới với nước bạn. Bình Phước tiếp giáp với nhiều tỉnh thành và biên giới Campuchia.

Phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai. Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia. Phía Nam giáp tỉnh Bình Dương.

Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk và Campuchia.

Bình Phước bao gồm 08 huyện (Bù Đốp, Lộc Ninh, Hớn Quản, Chơn Thành, Đồng Phú, Bù Đăng, Bù Gia Mập, Phú Riềng) và 03 thị xã ( Thị xã Đồng Xoài, Thị xã Bình Long, Thị xã Phước Long) với 111 xã, phường, thị trấn. Có 15 xã biên giới thuộc ba huyện Lộc Ninh, Bù Đốp và Bù Gia Mập thuộc vùng sâu, vùng xa nằm dọc địa bàn biên giới với Campuchia.

2.1.2. Điều kiện tự nhiên

Bình Phước có diện tích tự nhiên là 6.871,543km2

. Tuy là tỉnh miền núi, nhưng Bình Phước có địa hình tương đối bằng phẳng so với các tỉnh miền núi khác trong cả nước, rất thuận lợi cho việc bố trí sử dung đất.

Bình Phước nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít gió bão. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc sản xuất, gieo trồng các loại cây nhiệt đới. Là tỉnh có lượng mưa hàng năm cao nhất Đông Nam Bộ và lượng mưa tập trung lớn vào mùa mưa nên dễ xảy ra quá trình xói mòn, lở đất. Trên địa

bàn tỉnh có bốn sông lớn là Sông Bé, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Măng. Có một hệ thống sông suối khá nhiều nối liền với các sông lớn. Do lòng sông suối hẹp, dốc nên thường xẩy ra tình trạng: lũ lớn vào mùa mưa, khô hạn vào mùa khô. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp.

Tổng quỹ đất toàn tỉnh là 688.280 ha, trong đó có tới gần 97% phục vụ sản xuất nông nghiệp. Về hàm lượng của đất, có 369.697 ha (chiếm gần 58%) thích hợp với các loại cây chủ lực của tỉnh như: cao su, hồ tiêu, điều, cây ăn quả,…

2.1.3. Dân số, dân tộc, tôn giáo

*Dân số, mật độ dân số

Theo Niên giám Thống kê 2016 tỉnh Bình Phước, đến năm 2016 dân số toàn tỉnh là 956.449 người, mật độ dân số là 139 người/km2. Dân số, mật độ dân số của 08 huyện và 03 thị xã có thể thấy qua bảng sau:

Bảng 2.1: Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2016

Đơn vị Diện tích (km2) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2 ) Toàn tỉnh 6.876,76 956.449 139 TX. Phước Long 119,38 49.728 417 TX. Đồng Xoài 167,32 93.411 558 TX. Bình Long 126,17 60.368 478 Huyện Bù Gia Mập 1.064,28 76.201 72 Huyện Lộc Ninh 853,29 117.808 138 Huyện Bù Đốp 380,51 55.501 146 Huyện Hớn Quản 664,13 100.262 161 Huyện Đồng Phú 936,24 91.688 98

Huyện Bù Đăng 1.501,19 144.110 96 Huyện Chơn Thành 389,59 74.104 190 Huyện Phú Riếng 674.66 93.283 138

Nguồn: Niên giám thống kê Bình Phước 2016 [12]. *Dân tộc

Bảng 2.2: Số hộ và số ngƣời các dân tộc thiểu số ở Bình Phƣớc đến năm 2016 Dân tộc Số hộ Số ngƣời Tổng số 43.176 193.860 Stiêng 19.920 89.543 Tày 6.806 30.560 Nùng 5.662 25.423 Khmer 3.802 17.070 Hoa 2.358 10.707 Mnông 2.098 9.432 Mường 606 2.721 Hmông 143 642 Chăm 162 623 Dân tộc khác 1.592 7.148

Nguồn: “Báo cáo tổng kết, đánh giá 20 năm thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Bình Phươc giai đoạn 1997-2017 [42].

Đồng bào các dân tộc thiểu số tập trung ở các huyện Bù Đăng, Bù Gia Mập, Lộc Ninh, Hơn Quản. Ngoài ra, ở 03 thị xã và huyện Chơn Thành, số dân đồng bào các DTTS không nhiều.

Bảng 2.3: Phân bố dân cƣ các dân tộc thiểu số ở các huyện, thị của Bình Phƣớc

Đơn vị Số ngƣời TX. Phước Long 1.437 TX. Đồng Xoài 5.587 TX. Bình Long 5.450 Huyện Bù Gia Mập 35.747 Huyện Lộc Ninh 21.652 Huyện Bù Đốp 9.977 Huyện Hớn Quản 19.867 Huyện Đồng Phú 18.200 Huyện Bù Đăng 53.266 Huyện Chơn Thành 5.142

Nguồn: Kết quả điều tra tình hình cơ bản hộ gia đình dân tộc thiểu số và thực trạng cơ sở hạ tầng các xã có đồng bào dân tộc thiểu số, có đến 01/01/2011. [11](1).

Bảng 2.2 và bảng 2.3 trên cho thấy:

- Bình Phước là một địa phương có số lượng dân tộc đông vào loại nhất nhì trong 63 tỉnh, thành phố trên cả nước (chỉ sau Lâm Đồng có 44 dân tộc). Điều này góp phần làm cho văn hóa Bình Phước phong phú và đa dạng, nhiều bản sắc. Tuy nhiên, có khá nhiều dân tộc có số lượng vài ba chục người. Đây là một khó khăn trong công tác bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc.

- Việc quản lý và bảo tồn di sản văn hóa các DTTS gặp nhiều khó khăn khi đồng bào sinh sống tập trung ở các khu vực vùng sâu, vùng xa của các huyện biên giới (Bù Gia Mập, Lộc Ninh, Bù Đăng).

Cũng cần nói thêm trong số 40 DTTS hiện sinh sống ở Bình Phước, chỉ có một số ít dân tộc đã sinh cơ lập nghiệp lâu đời ở địa phương: dân tộc S‟tiêng, Mnông, Châu Mạ. Họ được coi là cư dân bản địa. Các dân tộc khác thiên di đến Bình Phước với nhiều lý do và qua nhiều thời kỳ khác nhau. Cụ

thể: các dân tộc Tày, Nùng, Mường, Thái, Dao, Hmông, Sán Dìu, Cao Lan là những dân tộc vốn cư trú chủ yếu ở Việt Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ đã đến với Bình Phước qua hai thời kỳ: thời kỳ di cư vào Nam năm 1954 và thời kỳ đi xây dựng kinh tế mới hoặc đoàn tụ gia đình sau năm 1975. Các dân tộc Chơ Ro, Chăm, Hrê, Ê Đê từ các tỉnh Nam Trung Bộ hay Tây Nguyên đến Bình Phước với nhiều lý do khác nhau và qua nhiều thời kỳ. Chính điều này tạo cho văn hóa Bình Phước vừa đa dạng về bản sắc vừa phức tạp. Vì vậy, việc bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc này gặp không ít khó khăn và thách thức.

*Tôn giáo

Hiên nay, ở Bình Phước có 05 tôn giáo là Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao đài và Hồi giáo (không kể một số tôn giáo chỉ có một vài chục tín đồ). Tính đến thời điểm 01/01/2011, không kể tín đồ các tôn giáo là người dân tộc Kinh (dân tộc Việt), tín đồ các tôn giáo là người các DTTS là 90.740 người, chiếm 58,77% tổng dân số các DTTS. Trong đó, Tin Lành, Phật giáo và Công giáo là ba tôn giáo có số lượng tín đồ nhiều hơn. Có thể thấy số lượng tín đồ các tôn giáo qua bảng sau:

Bảng 2.4: Số lƣợng tín đồ các tôn giáo trong các DTTS

Tôn giáo Số lƣợng tín đồ Số ngƣời (ngƣời) Tỷ lệ (%) Tổng số 90.740 100 Phật giáo 17.672 19,47 Công giáo 16.934 18,66 Tin Lành 54.291 59,83 Cao Đài 817 0,90 Hồi giáo 571 0,63 Tôn giáo khác 455 0,51

và thực trạng cơ sở hạ tầng các xã có đồng bào dân tộc thiểu số, có đến 01/01/2011 [11] (2).

Ghi chú: (1) ở bảng 3 và (2) ở bảng 4: Do chưa có số liệu chính xác năm 2016 hoặc năm 2017, nên chúng tôi tạm sử dụng số liệu năm 2011. Từ năm 2011 đến năm 2017, chắc chắn số liệu sẽ có biến động. Tuy nhiên theo chúng tôi những biến động ấy không ảnh hưởng đến kết luận đưa ra.

Có một số điều đáng quan tâm: các DTTS có nguồn gốc sở tại như

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc STiêng trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)